Nhiều khách hàng dự định mua ôtô bày tỏ sự băn khoăn và đắn đo trước đà tăng của lãi suất cho vay tiêu dùng. Ảnh minh họa: Phương Lâm.
Anh Hữu Tâm (TP.HCM) cho biết đang tìm hiểu một mẫu sedan cỡ nhỏ để làm phương tiện phục vụ nhu cầu di chuyển của gia đình vào dịp Tết. Tuy vậy anh Tâm đang khá băn khoăn trước mức lãi suất cao mà các ngân hàng đang áp dụng cho mục đích vay mua ôtô.
“Vì không thể chứng minh thu nhập hàng tháng, tôi được đề xuất gói vay 80% giá trị xe, trả dần trong 8 năm cùng lãi suất năm đầu 12%/năm. Trong trường hợp giữ được mức lãi suất cố định như vậy cho đến hết thời hạn vay, tôi cũng phải trả khoản lãi gần 50 triệu đồng mỗi năm cho ngân hàng”, anh Tâm nhẩm tính.
Mặc dù nhận định khoản tiền cả gốc lẫn lãi mỗi tháng vẫn dừng ở mức chấp nhận được, anh Tâm vẫn đắn đo về tổng số tiền lãi phải trả, đồng thời lo lắng sẽ không thể hoàn thành nghĩa vụ thanh toán định kỳ trong suốt thời hạn vay.
Trong khi đó, chị Bích Hạnh (quận 7, TP.HCM) thì đang phân vân có nên mua kèm bảo hiểm để được hỗ trợ tài chính theo hình thức cho vay từ ngân hàng hay không.
“Trong quá trình làm thủ tục vay ngân hàng thì nhân viên gợi ý tôi mua gói bảo hiểm nhân thọ hoặc bảo hiểm thân vỏ cho xe. Khi tôi bày tỏ ý định không mua vì chưa có nhu cầu thì nhân viên bóng gió rằng nếu không mua kèm bảo hiểm sẽ không được ngân hàng chấp thuận khoản vay”, chị Bích Hạnh chia sẻ.
Trước đó khi chia sẻ với phóng viên, chuyên viên một ngân hàng khẳng định mọi khách hàng khi vay ngân hàng đều phải mua bảo hiểm khoản vay dưới dạng bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm thân xe hay bảo hiểm thủy kích.
Người này lý giải gói bảo hiểm là sự đảm bảo cho chính khoản vay của khách hàng, bởi lẽ ngân hàng sẽ không thể lường trước những rủi ro có thể xảy ra cho khách hàng, từ đó liên quan đến tình trạng của khoản vay trong tương lai.
Theo nhiều nguồn tin, số lượng khách mua ôtô dưới hình thức vay ngân hàng chiếm khoảng 30-40% khách hàng tại đại lý. Tuy nhiên khi trao đổi với phóng viên, một nhân viên bán hàng ước tính con số này có thể chiếm đến khoảng 60-70% lượng khách.
Do vậy trước tình trạng lãi suất tăng cao cùng động thái siết tín dụng từ ngân hàng, lượng khách mua xe theo ghi nhận từ đại lý đã giảm đáng kể.
“Từ thời điểm ngân hàng siết tín dụng là lượng khách đã giảm mạnh. Còn trên thực tế, khách hàng đã khó vay mua xe hơn kể từ giai đoạn giữa năm”, nhân viên này cho biết.
![]() |
Thị trường ôtô dịp cuối năm được dự báo khó sôi động vì lãi suất cho vay tăng mạnh. Ảnh minh họa: Phương Lâm. |
Trong khi đó một nhân viên hãng xe khác cho biết với tình hình hiện tại, những khách hàng không thể chứng minh thu nhập sẽ rất khó được ngân hàng chấp thuận khoản vay.
Người này cũng tiết lộ trong trường hợp đại lý hỗ trợ thực hiện hồ sơ vay thành công thì khách hàng cũng phải chấp nhận mất nhiều khoản phụ thu từ phía ngân hàng.
“Từ sau ngày 10/12, lãi suất vay mua ôtô còn có khả năng tăng lên cao hơn nữa”, nhân viên này nói khi trao đổi với phóng viên. Tuy nhiên, thông tin người này cung cấp vẫn chưa được xác thực.
Cũng theo nhân viên tư vấn, khách hàng chọn vay tại các ngân hàng nước ngoài sẽ được giải ngân sớm hơn và nhận lãi suất ưu đãi hơn. Tuy nhiên người này nhận định cả hai yếu tố vừa nêu đều sẽ bị ảnh hưởng sau thời điểm nói trên, bất kể ngân hàng trong nước hay nước ngoài.
