- Giai đoạn 1: Các thương tổn thường xuất hiện sau khoảng 3-4 tuần bị lây và kéo dài 1-2 tháng, là thời kỳ xoắn khuẩn xâm nhập tại chỗ và qua hệ thống mạch máu lan nhanh ra toàn thân.
Đặc trưng của thời kỳ này là săng (Chancre) giang mai với các biểu hiện: Xuất hiện vết chợt nông hình tròn hay bầu dục, không có gò nổi cao, màu đỏ thịt tươi và có nền cứng (vì vậy gọi là “săng cứng”).
Vị trí của săng thường gặp nhất là niêm mạc sinh dục. Ở nữ giới hay gặp ở môi lớn, môi bé, mép âm hộ. Ở nam giới hay gặp ở quy đầu, miệng sáo, bìu … Ngoài ra săng có thể gặp ở miệng, môi, lưỡi…
Hạch: Hạch vùng bẹn sung to, thành chùm, trong đó có một hạch to nhất gọi là “hạch chúa”.
- Giai đoạn 2: Là thời kỳ nhiễm trùng máu, xuất hiện sau 6-8 tuần khi có vết loét. Xoắn khuẩn xâm nhập vào tất cả các cơ quan phủ tạng . Tổn thương đa dạng nhưng chưa phá huỷ tổ chức nên có thể hồi phục hoàn toàn nếu được điều trị kịp thời.
Thời kỳ này đối với bản thân bệnh nhân chưa thực sự nguy hiểm nhưng đối với cộng đồng xã hội thì rất nguy hiểm vì lây lan rất mạnh, ở tất cả các tổn thương đều có xoắn khuẩn.
Các tổn thương ở niêm mạc xuất hiện rầm rộ và lan toả trong khi đó 1/3 số trường hợp trợt, loét giang mai vẫn tồn tại chưa mất hết. Ngoài ra trên cơ thể xuất hiện các vết ban đỏ hồng rải rác, viêm hạch lan toả, rừng tóc kiểu lưa thưa.
Người ta chia giang mai thời kỳ 2 thành: Giang mai thời kỳ 2 sơ phát và giang mai thời 2 tái phát (giữa 2 thời kỳ này có giai đoạn ẩn không triệu chứng gọi là giang mai kín) .
Khi bị giang mai tái phát giai đoạn 2, nếu không được điều trị, các thương tổn này cũng tự mất đi nhưng không phải là khỏi mà bệnh ẩn vào trong và tiếp tục phá hoại cơ thể (giang mai kín).
- Giai đoạn 3: Đặc điểm của thời kỳ này là tổn thương khu trú mang tính chất ăn sâu, phá huỷ tổ chức, gây nên những di chứng không hồi phục.
Trong đó biến chứng nguy hiểm nhất là là giamg mai tim mạch (chiếm 10%), thường xuất hiện sau 10-40 năm sau khi bị bệnh, gây phồng động mạch chủ, hở động mạch chủ và giang mai thần kinh (chiếm 4%), xuất hiện sau 10-25 năm.
Khi bị giang mai thần kinh, lúc này vi khuẩn ăn sâu vào tủy sống, vào não gây viêm màng não huyết quản, gây rối loạn tâm thần, rối loạn tiết niệu, rối loạn dinh dưỡng, bại liệt toàn thân...
Theo thống kê, có khoảng 30-50% bệnh nhân giang mai chuyển thành giang mai 3. Thời kỳ này bắt đầu vào năm thứ 3 hoặc năm thứ 5, thứ 10 của bệnh.
![]() |
Ở giai đoạn 3, giang mai gây nhiều biến chứng. Ảnh: Medicinaonline.co |
“Gôm” giang mai xuất hiện ở da, cơ, xương, mắt, hệ tiêu hoá, hệ nội tiết. Các gôm sau vỡ thường để lại sẹo rúm ró, vị trí thường gặp là da đầu, mông, đùi, cẳng thân, vùng trên ngực, miệng, môi...
Các xét nghiệm chẩn đoán giang mai
Để chẩn đoán giang mai giai đoạn sớm, bác sĩ có thể lấu mẫu từ chính vết lở loét, dịch âm đạo, dịch niệu đạo của người bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng kính hiển vi nền đen quan sát, tìm xoắn khuẩn gây bệnh.
Ở giai đoạn muộn hơn, ngoài căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm huyết thanh để chẩn đoán giang mai, với các phản ứng RPR (cho kết quả chính xác sau 14 ngày nhiễm bệnh), xét nghiệm đặc hiệu TPHA, TPPA, FTA-abs...
Nếu bị giang mai thần kinh hoặc giang mai tim mạch cần lấy thêm dịch não tủy để làm các xét nghiệm trên.
