Trong quá trình hoạt động, gần 80% các vấn đề sinh ra là do việc thông tin không được truyền tải “đúng - đủ - rõ ràng”, chỉ cần một thông tin sai lệch nhiều khi dẫn đến thiệt hại hàng tỷ đồng, nhưng lại không xác định được trách nhiệm cá nhân nào do lỗi thông tin.
Đối với thông tin là vậy. Còn hồ sơ dự án, những bản in giấy, từ giai đoạn thiết kế đến xây dựng, hoàn công, nhiều khi cần đến nhiều container hay kho có diện tích hàng trăm m2 để lưu trữ, mỗi lần có công tác kiểm tra là
Tiếp đến là các dữ liệu liên quan đến nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng, cư dân… việc lưu trữ truyền thống làm mất nhiều cơ hội do không phát huy được vai trò của dữ liệu, mà ngày nay gọi là “Dữ liệu lớn (Big Data)”.
Và rất nhiều dữ liệu trong một doanh nghiệp bất động sản cần sự có mặt của công nghệ để tối ưu hoá, giảm tải hệ thống, bớt nhân sự chuyên trách, qua đó tăng lợi nhuận và phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Quan trọng là phải thay đổi “thói quen”
Cần điều kiện gì để áp dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp BĐS một cách hiệu quả?
Theo tôi, trước tiên cần đến từ nhận thức đúng của chủ doanh nghiệp hay những người đứng đầu. Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp hiện nay đang dừng ở việc nghĩ rằng CĐS đơn thuần là có máy tính kết nối internet và sử dụng những công cụ như quét chụp (scan), email, chat (Zalo)... Thực tế, đó chỉ là phần số hoá (Digitalization), một trong phần cơ bản của quá trình chuyển đổi số (Digital Transformation).
Chính vì vậy, để CĐS được diễn ra đúng kỳ vọng, trước tiên cần: Sự đồng lòng của cả tập thể và trao đủ quyền quyết định cho lớp giám đốc (C-Level). Nếu không đủ quyền, việc áp dụng sẽ mang tính nửa mùa và có khả năng tê liệt, trì trệ, dẫn đến việc bỏ qua và quay về phương thức truyền thống.
Công nghệ không phải là chiếc đũa thuần, đó chỉ là công cụ. Giống như các việc làm khác, một người muốn sử dụng tốt công cụ cần có kỹ năng được đào tạo bài bản và thao tác đúng quy trình. Và đối với doanh nghiệp cũng vậy, để áp dụng tốt công nghệ, cần có quy trình, phân công rõ ràng từ cách truyền thống.
Nhận thức về “chi phí công nghệ”. Hiện nay hầu hết đang bỏ qua trong quá trình tính chi phí doanh nghiệp hay chi phí sản xuất, thậm chí mặc định ở nhiều doanh nghiệp, những phần mềm được cài đặt như Windows, Office là phần mềm bẻ khoá (crack). Điều này làm cho việc đồng bộ hoá với dữ liệu đám mây (Cloud) bị chặn và tạo nhiều cổng sau (Back door) cho hacker tấn công. Việc này không thể dẫn đến một kết quả CĐS thành công.
Bắt kịp xu thế công nghệ. Một thực tế hay bắt gặp là nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, do không có kiến thức sâu về công nghệ, nhưng lại gặp các nhân sự IT tư vấn về cách triển khai với công nghệ cũ
Dùng đúng công cụ. Đối với các phần mềm, các nhà phát triển đã phân biệt rõ các cấp độ ứng dụng như: Personal (cá nhân), Business (doanh nghiệp nhỏ), Enterprise (doanh nghiệp lớn). Hay phần mềm chat nhanh (Instant Messenger - IM) như: Zalo, Viber, Telegram... không thích hợp để “chat” công việc, mà là những công cụ như Slack, Click Up… mới đúng công cụ để làm việc nhóm (Collaboration). Nếu dùng hệ chat IM cho công việc của một doanh nghiệp lớn, việc rối thông tin, thiếu sót là điều không tránh khỏi.
