Khi làm hồ sơ vay, người đi vay phải cung cấp thông tin cá nhân (CMND, hộ khẩu) và thông tin liên lạc của người thân, thậm chí là bạn bè để bên cho vay có thể liên lạc khi đòi nợ. Sẽ không có chuyện gì nếu người vay đóng đủ tiền hàng tháng.
![]() |
Ảnh minh hoạ |
Ngược lại, nếu người vay có lỡ quên hoặc cố tình không thanh toán tiền vay thì hàng loạt cuộc điện thoại, tin nhắn từ những số lạ sẽ liên tục làm phiền người thân, bạn bè của người vay, từ nhỏ nhẹ đề nghị nhắc nhở người vay trả nợ đến đe dọa, khủng bố. Thậm chí có người khi nhận được điện thoại còn không biết là mình quen người vay tiền bởi lẽ số điện thoại của họ được thêm vào một cách ngẫu nhiên để hợp thức hóa hồ sơ vay, trong khi thực tế không có mối quan hệ nào.
Về chế tài xử lý những hành vi này, Ngân hàng nhà nước đã ban hành Thông tư 18/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính.
Khoản 7 Điều 1 quy định: biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng, quy định của pháp luật và không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng, trong đó số lần nhắc nợ tối đa 5 (năm) lần/1 ngày, hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 (bảy) giờ đến 21 (hai mươi mốt) giờ. Ngoài ra, không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật.
Để có biện pháp đối phó, xử trí đối với các cuộc gọi, tin nhắn đòi nợ "không chính chủ" như vậy, Công ty bạn có thể tham khảo biện pháp sau đây:
- Đầu tiên cần giải thích ngắn gọn về việc không quen hoặc không có trách nhiệm với khoản nợ này và hỏi rõ đơn vị đòi nợ, nhắc nợ để nắm thông tin (lưu ý ghi âm cuộc gọi, lưu tin nhắn để làm bằng chứng).
- Không đôi co, cãi cọ với những người đòi nợ vì như vậy chỉ tốn thời gian và không giải quyết được vấn đề.
- Đối với những số điện thoại thường xuyên gọi điện, nhắn tin làm phiền, có thể sử dụng tính năng chặn số có sẵn trên điện thoại hoặc do nhà mạng cung cấp. Với các biện pháp này, người dân có thể giảm thiểu được sự phiền hà từ những cuộc gọi, tin nhắn đòi nợ, nhắc nợ không liên quan đến mình.
- Trên cơ sở đó, nếu tiếp tục bị làm phiền, có thể:
+ Soạn Đơn khiếu nại gửi tới công ty tài chính đã quấy rối, gọi điện giục nợ để khiếu nại về biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ, về đòi tiền cá nhân, tổ chức không có nghĩa vụ trả nợ.
+ Gửi Đơn báo cáo tới cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố để kiến nghị giải quyết hành vi vi phạm pháp luật của công ty tài chính.
+ Trình báo cơ quan công an hoặc khiếu nại đến Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng- cơ quan bảo vệ người tiêu dùng của nhà nước để xử lý cá nhân, đơn vị đòi nợ trái quy định.
Luật sư Nguyễn Thanh Tùng; Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Cán bộ, công chức trong trường hợp rời khỏi Hà Nội mà không xin phép, nếu để xảy ra hậu quả liên quan đến dịch bệnh thì sẽ bị xử lý như thế nào?
" alt=""/>Người lao động vay tín chấp, chủ doanh nghiệp điêu đứngCũng theo vị phụ huynh này, sau 3 ngày, ngoài tin nhắn giải trình sự việc, gia đình không nhận được thêm bất cứ cuộc điện thoại hỏi thăm nào từ nhà trường. Quá bức xúc, ngày 24/12, chị đã đăng thông tin lên mạng xã hội.
Giáo viên mầm non tại Hà Nội nhốt trẻ ngoài cửa giữa trời rét
Ngay sau đó, nhà trường đã liên hệ lại với gia đình.
“Đại diện nhà trường xin ý kiến gia đình về hình thức xử lý sự việc, đồng ý với gia đình là sẽ cho thôi việc cô giáo đó và nói sáng nay có thể cho con đi học. Kết quả, sáng nay gia đình cho con đến trường vẫn thấy sự xuất hiện của cô giáo Y. ở lớp. Con thì rất sợ không dám vào lớp. Đây là hành động có thể gây ám ảnh cho trẻ nhỏ nếu lặp lại nhiều lần”, phụ huynh này viết.