Thai chết lưu hoặc sinh non nếu mẹ nhiễm bệnh
Nếu không may mẹ bị bệnh giang mai, thai nhi trong bụng sẽ có nguy cơ cao nhiễm bệnh (giang mai bẩm sinh) khiến thai dễ chết lưu, sinh non hoặc nhẹ cân.
Sự lây truyền bệnh giang mai từ mẹ sang con không xảy ra trong 3 tháng đầu mà bắt đầu từ tháng thứ 4-5 trở đi, khi máu mẹ và máu con giao lưu với nhau.
Khi bị nhiễm số lượng vi khuẩn lớn, thai có thể chết lưu hoặc tử vong ngay sau sinh. Nếu bị nhẻ hơn, thai nhi vẫn sinh nhưng trong vài ngày hoặc sau 6-8 tuần sẽ xuất hiện tổn thương giang mai như bọng nước lòng bàn tay, bàn chân, nứt mép, chảy nước mũi lẫn máu... hoặc trẻ gầy gò, da nhăn nheo, bụng to, lách to.
Khi mắc giang mai bẩm sinh, trẻ sẽ mang vi khuẩn suốt đời, về lâu dài sẽ có các biểu hiện sức khoẻ như đục thủy tinh thể, điếc, động kinh, chậm phát triển, tổn thương xương, thậm chí tử vong.
Do đó, các thai phụ nên làm xét nghiệm bệnh giang mai tối thiểu 1 lần trong quá trình mang thai, để nếu phát hiện bệnh sẽ điều trị ngay lập tức.
Điều trị bệnh giang mai
Giang mai nếu được phát hiện sớm, điều trị dễ dàng và tỉ lệ khỏi rất cao. Hiện nay Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đã áp dụng rộng rãi phác đồ điều trị giang mai của Tổ chức Y tế Thế giới. Trong đó dùng Benzathine Penicilline 2.4 triệu UI-IM liều duy nhất tiêm vào mông, mỗi bên mông 1/2 liều hoặc Procaine Pe1nicilline tiêm bắp 1.2 triệu UI.IM/ngày x 10 ngày.
Nếu dị ứng Penicilline dùng Tetracycline 500mg x 4v/ngày/10 ngày hoặc Doxycycline 100mg x 2v/ngày uống trong 14 ngày hoặc Erythromycine 500mg x 4v /ngày uống trong 15 ngày.
Trường hợp bị giang mai muộn (tiến triển trên 1 năm), áp dụng Benzathin Penicilin: Tiêm mông mỗi lần 2,4 triệu đơn vị, tổng liều: 4 lần (9,6 triệu đơn vị), mỗi lần cách nhau 1 tuần, hoặc Procain Penixilin G, tiêm bắp 1,2 triệu đơn vị mỗi ngày, trong 3-4 tuần.
Lưu ý, không chỉ điều trị cho bản thân người mắc bệnh mà cần điều trị cho cả bạn tình. Sau điều trị, cần tái khám định kỳ để đảm bảo các triệu chứng lâm sàng đã lành. Làm lại các xét nghiệm đặc hiệu sau 6-12 tháng.
Cách phòng bệnh giang mai
Cách hiệu quả nhất là thực hiện đời sống tình dục lành mạnh, 1 vợ 1 chồng. Riêng với giang mai, dùng bao cao su chỉ có thể ngăn chặn một phần vì xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập qua điểm tiếp xúc khác không được che chắn.
Việc dùng thuốc dự phòng ngay trong những giờ đầu sau khi giao hợp cũng là muộn vì xoắn khuẩn giang mai đã xâm nhập qua các sây xát vi thể, rồi xâm nhập đi theo đường bạch huyết vào các hạch rất nhanh.
Khi phát hiện bị bệnh cần đến các cơ sở y tế khám và điều trị ngay, không tự mua thuốc điều trị.
Minh Anh
- Nghĩ quan hệ bằng miệng an toàn, nam thanh niên thử vui vẻ tại quán karaoke một lần, không ngờ dính bệnh lậu.
" alt=""/>Bệnh giang mai, đường lây, dấu hiệu và cách chữa trị triệt đểẢnh minh họa của IHT
ICTnews - Hai hãng di dộng Anh Mobile UK và 3 UK gần đây đã cho biết họ sẽ liên kết mạng di động thế hệ thứ 3 (3G) để mỗi bên tiết kiệm chi phí 1 tỷ bảng Anh trong thập kỷ tới.
Vodafone và Orange, hai công ty di động khác của Anh và Pháp, cũng đã nói họ sẽ tiến hành hợp tác tương tự như vậy bắt đầu từ tháng 2/2008.