Một trong những rào cản lớn khiến quá trình CĐS khó khăn và thường dẫn đến thất bại chính là “thói quen”. Với thời đại ngày nay, việc áp dụng các công cụ công nghệ không hề khó, hầu hết các ứng dụng được thiết kế với giao diện rất gần gũi, thậm chí không cần dùng tư duy phải học được chứng chỉ sử dụng như cách đây 10 - 15 năm về trước. Tất cả chỉ là việc chịu khó thay đổi chút thói quen, chỉ cần mất 5 đến 30 phút bình tĩnh tiếp nhận cái mới, nghĩ cho cái chung trong phát triển bền vững doanh nghiệp cho nhiều năm sau. Và thực tế, một khi đã vào nề nếp rồi, chúng ta sẽ được tận hưởng rất nhiều thời gian cho việc khác.
Để thay đổi thói quen, đôi khi cần nhiều tháng đến nhiều năm. Đó cũng chính là thời gian để biết được việc chuyển đổi số có thành công hay không.
Ngô Tuấn Khôi, Chủ tịch công ty Siem
Báo VietNamNet trân trọng cảm ơn và mời độc giả tiếp tục tham gia viết bài chia sẻ kinh nghiệm, kể những câu chuyện, sáng kiến cho chuyển đổi số quốc gia. Các bài viết vui lòng gửi về địa chỉ: [email protected].
" alt=""/>Chuyển đổi số trong doanh nghiệp bất động sản làm sao để hiệu quả?Phần bình luận, nhiều nghệ sĩ, người quen, khán giả chúc mừng Trịnh Kim Chi. Nghệ sĩ Hồng Tơ, hoa hậu Diễm Hương, diễn viên Trí Quang, Hoài An, Kha Ly,... thể hiện sự ngưỡng mộ đối với món quà "khủng" ông xã Trịnh Kim Chi tặng vợ.
![]() | ![]() |
Cận cảnh chiếc nhẫn kim cương được ước tính hơn 5 carat, trị giá 4 tỷ đồng của Trịnh Kim Chi.
Tuy nhiên, liên hệ với Trịnh Kim Chi, chị từ chối chia sẻ thêm. "Tôi rất hạnh phúc khi vừa nhận món quà từ ông xã. Tôi không quá bất ngờ vì đã biết anh chuẩn bị quà từ trước đó rồi. Dù vậy, đây chỉ là món quà của chồng mà tôi trân quý, không muốn nói quá nhiều về nó", chị cho hay.
Một chuyên gia về kim cương xin giấu tên chia sẻ với VietNamNet, theo những ảnh chụp cận đăng trên trang cá nhân Trịnh Kim Chi, viên kim cương của NSƯT ước tính hơn 11 ly, nặng hơn 5 carat, căn cứ màu sắc và độ trong của sản phẩm thì trị giá có thể không dưới 4 tỷ đồng.
Trước chiếc nhẫn kim cương đắt giá này, NSƯT Trịnh Kim Chi từng sở hữu nhiều món quà giá trị do ông xã doanh nhân Trấn Phương tặng. Chị từng nhận một chiếc nhẫn kim cương vào dịp Lễ Tình nhân 2019, kích cỡ và khối lượng nhỏ hơn chiếc hiện tại.
Món quà đắt đỏ nhất Trịnh Kim Chi từng nhận từ chồng là một căn nhà. Dịp sinh nhật thứ 47 của mình, chị đã nhận một bó hoa giấu một chiếc chìa khóa nhà bên trong. Đây cũng là không gian sống của gia đình NSƯT hiện tại.
Món quà thường xuyên được Trịnh Kim Chi sử dụng nhất là chiếc xe hơi. Chị quan niệm không bao giờ bán quà chồng tặng, trừ việc đổi xe mới. Người đẹp thường tự lái xe chồng tặng đi làm, đi chơi.
Trong khi đó, những chiếc túi hiệu, áo quần, phụ kiện,... mà Á hậu 2 Hoa hậu Việt Nam 1994 được tặng nhiều không đếm xuể. Sinh nhật thứ 51 vừa qua, doanh nhân Trấn Phương lại tặng vợ 2 chiếc túi Chanel.
