Cụ thể, với nhóm các nhiệm vụ nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, cần xây dựng các nội dung truyền thông về chuyển đổi số thống nhất, đồng bộ và xuyên suốt từ Trung ương đến cấp xã, gắn với điều kiện đặc thù từng ngành, lĩnh vực của các bộ, ngành và địa phương nhưng vẫn tạo được nhận thức chung về chuyển đổi số trong toàn xã hội, bảo đảm đạt được mục đích và hiệu quả truyền thông cho từng đối tượng cụ thể, tránh làm hình thức, phong trào, lãng phí.
Đối với nhóm các nhiệm vụ phổ cập kỹ năng chuyển đổi số, các bộ, ngành, địa phương được đề nghị cho ý kiến, thống nhất khung nội dung phổ cập kỹ năng số cho người dân và khung chương trình đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số, kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị do TT&TT chủ trì xây dựng; ưu tiên tổ chức phổ cập kỹ năng số, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số trên Nền tảng học trực tuyến mở đại trà (MOOCs) để bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
Được biết, nền tảng học trực tuyến mở MOOCs là 1 trong 35 nền tảng số quốc gia ưu tiên tập trung phát triển đã được Bộ TT&TT công bố tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ ba - năm 2021 diễn ra ngày 11/12/2021. Là nền tảng do Bộ TT&TT là cơ quan chủ quản, nền tảng học kỹ năng trực tuyến mở MOOCs được xây dựng để phổ cập kỹ năng số cho mọi đối tượng, bao gồm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân nói chung; phổ cập kỹ năng số nâng cao cho người dân theo hướng cá nhân hóa, đào tạo về kỹ năng, quyền và trách nhiệm của công dân số.
Còn với nhóm các nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số, các bộ, ngành, địa phương cần cho ý kiến, thống nhất khung nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số, công nghệ số cho đội ngũ là cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ làm công tác tham mưu chuyển đổi số trong cơ quan do Bộ TT&TT chủ trì xây dựng.
Đồng thời, lựa chọn, cử cán bộ và bố trí kinh phí cho cán bộ tham gia chương trình đào tạo 1.000 chuyên gia chuyển đổi số và các hoạt động của mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số quốc gia theo điều phối của Bộ TT&TT.
Bộ TT&TT cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương bảo đảm kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” từ nguồn chi thường xuyên thuộc ngân sách của các bộ, ngành trung ương và địa phương; nguồn vốn đầu tư công trên cơ sở đề xuất của các bộ, ngành trung ương và địa phương và các nguồn lực xã hội hóa.
Bên cạnh đó, giao đơn vị chuyên trách về CNTT (với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ), các Sở TT&TT (với các địa phương) là đầu mối tổ chức, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của Đề án.
Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 28/1 nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của lãnh đạo và cán bộ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số; phổ cập kỹ năng số cho các đối tượng tham gia vào quá trình chuyển đổi số quốc gia; nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương. Để hiện thực hóa các mục tiêu của Đề án, Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ 3 nhóm nhiệm vụ và 3 nhóm giải pháp, bao gồm: Nhóm các nhiệm vụ nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; nhóm các nhiệm vụ về phổ cập kỹ năng chuyển đổi số; nhóm các nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số; Nhóm các giải pháp về cơ chế, chính sách; nhóm các giải pháp hỗ trợ triển khai; nhóm các giải pháp về cơ chế tài chính. Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao Bộ TT&TT chủ trì tổ chức triển khai Đề án này. |
Vân Anh
“Cẩm nang Chuyển đổi số” vừa được Bộ TT&TT cho ra mắt. Tóm lược những điều quan trọng và thiết yếu về chuyển đổi số, cẩm nang sẽ góp phần nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho các cơ quan, doanh nghiệp và mọi người dân Việt Nam.
" alt=""/>Ưu tiên tổ chức phổ cập kỹ năng số trên Nền tảng học trực tuyến mở MOOCsSông Hồng đoạn từ cầu Thăng Long đến cầu Chương Dương, nhất là khu vực Hồ Tây, Tứ Liên và ngã ba với sông Đuống là nơi tập trung nhiều giá trị đặc trưng về cảnh quan tự nhiên, lịch sử và văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Nước hội tụ ở ngã ba sông Hồng và sông Đuống được xem là cội nguồn của văn hóa Việt lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa và tâm linh.
Theo quy hoạch tổng thể của thành phố, Hà Nội sẽ tập trung đầu tư phát triển mạnh 2 bên bờ sông Hồng, trong đó khu vực phía Đông Bắc có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển Thủ đô. Và Đông Anh với lợi thế về vị trí, quỹ đất đang là lựa chọn hàng đầu để Hà Nội giải quyết việc giãn dân nội đô và hình thành một khu vực đô thị mới đồng bộ, hiện đại, sánh tầm quốc tế. Để đạt được mục tiêu đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt các công trình hạ tầng giao thông quy mô lớn, hứa hẹn sẽ làm thay đổi diện mạo của khu vực này.
![]() |
Cầu Tứ Liên kết nối Đông Anh tới trung tâm Hồ Tây và sân bay quốc tế Nội Bài |
Trong đó dự án cầu Tứ Liên, cây cầu dài bậc nhất bắc qua sông Hồng, được kỳ vọng sẽ tạo nên trục phát triển mới kết nối từ trung tâm Thủ đô tới Đông Anh và sân bay quốc tế Nội Bài, mở ra cơ hội phát triển về hạ tầng đô thị, bất động sản, thương mại cho khu vực Tây Hồ - Đông Anh và khu vực các tỉnh phía Bắc Thủ đô.