Giống như hai hãng thức ăn nhanh nổi tiếng McDonald's và Burger King đã hợp tác với nhau chịu chung chi phí xe chở hàng vận chuyển thịt, khoai tây và cà chua tới đại lý của mình, không thể tưởng tượng được sự hợp tác kiểu này cũng đang diễn ra giữa các công ty di động và có vẻ sẽ còn tăng nhanh hơn nữa.
Ông Steven Hartley, nhà phân tích cấp cao của Ovum (London, Anh), công ty tư vấn cho Deutsche Telekom công ty mẹ của mạng di động T-Mobile, cho biết: “Tất cả người dân châu Âu sẽ đón chờ xem liệu sự hợp tác này có diễn ra hay không. Nếu các công ty này có thể hợp tác nhanh chóng như họ đã nói thì bạn sẽ chứng kiến một loạt các hợp đồng này trong năm 2008 hoặc năm sau nữa”.
Năm 2000, các công ty di động châu Âu đã chi khoảng 100 tỷ bảng Anh (198 tỷ USD) để mua giấy phép sử dụng 3G và sau đó chi hàng tỷ đồng xây dựng mạng mới nhằm cách mạng hoá ngành công nghiệp này thông qua việc nâng cấp tốc độ Internet di động nhanh, hấp dẫn và đặc biệt là đem lại lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, 7 năm sau tin nhắn văn bản vẫn còn thống trị các dịch vụ non-voice (không thoại) và các nhà cung cấp di động tiếp tục nỗ lực thuyết phục khách hàng trả các dịch vụ truy cập Internet, tải video và các dịch vụ khác.
Ông Hartley nói rằng: “Điều họ đang làm là cố gắng cải thiện lợi nhuận bằng việc hợp tác giảm chi phí đồng thời vẫn đưa ra các dịch vụ tốt hơn”.
Công nghệ 3G không cung cấp tốc độ tải về (download) có thể cạnh tranh với các mạng kết nối băng thông rộng đường dây cố định, và các công ty di động đã nhận thấy phần lớn khách hàng không hài lòng chi trả cho mạng kết nối chậm để trực tiếp truy cập Internet trên điện thoại di động.
" alt=""/>3G 'ép' các đại gia di động cặp đôiỨng dụng i-Speed được VNNIC phát triển từ hệ thống đo tốc độ truy cập Internet Việt Nam cung cấp trên giao diện web tại địa chỉ https://speedtest.vn hoặc https://i-speed.vn, với sự hỗ trợ của Cục Viễn thông và các nhà mạng.
Thực hiện nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ TT&TT giao, năm 2019, VNNIC đã xây dựng hệ thống đo tốc độ truy cập Internet Việt Nam cung cấp trên giao diện web – Internet Speed. Được chính thức công bố cung cấp đến người dùng vào ngày 28/12/2019, đây là công cụ đo tốc độ truy cập Internet đầu tiên được phát triển dành riêng cho người sử dụng Internet tại Việt Nam, góp phần bảo vệ quyền lợi của người sử dụng, thúc đẩy cạnh tranh và cũng để tránh phụ thuộc vào các hệ thống của nước ngoài.
Trong năm 2020, VNNIC cũng phối hợp với Cục Viễn thông và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam triển khai gần 30 điểm đo trên toàn quốc, đặt tại 3 điểm kết nối của Trạm trung chuyển Internet quốc gia – VNIX và trên mạng của các ISP lớn tại Việt Nam.
Nhằm tạo thuận tiện hơn nữa cho người dùng, thời gian vừa qua, VNNIC đã phối hợp với Cục Viễn thông phát triển mở rộng hệ thống, xây dựng ứng dụng i-Speed miễn phí trên thiết bị di động.
Tại sự kiện ra mắt i-Speed, đại diện hai đơn vị thuộc Bộ TT&TT và các ISP đều thống nhất rằng, việc đo lường, nghiên cứu các chỉ số Internet thông qua chất lượng trải nghiệm thực tế của người dùng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hạ tầng, dịch vụ Internet và được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
![]() |
Phó Cục trưởng Cục Viễn thông Lê Văn Tuấn cho rằng, i-Speed cung cấp công cụ hữu ích để chúng ta có bức tranh tổng thể rộng hơn về chất lượng dịch vụ Internet. |
Việc VNNIC và Cục Viễn thông phát triển ứng dụng i-Speed cũng như công bố thống kê tốc độ truy cập Internet một cách trung thực, khách quan được nhận định đã góp phần hoàn thiện “bức tranh” thống kê đa chiều về Internet Việt Nam, thúc đẩy tính cạnh tranh và nâng cao chất lượng dịch vụ Internet của các doanh nghiệp.
