Em Đỗ Thanh Bằng. |
Mấy ngày qua, người dân ở ấp Thạnh Điền, thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị (tỉnh Sóc Trăng) rất xúc động và dành nhiều lời khen dành cho ba cậu bé ở địa phương với hành động cao đẹp, nhặt được của rơi, trả người đánh mất. Đó là các em Đỗ Thanh Bằng (lớp 10A8 trường THPT Trần Văn Bảy), Trần Thanh Mới và em Lê Nhĩ Khang (cùng ngụ tại ấp Thạnh Điền, thị trấn Phú Lộc).
“Tối mùng 4 Tết (ngày 19/2), trong lúc đi chơi Tết, bọn em thấy một cái ví ở gần bến xe huyện Thạnh Trị. Mở ra, bọn em thấy trong ví có nhiều tiền nên bàn nhau mang đến trụ sở Công an huyện trình báo và nhờ các chú tìm trả lại cho người bị mất. Khi trả được tài sản, tụi em mừng muốn khóc”, em Trần Thanh Mới kể lại.
Thượng tá Trần Văn Khởi, Trưởng Công an huyện Thạnh Trị cho biết: “Khi các em mang ví đến trình báo, chúng tôi tiến hành kiểm tra và thấy trong ví có hơn 40,6 triệu đồng cùng một số giấy tờ tùy thân mang tên bà Dương Ngọc Diễm ở thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang). Sau đó, lực lượng công an đã thông báo trên loa phóng thanh tìm bà Dương Ngọc Diễm. Sau khi tìm được bà Diễm, chúng tôi bàn giao toàn bộ tài sản, giấy tờ cho bà. Thời điểm đó, bà Diễm xúc động lắm bởi trước đó, bà nghĩ không thể tìm lại được tài sản của mình”.
![]() |
Trần Thanh Mới (trái) và Lê Nhĩ Khang. |
"Em và các bạn đều rất vui khi trả được chiếc ví cho người đánh rơi. Khi mình mất 50.000 đồng còn thấy xót, huống chi người khác bị mất 40-50 triệu đồng, lại mất đúng vào dịp năm mới chắc chắn họ buồn nhiều lắm. Vì vậy tụi em tìm cách trả lại cho họ”, em Đỗ Thanh Bằng cho biết.
Trong khi đó, Lê Nhĩ Khang kể với giọng rất hồn nhiên: “Khi mở ví ra thấy nhiều tiền, em nghĩ người đánh rơi chắc chắn sẽ buồn lắm, chạy đi tìm lại ngay. Thế nên tụi em phải nhờ các chú công an giúp họ. Lúc đó, em còn nghĩ số tiền đó có khi người ta dùng để chữa bệnh cho người thân hay có việc gì gấp nên mới mang nhiều trong ngày tết. Mất tiền đầu năm chắc người ta đau khổ lắm".
Ông Nguyễn Quốc Khanh, Bí thư Chi bộ ấp Thạnh Điền, cho biết: Bằng, Mới và Khang là anh em họ. Cả ba em đều có hoàn cảnh khá khó khăn. Vì hoàn cảnh riêng của gia đình, Bằng ở với cô ruột từ năm lên hai tuổi. Còn gia đình của Mới và Khang đều thuộc hộ cận nghèo. Cũng vì nghèo mà hai em phải nghỉ học để phụ giúp gia đình kiếm sống.
Anh Lê Thanh Sơn (43 tuổi, cha ruột Lê Nhĩ Khang) cho biết: "Nhà nghèo, chỉ có hai công ruộng nên gia đình vay tiền ngân hàng mua trâu về nuôi để cày bừa và kéo lúa thuê cho hàng xóm. Hàng ngày, mẹ Khang đi giúp việc nhà ở chợ Phú Lộc, còn cha làm hồ. Hiện tại, chị gái lớn của Khang đã học xong chuyên ngành điều dưỡng nhưng chưa xin được việc làm. Còn anh trai và chị gái kế Khang cũng nghỉ học từ lâu đi làm thuê sinh sống. Căn nhà của gia đình Khang trước đây là nhà tình thương do chính quyền cấp. Do nhà đã xuống cấp nên anh em cho mượn tiền xây lại.
“Gia đình khó khăn quá nên Khang nghỉ học để chăn trâu. Vợ chồng tôi nhiều lần động viên con đi học lại nhưng cháu chưa chịu”.
![]() |
Nhà của gia đình Mới. |
![]() |
Nhà của gia đình Khang. |
Cũng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, Trần Thanh Mới phải nghỉ học từ lớp 9 để ở nhà đi phụ hồ với cha. Ngoài ra Mới còn đi giăng lưới kiếm cá hoặc làm những công việc khác để kiếm tiền phụ giúp cha mẹ.