![]() | ![]() |
Chiếc nhẫn kim cương chồng tặng hồi năm 2019, Trịnh Kim Chi định trao lại khi con gái lấy chồng.
Dù vậy, món quà Trịnh Kim Chi nhớ nhất lại là món quà đầu tiên thời hai vợ chồng mới quen nhau. Khi ấy, Trịnh Kim Chi còn là ca sĩ trong nhóm Ngẫu nhiên, cần một chiếc máy MD - một loại máy nghe nhạc có thể thu âm - để làm nhạc, đi hát. Ngay hôm sau, Trấn Phương đã mang máy đến tặng chị, các thành viên khác trong nhóm đều tán thưởng, ngưỡng mộ.
Vì vậy, trong 22 năm hôn nhân, điều khiến Trịnh Kim Chi luôn tự hào về Trấn Phương là anh vô cùng yêu chiều vợ con, đặt gia đình lên hàng đầu. Đặc biệt là doanh nhân rất tâm lý, chưa bao giờ để vợ phải chủ động xin xỏ cái gì, kể cả nhắc khéo.
NSƯT Trịnh Kim Chi cũng là gương mặt nổi bật với hoạt động thiện nguyện thường xuyên, tích cực trong giới nghệ sĩ. Với cương vị Phó Chủ tịch Hội sân khấu TP.HCM, chị luôn duy trì các hoạt động thiện nguyện của đơn vị.
Về cá nhân, Trịnh Kim Chi sáng lập Quỹ Chăm lo nghệ sĩ, dành phần lớn thời gian và hoạt động giúp đỡ các nghệ sĩ có hoàn cảnh khó khăn. Suốt 6 tháng TP.HCM bùng dịch, Trịnh Kim Chi bận rộn mỗi ngày với việc tìm nguồn rau củ, thuốc, gạo, sữa,… rồi điều phối xe đưa vào khu cách ly, phong tỏa giúp người dân.
Mỹ Lê
" alt=""/>Trịnh Kim Chi được chồng tặng nhẫn kim cương 4 tỷ đồng dịp 22 năm cưới
Khi Wina Miranda chuyển từ Indonesia tới Luandanăm 2008 cùng với chồng cô, kỹ sư Erwin Santosa, cô biết thành phố này sẽ rấtđắt đỏ. Nhưng cô không nghĩ sự đắt đỏ lại quá mức như vậy.
"Thực tế, chi phí sinh hoạt và các loại phí tổn làtất cả những gì tôi tìm thấy khi tra cứu trên Google về Angola", người phụ nữ 34tuổi này bày tỏ. "Không có nhiều dữ liệu, không ảnh hay thông tin khác, chỉ cónhững câu chuyện kể về giá cả đắt đỏ tại đây. Nhưng thực tế, chúng tôi khôngbiết là như thế nào mãi cho tới khi chúng tôi tới đây và qua trải nghiệm".
Erwin, 34 tuổi, làm việc cho một công ty dầu lửa quốc tế và thu nhập củaanh dùng để chi trả cho tiền nhà (một căn 3 phòng ngủ nằm bên trong một khu tưnhân ở phía nam thành phố), tiền xe và học phí cho con gái 7 tuổi ở trường quốctế.
"Đông lạnh"
Wina cho hay, chi phí chính của gia đìnhcô là mua các loại hàng tạp phẩm.
"Tôi nghĩ chúng tôi có thể phải mấttới 2.000 USD/tháng, và chúng tôi thậm chí không uống rượu", cô cho biết rồigiải thích rằng, thịt và rau là các mặt hàng đắt nhất.
"Chúng tôi làngười Á và ăn rất nhiều giá đỗ, nhưng một hộp ở đây giá 6 USD còn thịt bò có thểlên tới 45 USD/kg, và đó là đồ đông lạnh, chứ không phải thịt tươi".
Theo kỹ sư viễn thông Bồ Đào Nha Fernando Azvedo, người sống ở Luandacùng vợ kể từ năm 2010, những mặt hàng giá cả phải chăng là beer (60 xu/chai),thuốc lá (1,5 USD) và xăng dầu - 40 xu một lít diesel.