Trao đổi với VietNamNet, bà Ngọc Anh - Quản lý trường Mầm non Happy Kids (cơ sở Vạn Phúc) xác nhận sự việc. Bé trai trong clip tên Đ. (3 tuổi), học tại trường được 4 tháng. Theo bà Ngọc Anh, bé Đ. trêu bạn bên cạnh, cô giáo nhắc nhở nhưng Đ. không nói gì. Sau đó, Đ. vẫn tiếp tục “ỉ ôi”. Do hơi nóng tính, cô giáo đã phạt bé ra ngoài cửa đứng khoảng 1 phút.
Bà Ngọc Anh cho biết, sau sự việc, gia đình và nhà trường đã thống nhất để giáo viên Y. thôi việc. Trường cũng đã gửi lời xin lỗi đến gia đình và được gia đình chấp nhận.
“Nhưng đến hôm nay, gia đình lại không cho nhà trường một cơ hội để sửa sai. Hiện bố mẹ cháu Đ. đã cho con tạm nghỉ ở nhà”, bà Ngọc Anh nói và cho biết, về phía giáo viên đã nhận thức được việc làm của mình là sai và chấp nhận hình phạt nhà trường đưa ra.
Trong bản tường trình, cô Y. cho hay, bé Đ. đứng ở ngoài cửa khoảng 1 phút, bé tè dầm trước khi đứng ở cửa vì thế cô đã quay lại dọn dẹp và đưa Đ. vào tiếp tục ngủ. Cô Y. cũng đã trực tiếp xin lỗi gia đình và mong có cơ hội được sửa sai, do bản thân là giáo viên trẻ, mới ra trường nên chưa có nhiều kinh nghiệm.
Thúy Nga
UBND xã Vĩnh Ngọc (Nha Trang, Khành Hòa) vừa xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Nguyễn Thị Hồ Bách Ý và đình chỉ cơ sở nuôi trẻ KidChamps Kindergarten vì giáo viên này có hành vi đánh trẻ.
" alt=""/>Giáo viên mầm non tại Hà Nội nhốt trẻ ngoài cửa giữa trời rétSinh viên đã nộp bài thi cuối kỳ 2 môn học trên hôm 21-12.
Một sinh viên cho biết, giảng viên mới có đưa mẫu bài tập cuối kỳ để tham khảo, nhưng bài mẫu lại không giống cách thầy Khanh dạy. Do không học buổi nào với giảng viên mới nên sinh viên vẫn làm theo cách cũ. Vì vậy, họ lo lắng không biết bài sẽ được chấm thế nào.
Ông Nguyễn Công Khanh - người được Trường ĐH Văn Lang tuyển dụng với chức danh "trợ giảng 2" bắt đầu làm việc từ ngày 22/9, nhưng đến ngày 11/11, giảng viên này nộp đơn xin thôi việc theo nguyện vọng cá nhân.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Công Khanh cho biết, trong đơn nghỉ việc ghi rõ thời gian nghỉ là ngày 30/11, sau khi đã kết thúc thời gian dạy 2 môn học. Tuy nhiên, khi môn học sắp kết thúc thì trường không liên lạc với ông rồi chủ động đưa hai giảng viên khác dạy thay dù ông không vi phạm quy định nào về hoạt động giảng dạy của nhà trường, cũng không có ý định ngừng dạy nửa chừng. Theo ông Khanh, ông đang giữ điểm giữa kỳ của sinh viên, bài làm nhóm cuối kỳ của các em sinh viên do ông ra đề nhưng không được chấm bài.
"Cả điểm giữa kỳ và cuối kỳ tôi không được nhúng tay vô. Vậy có công bằng cho tôi và sinh viên hay không khi một người dạy 80% số tiết bị cấm dạy, chấm bài và người chấm điểm chỉ dạy 20%" - ông Khanh nói.
Trước đó, lãnh đạo nhà trường và ban chủ nhiệm Khoa Quan hệ công chúng - Truyền thông, Trường ĐH Văn Lang đã hai lần tổ chức đối thoại với sinh viên khóa 24 để thông tin về việc thay đổi giảng viên đang phụ trách hai môn học.
Trước lần đối thoại đó, gần 500 sinh viên khóa 24 đều phản ứng, bức xúc với việc nhiều lớp chỉ còn học 1-2 buổi và đang làm bài thi cuối kỳ nhưng trường lại thay đổi giảng viên. Một số môn học giảng viên thỉnh giảng dạy 1-2 buổi rồi đổi giảng viên khác khiến sinh viên ngỡ ngàng.
Theo nld.com.vn
" alt=""/>Gần 500 sinh viên bức xúc vì trường chấm lại bài thi