Phải nói rằng giai điệu nhẹ nhàng tha thiết của "Em gái mưa" khá phù hợp để truyền tải nỗi đau đáu của người con Miền Trung và người dân trên cả nước nói chung mỗi khi có tin bão. Nhiều người đã rất xúc động với bài hát chế ý nghĩa này.
Bài hát "Em gái mưa" phiên bản mùa mưa bão cũng có đoạn cuối khép lại bằng niềm tin và tinh thần chung sức vượt qua gian khó, rất xứng đáng trở thành "bài hát chính thức" mùa mưa bão của cư dân mạng tùy từng trường hợp cụ thể. Dưới đây sẽ là phần giới thiệu lời bài hát khi mà mùa mưa bão 2018 đang đến.
Nghe tin ở nhà có bão, mà con thấy đau lòng
Nước mắt của con rơi mãi, vì thương bố thương mẹ
Lòng con thật không muốn tin, bão luôn ập vào ở quê mình
Mà nay lại cơn bão to, con nào ngờ
Miền Trung nắng gió như vậy, cớ sao gieo nhiều cơn bão
Và con muốn hỏi ông trời, chúng dân phải sống sao
Rồi lặng người đến vô tận, bão qua thật sự tàn nhẫn
Cuốn hết mái nhà, nơi đây luôn là tâm bão
Người dân tôi, từ lâu nay đã không có ngày yên vui
Nào lũ quét, rồi giông bão nên khó khăn càng nối tiếp
" alt=""/>Lời bài hát 'Em gái mưa' phiên bản mùa mưa bãoGiải thưởng CNTT&TT ASEAN (ASEAN ICT Awards - AICTA) là một sáng kiến đã được các Bộ trưởng ASEAN thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Viễn thông và CNTT ASEAN TELMIN lần thứ 11 tại Myanmar vào tháng 12/2011 nhằm mục đích thúc đẩy nghiên cứu sáng tạo và ứng dụng ICT trong khu vực.
Giải thưởng AICTA hướng tới các mục tiêu tạo động lực cho nghiên cứu phát triển và ghi nhận những sáng kiến về CNTT-TT;tìm kiếm tôn vinh các sản phẩm, giải pháp CNTT-TT có tính ứng dụng cao trong thực tiễn; đồng thời, định hướng và dự báo xu thế, tiềm năng của ICT trong ASEAN thông qua các sản phẩm đạt giải.
Với tiếng vang thu được sau sáu lần tổ chức, đến nay, AICTA đã trở thành giải thưởng uy tín bậc nhất trong lĩnh vực ICT của khu vực ASEAN cũng như châu Á - Thái Bình Dương. Trong các lần tham gia giải thưởng này, Việt Nam là một trong những quốc gia gặt hái được nhiều thành tích cao với tổng số 4 giải Vàng, 5 giải Bạc và 3 giải Đồng, qua đó góp phần nâng cao đáng kể vị thế của ngành ICT, quảng bá cho sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp ICT Việt Nam.
Thông tin từ Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ TT&TT vừa cho biết, tiếp nối thành công của các kỳ AICTA, các nước ASEAN đã thông qua kế hoạch tiếp tục tổ chức giải thưởng AICTA lần thứ 7 với lễ trao giải sẽ được diễn ra tại Hội nghị Bộ trưởng TELMIN lần thứ 18 tại Indonesia dự kiến vào tháng 12/2018.
AICTA 2018 vẫn giữ nguyên cơ cấu giải thưởng với 6 hạng mục chính gồm: giải thưởng khu vực nhà nước; giải thưởng khu vực tư nhân; giải thưởng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; giải thưởng nội dung số; giải thưởng doanh nghiệp khởi nghiệp; giải thưởng nghiên cứu và phát triển (R&D).
Cũng như các năm trước, theo cơ cấu giải thưởng AICTA 2018 nêu trên, mỗi nước thành viên ASEAN sẽ có quyền đề cử 18 ứng viên tham gia giải thưởng (3 ứng viên cho 1 hạng mục).
" alt=""/>Giải thưởng CNTTGiáo sĩ cực đoan Ahmad Musa Jibril được cho là có ảnh hưởng lớn, trực tiếp đến Khuram Butt, một trong 3 nghi phạm tấn công khủng bố London tối 3/6. Ảnh: Metro
Bất chấp việc nhiều người dùng thông báo về nội dung độc hại, Google vẫn từ chối gỡ bỏ các video tuyên truyền của giáo sĩ cực đoan Ahmad Musa Jibril trên YouTube. Musa Jibril được cho là người có ảnh hưởng lớn, trực tiếp đến Khuram Butt, công dân Anh gốc Pakistan, 27 tuổi, một trong 3 nghi phạm tấn công khủng bố London cuối tuần trước.
Các video có nội dung kích động thù hận, bạo lực và khủng bố của giáo sĩ Musa Jibril hiện vẫn tồn tại trên kênh YouTube. Chúng thường thu hút đông đảo người xem, trong đó có video được 1,5 triệu lượt người xem.
Theo các nhà điều tra độc lập, vị giáo sĩ cực đoan có quan hệ với các tay súng ngoại quốc ở Syria.
Một người quen của nghi phạm Butt tiết lộ: "Anh ta (Butt) thường xuyên nghe Musa Jibril rao giảng. Tôi đã thử nghe một số video đó và thấy chúng có nội dung rất cực đoan. Tôi thấy ngạc nhiên là tại sao những thứ như thế vẫn còn tồn tại trên YouTube và rất dễ tiếp cận. Tôi đã gọi điện tới đường dây nóng chống khủng bố (của chính phủ Anh). Tôi đã nói chuyện với một quý ông về cuộc trò chuyện giữa tôi với Butt và tại sao tôi nghĩ anh ta đã kích động".
Trong khi đó, Google giải thích lí do không gỡ bỏ các video của giáo sĩ Musa Jibril là vì chúng không vi phạm các quy định của YouTube. Dẫu vậy, hãng không gắn quảng cáo vào những video này, dù chúng thu hút rất đông người xem.
Nhiều chính trị gia ở đảo quốc sương mù đã lên tiếng chỉ trích Google. Yvette Cooper, một nghị sĩ của Công đảng Anh bày tỏ sự thất vọng khi các nội dung cực đoan, khủng bố vẫn còn tồn tại trên chuyên trang chia sẻ video của hãng.
Ngay sau các vụ tấn công tối 3/6, Thủ tướng Anh Theresa May cũng lên tiếng công kích các công ty Internet đã "không hành động đủ" để ngăn chặn các nguy cơ. "Việc bảo đảm Internet không phải là nơi an toàn đối với bọn khủng bố cũng như đối phó với chủ nghĩa cực đoan trên mạng là các vấn đề vô cùng cấp bách hiện nay", bà May nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn mới đây trên truyền hình.
Tuấn Anh(Theo Metro, Sky News)
Alphabet, công ty mẹ của Google được cho là vẫn thu lãi khủng bất chấp làn sóng tẩy chay quảng cáo trên YouTube của các thương hiệu lớn.
" alt=""/>Google làm ngơ trước các video kích động khủng bố trên YouTube