"Chúng tôi cóthể đi quanh Luanda để tìm giá tốt hơn", anh cho biết. "Nhưng sẽ chẳng bao giờdám chắc về chất lượng hàng hóa. Tôi chỉ mua hoa quả bên ngoài các cửa hàng bìnhthường, tất cả bạn đều không biết về điều kiện hoặc xuất xứ sản phẩm".
Azvedo trả 5.000 USD/tháng thuê nhà - mặc dù số tiền này do công ty chitrả - và cho biết việc chi 200 USD cho một bữa ăn đơn giản bên ngoài là chuyệnthường.
"Cắt cổ"
James Wilde, người đã sống khắp thế giớivà giờ đang làm cố vấn cho một công ty viễn thông Đức ở Luanda, nhận xét:"Luanda chắc chắn là nơi đắt đỏ nhất mà tôi từng ở".
"Giá thuê nhà thìđúng là cắt cổ. Một căn hộ hai phòng ngủ ở Luanda giá 4-5.000 USD mỗi tháng. Khisống ở Moscow, tôi tốn 2.000 USD mỗi tháng tiền thuê một căn hộ hai phòng ngủ,và ở đây, bạn phải trả nhiều hơn mà chất lượng nhà thì không bằng".
"Lần đầu tiên đến đây, tôi nhớ tôi đã phải cất trữ đồ trong nhà bếp, vàlần đầu tiên tới cửa hàng tạp phẩm, tôi tiêu mất 800 USD. Hàng mua được không đủxếp trong cốp xe, tôi không tin nổi".
"Điều bực nhất là tôi không nghĩbạn nhận được những gì bạn phải mất tiền mua, về mặt chất lượng hoặc dịch vụ.Nhưng khi đó, lương của tôi được điều chỉnh nên cũng đủ chi trả khi làm việc ởLuanda, và tôi nghĩ phần lớn các trường hợp người nước ngoài sống ở đây đềuthế".
Vậy tại sao một thành phố như Luanda lại đắt đỏ đếnvậy?
Có một số nguyên nhân. Nguyên nhân chính là Angola đã trải qua mộtcuộc nội chiến bắt đầu năm 1975, khi nước này giành được độc lập từ Bồ Đào Nha,và kéo dài đến năm 2002.
Trong thời gian đó, hầu hết các ngành sản xuấtcông nghiệp, nông nghiệp đều ngừng trệ và cơ sở hạ tầng cơ bản như đường sá,đường sắt, đường điện và đường ống nước bị tàn phá nặng nề.
Một thời lànhà xuất khẩu lớn về các mặt hàng như cà phê và cotton, và tự cung tự cấp về hầuhết các loại hàng hóa, Angola giờ đây phải nhập khẩu khoảng 80% các loại hànghóa tiêu dùng.
Với mỗi hộp hoặc gói thực phẩm mua ở Luanda, bạn phảitrả cho cả chi phí vận chuyển sản phẩm đó vào Angola và đưa hàng đó lên kệ siêuthị, qua một cảng chồng chất các loại thuế nhập khẩu và một thành phố tắc nghẽnvề giao thông.
Có một số người hoài nghi cho rằng giới kinh doanhchóp bu ở Angola, những người kiểm soát các công ty nhập khẩu, đã không làm gìnhiều để hạ bớt các chi phí, mặc dù trong những năm gần đây, đó là một trongnhững ưu tiên của chính phủ.
Jose Severino, Chủ tịch Hiệp hội Côngnghiệp Angola (AIA), nói rằng đó là một một vòng luẩn quẩn.
"Bạn chịuđiện mất liên tục, vì vậy bạn cần một máy phát, hệ thống vận tải nghèo nàn vànhân lực yếu kém làm tăng chi phí sản xuất tổng thể, và điều đó có nghĩa là nhậpkhẩu hàng hóa còn rẻ hơn là chế tạo hàng hóa ở đây".