“Ngân hàng siết việc cho vay mua xe, trong khi lượng khách hàng tìm đến hỗ trợ tài chính từ ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn khiến các đại lý rơi vào thế khó. Hiện tại, nhiều khách hàng khó mua được xe, còn đại lý vì thế cũng không bán được”, một nhân viên bán hàng nói.
Theo số liệu được Hiệp hội các Nhà sản xuất Ôtô Việt Nam (VAMA) công bố, toàn thị trường Việt Nam tiêu thụ 36.560 xe trong tháng 10, tăng 9,3% so với tháng 9 và cao hơn 22,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, ôtô du lịch đạt doanh số 28.230 xe, chiếm hơn 77% tổng lượng xe tiêu thụ toàn thị trường trong tháng 10. Ngoài ra còn có 8.003 xe thương mại và 327 xe chuyên dụng được các doanh nghiệp giao đến tay khách hàng.
Nếu tính từ đầu năm, doanh số toàn thị trường ôtô Việt đã chạm mốc 332.963 xe, tăng đến 52% so với 10 tháng đầu năm 2021.
Theo Zing News
Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Xuất bản Việt Nam và UBND thành phố Hà Nội tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 17/4.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì tổ chức những hoạt động hưởng ứng tại Thư viện quốc gia Việt Nam, hệ thống thư viện và các thiết chế văn hóa. Các bộ, ngành, tổ chức hội, đoàn thể Trung ương xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu thực tế...
Các địa phương triển khai kế hoạch tổ chức gắn với nhiệm vụ chính trị và ngày lễ lớn trong năm trên địa bàn. Các nhà xuất bản, cơ sở in, cơ sở phát hành chủ động tổ chức tuần lễ sách, hội sách, tháng phát hành sách trọng tâm, tri ân khách hàng.
Đồng thời, các đơn vị tổ chức kênh phát hành trực tuyến, kết hợp với nền tảng công nghệ, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử để giới thiệu, quảng bá, tặng sách đối tượng yếu thế; khuyến mại hỗ trợ bạn đọc, phát triển văn hóa đọc...
Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu việc tổ chức các hoạt động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba phải đến các địa bàn cơ sở, chú trọng vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện khó khăn nhằm tạo sự hưởng ứng của xã hội một cách sâu rộng, hiệu quả.
Huy động mọi nguồn lực xã hội để tổ chức các hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam theo hướng đa dạng, phong phú, kết hợp các hoạt động truyền thống với phương thức tổ chức hiện đại theo xu thế phát triển của các nền tảng công nghệ, chuyển đổi số như: Hội sách trực tiếp; Hội sách trực tuyến trên các nền tảng công nghệ; Hội sách trực tiếp kết hợp với trực tuyến; Hội sách thanh toán không sử dụng tiền mặt; đổi điểm thưởng tích lũy của khách hàng tại một số ngân hàng thương mại lấy quà tặng bằng sách; kết hợp truyền thông, quảng bá sách và văn hóa đọc trên các chuyên mục báo điện tử, mạng xã hội.
Có tới 1,7 triệu crossover của Honda là CR-V/HR-V đời sản xuất từ 2019 đến 2022 được yêu cầu điều tra bởi hiện tượng mất điện tự phát và tự khóa vi sai cầu sau.
Bán tải Ram 2500/3500 đời sản xuất 2017 – 2018 cũng nằm trong diện điều tra này với 134 báo cáo tình trạng mất hiệu suất phanh gián đoạn hoặc vĩnh viễn.
Jeep Compass đời sản xuất 2019 – 2020 có 15 báo cáo khiếu nại về tình trạng mất điện hoàn toàn sau khi nhiệt độ nước làm mát tăng cao. Khoảng 620.000 xe buộc phải điều tra về vấn đề này.
Tuy nhiên, cho tới nay cả Honda và Stellantis, công ty mẹ của Jeep và Ram đều chưa đưa ra bất cứ thông báo triệu hồi phương tiện nào.
NHTSA cũng chưa đưa ra công bố chính thức mà mới chỉ thông tin rằng đây là một cuộc điều tra theo diện thăm dò, chứ không phải một cuộc điều tra phân tích kỹ thuật. Vì vậy, vẫn chưa có bất cứ lệnh thu hồi nào được ban ra.
Hùng Dũng
Mời bạn đọc chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!