Anh Trần Thanh Liêm (cha ruột em Mới) cho biết: Gia đình không đất sản xuất, thu nhập chủ yếu phụ thuộc vào tiền làm công của vợ chồng mỗi ngày. Thấy cha, mẹ vất vả nên Mới xin nghỉ học để phụ giúp gia đình, kiếm thêm tiền lo cho người chị đang học lớp 11 trường THPT Trần Văn Bảy.
Biết tin con và các bạn nhặt được của rơi mang trả người đánh mất, anh Liêm không cầm được nước mắt vì vui mừng: “Tôi vui lắm khi biết con mình còn nhỏ nhưng đã suy nghĩ và làm được điều tốt”.
Theo ông Nguyễn Quốc Khanh, gia đình của 3 em Bằng, Khang, Mới đều có hoàn cảnh khó khăn, thuộc diện hộ cận nghèo. Thế nhưng gia đình các em sống rất tử tế, hòa nhã với bà con láng giềng. Dù phải lo chuyện mưu sinh, cơm gạo hàng ngày nhưng cha mẹ các em luôn quan tâm đến việc dạy dỗ con cái.
Hành động của các em rất đáng trân trọng, là tấm gương cho nhiều bạn trẻ (và cả người lớn) học tập. Người tốt việc tốt cần nhân rộng, khen thưởng, biểu dương. Bản thân các em còn nhỏ nhưng đã biết cái nào là của mình, cái nào không phải của mình. Suy nghĩ và hành động của các em khiến nhiều người xúc động, là gương sáng giữa đời thường cho mọi người noi theo. Chúng tôi rất tự hào với các em này”, ông Nguyễn Quốc Khanh cho biết thêm.
Sau khi biết thông tin về hành động cao đẹp của ba em Bằng, Khang và Mới, ngày 24/2/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gửi thư biểu dương, khen ngợi tinh thần trung thực của các em.
Ngày 25/2, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo cũng ký quyết định tặng bằng khen cho em Đỗ Văn Bằng vì có hành động cao đẹp, nhặt được của rơi trả lại người bị mất.
Hai em Trần Thanh Mới và Lê Nhĩ Khang (đi cùng với Bằng) phải bỏ học giữa chừng do hoàn cảnh gia đình khó khăn, Bộ trưởng Giáo dục đề nghị Sở Giáo dục tỉnh Sóc Trăng tìm hiểu, tạo điều kiện để các em được tiếp tục tham gia học phổ thông hoặc học nghề, trở thành công dân có ích trong tương lai.
Ngoài ra, Bộ trưởng đề nghị Sở Giáo dục Sóc Trăng tổ chức tuyên truyền, nhân rộng tấm gương của em Đỗ Văn Bằng nhằm giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh toàn tỉnh.
Ông Mai Thanh Ngon, Chủ tịch UBND huyện Thạnh Trị cho biết: “Hành động của ba em Bằng, Khang và Mới thật đáng trân trọng. Ngoài khen thưởng đột xuất, chúng tôi cũng chỉ đạo ngành chức năng tìm biện pháp giúp đỡ để các em đến trường hay học nghề”.
Theo Xuân Lương/ Báo Tiền Phong
Trong tuần từ 17-25/2, các thông tin giáo dục được quan tâm gồm: Việc rà soát tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017; dự thảo quy chế tuyển sinh ĐH năm 2018; các câu chuyện đi học sau Tết và hành động đẹp của các học sinh.
" alt=""/>Chuyện ít biết về gia cảnh học sinh trả 40 triệu đồng cho người mất“Shahzaib Khan hai năm trước đã lấy cô Mashal Fatima làm vợ. Vào cuối tháng trước, Fatima đã hạ sinh con gái và đặt tên là Jannat. Shahzaib hết sức tức giận vì điều này. Sáng ngày 6/3, anh ta bước vào ngôi nhà và rút ra khẩu súng lục, bắn nhiều phát vào Jannat ngay trước mặt nhiều người thân trong gia đình. Sau khi gây án, Shahzaib liền bỏ trốn”, đại diện cơ quan cảnh sát địa phương cho biết.
![]() |
Nghi phạm Shahzaib Khan (đứng giữa). Ảnh: Punjab Police/ Twitter |
“Jannat được người nhà đưa tới bệnh viện địa phương, nhưng cháu bé không qua khỏi. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy, Jannat đã phải chịu bốn phát đạn”, cơ quan cảnh sát cho biết thêm.
“Đứa trẻ sinh là con gái, và Shahzaib rất tức giận. Khi đó, Shahzaib bước vào ngôi nhà giữa lúc chúng tôi, những người thân trong gia đình, đang tụ họp và yêu cầu Fatima giao Jannat ra. Shahzaib nhìn vào đứa bé đang bế trên tay, rút súng ra và bóp cò”, anh Hidayatullah Khan, cậu của nạn nhân nói với tờ Daily Mail.