Giám đốc VNNIC Nguyễn Hồng Thắng cho biết, số liệu người dùng đo sẽ được thu thập để đóng góp vào dữ liệu chung giúp cơ quan quản lý nắm được tình hình tốc độ truy cập Internet Việt Nam. Dữ liệu này cũng sẽ được phân tích để chia sẻ cho các nhà mạng để sao cho các mạng có thể tối ưu mạng lưới, khắc phục các vấn đề tồn đọng…
Đặc biệt, với i-Speed, người dùng có thể nắm được tốc độ truy cập của mình, so sánh với cam kết của nhà mạng trong gói cước dịch vụ, qua đó phản hồi với nhà mạng để cải thiện chất lượng dịch vụ.
Đưa i-Speed trở thành công cụ đo tốc độ truy cập Internet phổ biến tại Việt Nam
Để thuận tiện cho việc sử dụng, ứng dụng i-Speed được triển khai trên cả hai nền tảng iOS và Android, hỗ trợ người dùng chủ động đo và tự đánh giá tốc độ truy cập Internet của mình một cách trung thực, chính xác.
![]() |
Hiện tại, ngoài việc thực hiện đo trực tiếp trên các trang speedtest.vn, i-speed.vn, người dùng đã có thể chủ động đo qua ứng dụng i-Speed trên thiết bị di động. |
i-Speed cũng được thiết kế đơn giản, thuận tiện nhằm nâng cao tương tác với người sử dụng. Chỉ với một “click”, người dùng Internet Việt Nam đã có thể chủ động đo các thông số tốc độ truy cập Internet như tốc độ tải xuống (Download), tốc độ tải lên (Upload) và độ trễ (Ping, Jitter). Qua đó, người dùng có thể tự đánh giá tự đánh giá xem liệu mình có đang được trải nghiệm Internet tốc độ cao như cam kết của nhà cung cấp dịch vụ.
Ngoài ra, ứng dụng i-Speed cũng ghi nhận lịch sử đo trên thiết bị để người dùng dễ dàng theo dõi kết quả tốc độ truy cập Internet của mình.
Là sản phẩm công nghệ thuần Việt, i-Speed được kỳ vọng sẽ trở thành một ứng dụng “không thể thiếu”, gắn liền với việc cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet Việt Nam.
![]() |
Giám đốc VNNIC cho biết, mục tiêu đặt ra là hệ thống đo đạt khoảng 1 triệu mẫu/quý. |
Theo đại diện VNNIC, hiện số liệu đo của Ookla được người sử dụng nhiều ở Việt Nam, mỗi quý khoảng 750.000 mẫu đo. Hệ thống Internet Speed do VNNIC xây dựng từ tháng 12/2019 đến giờ được khoảng hơn 200.000 mẫu đo/quý. "Mục tiêu của chúng tôi là tới đây phấn đấu để đạt khoảng 1 triệu mẫu đo một quý. Khi đó, hệ thống của Việt Nam có thể thay thế ứng dụng nước ngoài", đại diện VNNIC chia sẻ.
Phó Cục trưởng Cục Viễn thông Lê Văn Tuấn nhấn mạnh, muốn ứng dụng i-Speed thành công, 2 vấn đề quan trọng là phải làm sao có thêm nhiều điểm đo và ứng dụng được nhiều người sử dụng.
Hướng đến việc bảo vệ quyền lợi người dùng, các doanh nghiệp đều ủng hộ sử dụng i-Speed, hướng dẫn khách hàng cài đặt thực hiện đo tốc độ truy cập Internet. Hiện đã có 10 doanh nghiệp tham gia triển khai các điểm đo trên hệ thống, bao gồm VNPT, Viettel, Vietnamobile, MobiFone, NetNam, HTC, FPT Telecom, CMC Telecom, SCTV và SPT.
VNNIC khuyến khích các doanh nghiệp tham gia cung cấp điểm đo theo tiêu chuẩn chung để mở rộng mạng lưới điểm đo cho hệ thống, phục vụ việc cung cấp số liệu chính xác hơn tới cộng đồng.
Thời gian tới, VNNIC sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet nâng cấp ứng dụng i-Speed, triển khai thêm các điểm đo trên cả nước. Mục tiếu hướng tới là đảm bảo hoạt động mạng Internet Việt Nam an toàn, hiện đại, nâng cao năng lực hạ tầng số, phục vụ chuyển đổi số quốc gia.
Theo thống kê từ hệ thống i-Speed, trong quý I/2021, tốc độ trung bình Download và Upload mạng di động thu được từ người dùng là 40,47Mbps và 25,73Mbps; tốc độ trung bình Download và Upload mạng băng rộng cố định là 57,60Mbps và 47,40Mbps.