Ông Dũng cho biết TP.HCM có hệ thống y tế lớn nhất cả nước, từ y tế cơ sở đến chuyên sâu, từ công lập đến tư nhân, từ khám chữa bệnh tới cấp cứu. Do đó, an ninh trật tự trong ngành là vấn đề lớn cần quan tâm.
Trong năm 2022, các cơ sở y tế trực thuộc sở ghi nhận 240 vụ trộm cắp lừa đảo móc túi, 84 vụ gây mất an ninh trật tự, trong đó có 15 trường hợp hành hung nhân viên y tế, 167 vụ việc được chuyển về công an địa phương xử lý.
Vị lãnh đạo này đánh giá ngành y tế thành phố đang đứng trước những thách thức về an ninh trật tự. Trong đó, nạn cò bệnh viện diễn biến phức tạp. Các đối tượng này lôi kéo, dẫn dụ người bệnh để đưa đến các cơ sở tư nhân và trá hình, không tuân thủ pháp luật.
Ngoài ra, nạn buôn bán gây mất trật tự trước cổng bệnh viện, giả làm người đi khám bệnh để trộm cắp tài sản, hay lợi dụng tình trạng quá tải để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật; giả mạo nhân viên y tế, giả mạo Thanh tra Sở Y tế, sử dụng giấy tờ giả.... cũng khiến tình hình thêm căng thẳng.
Một thách thức khác là nạn giả danh cơ sở khám chữa bệnh, hoạt động không phép. Những cơ sở này sử dụng bác sĩ không có chứng chỉ hành nghề, có hành vi vẽ bệnh moi tiền của người dân, hoặc cơ sở thẩm mỹ chui, đào tạo chui, khi bị xử lý sẽ sang tên đổi chủ, hoạt động với tên mới...
"Một số cơ sở khám chữa bệnh tư nhân có yếu tố nước ngoài không tuân thủ pháp luật, trục lợi trên sức khỏe của người bệnh thời gian qua đã gây bức xúc dư luận", Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM nói.
Ông Dũng cũng nhấn mạnh, vấn nạn hành hung nhân viên y tế tại bệnh viện thời gian qua đã gây tâm lý hoang mang và bất an cho đội ngũ y tế, làm giảm chất lượng khám chữa bệnh và uy tín của các bệnh viện.
Trước thực trạng trên, ngành y tế đề xuất tiếp tục phối hợp với Công an TP.HCM trong đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở y tế. Các bệnh viện cần phối hợp chặt chẽ với công an địa phương, trao đổi thông tin thường xuyên; tăng cường hệ thống camera an ninh, đặc biệt ở các bệnh viện tuyến cuối.
Ngoài ra, cần phải giảm tải ở khoa cấp cứu - điểm nóng của các bệnh viện lớn, tăng cường lực lượng bảo vệ tại các bệnh viện, tập huấn kỹ năng cho nhân viên y tế xử lý khi xảy ra tình huống xấu. Ngành y tế cũng tăng cường các kênh thông tin tiếp nhận phản ánh của người dân từ ứng dụng trên điện thoại, đường dây nóng về phòng khám vẽ bệnh…
Sở Y tế TP.HCM cũng kiến nghị các cấp cao hơn, xem xét bổ sung điều khoản của luật nhằm đảm bảo an ninh trật tự trong lĩnh vực y tế.
3 sản phẩm chứa chất cấm gồm:
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Loss Weight Phục Linh Collagen (Số lô 010122) bị phát hiện chứa Sibutramine. Mẫu thuốc vi phạm lấy từ quầy thuốc Thiên An (địa chỉ tại đường Hùng Vương, khu phố 2, thị trấn Trảng Bom, Đồng Nai).
Sản phẩm trên của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thiết bị y tế Phú Cường (địa chỉ số 10, ngõ 51, đường Hùng Duệ Vương, phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng) công bố; Công ty TNHH Medistar sản xuất.
Sản phẩm được Cục An toàn thực phẩm cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm ngày 25/12/2018. Ngày 9/1/2020, Cục An toàn thực phẩm đã có quyết định về việc thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm nêu trên.
Theo các chuyên gia, Sibutramine có khả năng làm giảm cảm giác thèm ăn, hỗ trợ quá trình giảm cân, nhưng lại có tác dụng phụ nguy hại như gây mất ngủ, tăng huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Sibutramine nguy hiểm đối với những người có tiền sử bệnh tim mạch hay huyết áp.
Trước đó, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cũng điều trị cho một bệnh nhân nữ vào cấp cứu trong tình trạng hôn mê, co giật sau 4 ngày uống một loại cà phê giảm cân có chứa Sibutramine.
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Adam Xmen (số lô 00121) có chứa chất cấm Sildenafil. Sildenafil là một loại thuốc được chỉ định dùng điều trị rối loạn chức năng cương dương nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm với sức khỏe, nhất là tim, gan, thậm chí có thể gây đột quỵ.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Adam Xmen sản xuất tại Công ty cổ phần dược phẩm Pulipha, do Công ty cổ phần dược phẩm quốc tế Việt Pháp (địa chỉ số 15 Nguyễn Khuyến, Ngô Quyền, TP Hải Phòng) chịu trách nhiệm phân phối.
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe KisuNew giảm cân trà xanh (số lô 030821). Sản phẩm do Công ty cổ phần Dược trung ương Viheco sản xuất, Công ty TNHH thương mại thực phẩm Nam Phát (địa chỉ 268 Trương Vĩnh Ký, phường Tân Thành, quận Tân Phú, TP.HCM) chịu trách nhiệm về chất lượng và phân phối.
Lấy mẫu tại nhà thuốc Khánh Lan (đường Tôn Đức Thắng, phường Khai Quang, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc), lực lượng chức năng phát hiện sản phẩm này chứa cùng lúc bốn loại chất cấm là Phenolphtalein, Sibutramine, Desmethylsibutramine, Desisobutyl benzylsibutramine.
Cảnh sát và các công tố viên cho biết nghi phạm được cho rằng đã tắt máy thở của một phụ nữ nằm cùng phòng bệnh viện. Sau đó, mặc dù nhân viên y tế nói với bà rằng chiếc máy này rất quan trọng đối với bệnh nhân, bà vẫn tiếp tục tắt thiết bị vào buổi tối.
Các nhà chức trách thông báo, bệnh nhân bị tắt máy thở phải hồi sức cấp cứu. Người này không bị nguy hiểm tính mạng nhưng vẫn cần được chăm sóc đặc biệt.