“Tôi đã cố gắng giành lại Jannat khỏi tay Shahzaib, nhưng anh ta chĩa súng vào tôi cùng những người thân khác, đồng thời đe dọa sẽ nổ súng nếu chúng tôi dám tiếp cận”, anh Hidayatullah kể thêm.
Dư luận Pakistan rất phẫn nộ ngay sau khi vụ việc trên được công bố rộng rãi. “Điều này vượt xa cả sự man rợ, tàn bạo và ác độc. Giải pháp duy nhất để chấm dứt sự tàn bạo này là tuyên án tử cho kẻ thủ ác”, một người dùng Twitter tên là Tehseen Qasim viết. “Tôi thấy ghê tởm. Tôi cảm thấy buồn vô cùng cho người mẹ của bé gái. Đây là năm 2022, và phụ nữ đang lãnh đạo thế giới”, một người khác viết.
Theo tờ Daily Mail, tại một số vùng quê ở Pakistan vẫn còn quan niệm coi việc vợ sinh con gái là một sự sỉ nhục đối với người chồng.
Xem tin thế giới trên VietNamNet
Tuấn Trần
Một cựu binh thuộc lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ đã bị kết án tới 210 năm tù với các tội danh đánh thuốc mê, hãm hiếp và xâm hại tình dục trẻ em trong khoảng thời gian sinh sống ở Campuchia.
" alt=""/>Người cha Pakistan nhẫn tâm sát hại con gái vì lý do không ngờBước vào cuộc thi quý 1, Quang Nhật cho biết bản thân cảm thấy vô cùng thoải mái và không hề có một chút áp lực nào lên bản thân.
Nam sinh cũng mang theo bên mình một ngôi sao với hy vọng sẽ mang lại may mắn cho mình. Đây là một món quà của một người anh kết nghĩa tự làm và tặng cho em trước khi lên đường.
![]() |
Nguyễn Hữu Quang Nhật (Trường THPT Phan Châu Trinh, Đà Nẵng). |
Thể hiện phong thái tự tin bước vào phần thi Khởi động, Quang Nhật giành được 80 điểm và đồng dẫn đầu đoàn leo núi với bạn chơi Quốc Đạt.
Kết thúc phần thi này, Quang Nhật chia sẻ: “Em khá tiếc nuối câu hỏi về lĩnh vực thể thao bởi thể thao là lĩnh vực sở trường của mình”.
Ở phần thi Vượt chướng ngại vật, Quang Nhật đã và nâng số điểm lên 110 và tiếp tục dẫn đầu đoàn leo núi. Em chia sẻ cảm thấy rất vui mừng và đã vượt qua được phần thi mà em tự đánh giá vốn yếu nhất.
Ở phần thi Tăng Tốc, Quang Nhật trả lời đúng 3 tổng số 4 câu hỏi và giành thêm được 90 điểm. Tuy nhiên, với sự bứt phá mạnh mẽ của bạn chơi Quốc Đạt, kết thúc phần thi này Quang Nhật chỉ còn xếp thứ 2 đoàn leo núi với số điểm 200.
“Em khá tiếc nuối ở câu hỏi thứ 3 vì quá chủ quan nên không sửa lại đáp án và các câu hỏi khác thì trả lời chậm, do đó đã đánh mất lợi thế của mình”, Quang Nhật nói.
![]() |
Nguyễn Hữu Quang Nhật (Trường THPT Phan Châu Trinh, Đà Nẵng) đã giành vòng nguyệt quế cuộc thi quý 1 Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 18 và mang cầu truyền hình về Đà Nẵng. |
Bước vào phần thi Về đích, Quang Nhật liên tiếp giành được điểm số từ các gói câu hỏi của các bạn chơi Quốc Đạt và Hồng Phát với 40 điểm trước khi bước vào lượt thi của mình.
Em chọn gói câu hỏi 40 điểm, trả lời đúng tất cả và kết thúc phần thi này với tổng điểm 280. Qua đó, Quang Nhật đã giành vòng nguyệt quế cuộc thi quý 1 và mang được cầu truyền hình đầu tiên của trận chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 18 về với Trường THPT Phan Châu Trinh (Đà Nẵng).
Ngoài Quang Nhật, giải Nhì thuộc về em Hoàng Quốc Đạt (Trường THPT Nguyễn Trân (Bình Định) và giải Ba thuộc về các em Trần Minh Thảo (THPT Phạm Văn Đồng, Quảng Ngãi) và Phạm Trần Hồng Phát (Trường THPT Trần Văn Quan, Bà Rịa-Vũng Tàu).
Thanh Hùng
" alt=""/>Lộ diện thí sinh đầu tiên vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 18