Với sự đầu tư đồng bộ về hạ tầng, quy hoạch, Đông Anh đang là điểm sáng thu hút nhiều dự án trọng điểm. Nhiều chuyên gia dự đoán, 5 năm tới, khi Đông Anh lên quận, khi cầu Tứ Liên hoàn thiện, Đông Anh nói riêng và khu vực Đông Bắc nói chung sẽ là trục phát triển mới của thủ đô, khi đó BĐS nơi đây sẽ thiết lập mặt bằng giá mới.
Cơ hội nào cho các nhà đầu tư?
Theo báo cáo của 1 đơn vị nghiên cứu thị trường, trong quý II/2020, bốn huyện Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức và Thanh Trì chiếm 27% nguồn cung. Tổng số giao dịch tại các huyện tương đương 22% tổng số giao dịch trong nửa đầu năm 2020 nhờ hoạt động tốt của khu vực phía Đông. Trong đó, tập trung chủ yếu vào các dự án có vị trí thuận lợi, tiến độ tốt, tính thanh khoản cao. Đánh giá về cơ hội đầu tư phân khúc căn hộ chung cư tại Hà Nội, đơn vị này cũng khẳng định vẫn còn cơ hội cho nhà đầu tư vì biên độ giá vẫn tiếp tục tăng.
![]() |
Hình ảnh thực tế dự án Eurowindow River Park |
Được đánh giá là một trong những dự án hấp dẫn bậc nhất Đông Anh, Eurowindow River Park là dự án gần sông Đuống nhất tính đến thời điểm tại, kết nối thuận tới khu vực trung tâm thành phố và các tỉnh phía Bắc. Dự án đang trong quá trình hoàn thiện và bàn giao, tòa Euro River Tower dự kiến sẽ bàn giao vào quý IV/2020.
Với mức giá chỉ từ 19.5 triệu/m2, hạ tầng tiện ích đầy đủ, Eurowindow River Park thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Mới đây 1 đối tác ngoại - Dwell Realty Vietnam đã mua hơn 100 căn hộ tại dự án để phân phối, tiếp thị tới khách hàng Hong Kong. Dưới con mắt của nhà đầu tư, Dwell nhận định: Eurowindow River Park sẽ giống với các dự án Canary Wharf ở London những năm 1980, Lujiazui ở Thượng Hải những năm 1990 và khu vực công viên Olympic tại Sydney những năm 2000.
Được biết, sắp tới dự án sẽ triển khai mô hình căn hộ dịch vụ 4 sao Cen Riverside Hanoi, được vận hành bởi thương hiệu quản lý khách sạn Top 5 thế giới, cam kết lợi nhuận 10%/ năm trong 5 năm.
Thông tin liên hệ:
Đơn vị phân phối: Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ Cen Land
Hotline: 096.300.3630
Website: https://cenhomes.vn/du-an-ldp/eurowindow-river-park
Lệ Thanh
" alt=""/>BĐS phía Bắc sông Hồng tăng nhiệt nhờ loạt dự án xây cầuBệnh viện Nhân dân Gia Định đã lấy mẫu tầm soát toàn bộ Khoa Vi sinh. Kết quả phát hiện thêm 1 trường hợp dương tính, 5 người tiếp xúc gần đều âm tính. Kết quả xét nghiệm 2 con của nhân viên Khoa Vi sinh cũng cho kết quả dương tính với nCoV.
Theo điều tra dịch tễ, 2 nhân viên Khoa Vi sinh, trong quá trình làm việc di chuyển bằng thang bộ, chỉ sinh hoạt tại khoa, không đến các địa điểm khác. Cả hai đều không có triệu chứng Covid-19, không sốt, không ho, không đau họng, không mất vị giác, khứu giác. Hai nhân viên y tế đều đã được tiêm vắc xin ngừa Covid-19 mũi một vào cuối tháng 4, cách đây 7 tuần.
Bệnh viện cũng đã tiến hành tầm soát cho toàn bộ nhân viên và vẫn duy trì hoạt động bình thường. Riêng Khoa Vi sinh được cô lập, hoạt động độc lập với các khoa khác.
Hiện thành phố đang tiến hành điều tra truy vết khoanh vùng các trường hợp tiếp xúc gần liên quan chuỗi lây nhiễm này.
HCDC nhận định qua điều tra dịch tễ ban đầu, nhiều khả năng chùm lây nhiễm Bệnh viện Bệnh nhiệt đới bắt nguồn từ khối hành chính hậu cần của bệnh viện và bắt nguồn từ bên ngoài bệnh viện.
Như vậy, đến nay đã có 53 nhân viên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới và 5 người liên quan mắc Covid-19. Chuỗi lây nhiễm này được phát hiện từ ngày 11/6, khi một nhân viên phòng công nghệ thông tin có triệu chứng nghi ngờ, xét nghiệm dương tính nCoV.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới phong tỏa từ chiều 12/6 để tiến hành các biện pháp phòng chống dịch, vệ sinh. Bệnh viện vẫn duy trì xét nghiệm chẩn đoán RT-PCR và chăm sóc bệnh nhân Covid-19 đang chữa trị.
Tú Anh
Đến nay, có tổng cộng 53 nhân viên của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM dương tính với nCoV, trong đó, 22 ca đã được Bộ Y tế công bố.
" alt=""/>Hai nhân viên y tế Bệnh viện Gia Định dương tính Covid