Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tích hợp 1237/1916 dịch vụ công trực tuyến lên cổng quốc gia đạt tỷ lệ 64.56%. Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến đạt trên 90%. Tỷ lệ thủ tục hành chính có phát sinh thanh toán trực tuyến đạt gần 94% với 40.715 giao dịch, tổng số tiền trên 14 tỷ đồng.
Song song với xây dựng chính quyền số, Hải Phòng cũng quan tâm thực hiện chính sách thu hút đầu tư trong phát triển công nghiệp công nghệ cao tại các khu công nghiệp, khu kinh tế. Những năm qua, lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử của thành phố đã thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn.
Hải Phòng có hệ thống cảng biển lớn nhất khu vực miền Bắc, đứng thứ 2 toàn quốc. Do đó, địa phương này đặc biệt quan tâm đến chuyển đổi số lĩnh vực cảng biển. Việc đưa các giải pháp công nghệ số “made in Vietnam”, nền tảng chuyển đổi số cảng biển vào ứng dụng đã góp phần chuyển đổi số nhanh với 100% các cảng có hệ thống quản lý cảng TOS, khoảng trên 40% số cảng đã ứng dụng các nền tảng cảng biển số, giúp nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh.
Trong thời gian tới, Hải Phòng sẽ tiếp tục triển khai, hoàn thành dự án thực hiện một số nội dung để xây dựng chính quyền số thành phố giai đoạn 2021 - 2025 đảm bảo đạt tiến độ.
Trọng Tùng
" alt=""/>Hải Phòng đẩy mạnh xây dựng chính quyền sốTheo dự thảo, thông tư này hướng dẫn việc quản lý kinh phí thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa thực hiện (theo quy định tại Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông).
![]() |
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Nguồn kinh phí thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông gồm:
Nguồn ngân sách nhà nước (ngân sách chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề thuộc ngân sách trung ương) theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa, nguồn vốn huy động hợp pháp, nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
Dự thảo cũng nêu rõ về từng nội dung và mức chi thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Chi tổ chức họp thẩm định sách giáo khoa
Chi thuê hội trường, phòng họp, trang thiết bị phục vụ cho các cuộc họp thẩm định (nếu có), bao gồm thuê thiết bị công nghệ thông tin, máy chiếu, thuê đường truyền, các chi phí trực tiếp khác có liên quan; Chi khác phục vụ trực tiếp họp Hội đồng thẩm định (điện, nước, thông tin liên lạc, văn phòng phẩm, chuyển phát tài liệu đến thành viên của Hội đồng và các khoản chi trực tiếp khác): theo thực tế phát sinh.
Các khoản chi phí thực tế nêu trên khi thanh toán phải có đầy đủ chứng từ, hoá đơn theo quy định.
Các khoản chi cho thành viên Hội đồng thẩm định sách giáo khoa
Chi tiền công đọc thẩm định tài liệu trước phiên họp: tối đa 35.000 đồng/tiết/người.
Chi thanh toán tiền phương tiện đi lại, tiền thuê phòng nghỉ.
Chi phụ cấp tiền ăn: Theo Thông tư số 40/2017/TT-BTC và văn bản của Bộ, ngành, địa phương hướng dẫn thực hiện Thông tư số 40/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Chi tiền công họp thẩm định: Tối đa 200.000 đồng/người/buổi với chủ tịch Hội đồng thẩm định; tối đa 150.000 đồng/người/buổi với phó chủ tịch, ủy viên, thư ký Hội đồng thẩm định.
Mức chi này áp dụng đối với thành viên Hội đồng thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước, và sẽ hết hiệu lực sau khi có quy định về chế độ tiền lương mới (theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018).
Các mức chi quy định tại Thông tư này là mức chi làm căn cứ để lập dự toán chi cho công tác thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Hải Nguyên
Năm 2020 ngành giáo dục gặp phải tiền lệ chưa từng có: nghỉ kéo dài vì dịch Covid-19, thi THPT quốc gia thành 2 lần... Nhưng gây xôn xao hơn cả là việc thay SGK lớp 1, bước khởi động của đưa chương trình giáo dục phổ thông mới vào đại trà.
" alt=""/>Lấy ý kiến quản lý kinh phí việc thẩm định sách giáo khoa mới