"Nếu tình trạngnày còn tiếp diễn, và nếu ở đây, các loại thuế quá cao, tệ quan liêu quá phứctạp thì sẽ không ai muốn sản xuất ở địa phương, và giá cả sẽ không thể hạđược".
Giá nhà ở giảm?
Tuy vậy, cũng có một số tin tứctốt lành. Giá nhà ở mới đây đã giảm.
Daniel Esteves điều hành Imorizon,một công ty bất động sản nhỏ ở Luanda. Gốc Bồ Đào Nha nhưng lấy một cô gáiAngola, anh đã sống ở quê hương vợ 5 năm nay.
"Đó là vấn đề giữa cung và cầu. Khi thêm nhiều nhà ởđược xây dựng thì giá giảm xuống. Trong một số trường hợp, giá căn hộ giảm 50%so với cách đây 3 năm, và xu hướng này sẽ còn tiếp tục".
Tuy nhiên, Esteves cho biết anh vẫn có thể cho thuêmột căn hộ ở vùng ngoại ô mới Talatona với giá 15.000 USD, và các căn nhà ở khuvực đó khởi điểm từ 6.000 USD đến 30.000 USD/tháng, phụ thuộc vào loại nhà vàcác tiện nghi.
Dòng người nước ngoài ồ ạt kéo vào Luanda thời hậuchiến, với nhiều người làm việc trong lĩnh vực xây dựng và dầu lửa, đã đẩy giácả lên cao.
Nhưng tuy nhất trí rằng các công ty đa quốc gia có thể làmtăng giá nhà ở, Fernando Azvedo vẫn tin rằng chính các chủ nhà Angola đã kiếmchác từ cơ hội này. Anh cho biết thêm, mặc dù những người xa xứ đôi khi vungtiền cho các bữa ăn ở nhà hàng hoặc mua các vật dụng nhập khẩu giá đắt ở siêuthị, nhưng anh cảm thấy người Angola giàu có mới là những người chi tiêu hàophóng.
Wina Miranda, một kỹ sư về môi trường nhưng không làmviệc trong thời gian ở Luanda, nói rằng cô và những người nước ngoài đã học đượccách xoay xở với giá cả.
Cô thường mang một hộp thức ăn giữ được lâumỗi lần họ về nhà và mới đây cô còn phát hiện ra một nông trại Trung Quốc bánrau ngon với giá rẻ.
"Tôi biết một phụ nữ tự làm sữa chua, kem, bánh mìvà bà còn tự trồng bắp cải, ủ giá đỗ. Không có nhiều việc ở đây nên bạn có nhiềuthời gian để làm những thứ đó".
"Tôi nhớ 10 ngày sau khi chúng tôi tớiđây là đến sinh nhật con gái tôi. Tôi đã hứa với cháu là sẽ có một chiếc bánhBarbie, vì vậy tôi ra ngoài tìm mua và mức giá là 360 USD. Nhưng năm sau đó, tôiđã tự làm bánh cho con, đó là những gì bạn làm, bạn học cách để trụ được, bởi vìmột chiếc bánh sinh nhật giá 360 USD là một điều quá lố".
Ed Corbett làmột cố vấn kinh doanh Anh sống ở Luanda.
Ông nói tiếng Bồ Đào Nha vàkhông gặp vấn đề gì khi bắt taxi ở địa phương hay mặc cả hoa quả mua của nhữngngười bán dạo. Tuy nhiên, ông thừa nhận không phải tất cả những người nước ngoàiở Luanda đều có thể làm được điều đó.
Theo ông, giá cả ở thành phố nàyđã giảm 'đáng kể" trong 18 tháng qua, không chỉ về nhà ở mà còn cả các hàng hóatrong siêu thị, chủ yếu do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.
"Tôi sẽ ngạcnhiên nếu Luanda giữ vị trí số 1 trong các cuộc khảo sát về chi phí sinh hoạtnăm nay", Ed Corbett bày tỏ. "Luanda rất đắt đỏ, nhưng nếu bạn biết nơi mua sắmthì thành phố này đang trở nên ngày càng dễ chịu hơn".
Thanh Hảo(Theo BBC)