Các thiết bị di động nói chung và smartphone nói riêng của năm 2018, ít nhất là sau Quý II, nhiều khả năng sẽ đều sở hữu một đặc điểm thiết kế chung: Tích hợp on-board một con chip Trí tuệ nhân tạo.
Theo lời giáo sư Yoo Hoi-jun thuộc Viện nghiên cứu Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc trong cuộc phỏng vấn với tờ The Korea Herald: “Cuộc cạnh tranh trên mặt trận vi xử lý AI toàn cầu đang ngày càng nở rộ và trở nên khốc liệt tới mức chỉ tới nửa sau của 2018 thôi, chúng ta sẽ được chứng kiến chip AI được tích hợp trên mọi smartphone đầu bảng”.
Nhiều báo cáo cho rằng Samsung sẽ sớm bắt tay vào sản xuất chip AI với hy vọng thương mại hóa thành công mặt hàng này trong vòng vài năm. Nếu thành sự thật, người khổng lồ công nghệ xứ Hàn sẽ gia nhập nhóm với Huawei, Apple và Microsoft trong cuộc chiến sản xuất vi xử lý AI thiết kế riêng để tích hợp lên thiết bị di động tiêu dùng.
Dù hiện vẫn còn nhiều nguồn tin đồn thổi việc flagship tiếp theo của Samsung sẽ là smartphone màn hình gập, khả năng cao là chúng ta sẽ thấy một con chip AI năm trong chiếc Galaxy tiếp theo. Cuộc chiến AI rõ ràng đang nhen nhóm giữa các công ty với việc Huawei dẫn đầu cùng vi xử lý Kirin 970, A11 Bionic nằm trong iPhone X của Apple cũng được quảng cáo là có mạng lưới thần kinh nhân tạo. Đây là dấu hiệu cho một hướng đi rõ ràng dành cho nhà phát triển, đặc biệt là khi Samsung sắp sửa tham gia cuộc chơi.
![]() |
Chợ vé online trên Facebook vô cùng sôi động.
Ngay sau khi VFF mở bán online vé xem bóng đá trận Việt Nam và Philippines tại SVĐ Mỹ Đình vào 6/12/2018 tới đây, trên chợ vé bóng đá online trên Facebook đã khá nhộn nhịp các status rao bán vé vào sân với giá từ 1,5 triệu đến 5 triệu đồng một cặp. Số lượng vé rao bán khá nhiều, thậm chí có người còn công bố "muốn mua bao nhiêu cũng có".
Vé giá gốc trận bán kết lượt về của ĐT Việt Nam và ĐT Philippines có 4 mệnh giá gồm: 200.000 đồng, 300.000 đồng, 400.000 đồng và 500.000 đồng. Còn giá vé chợ đen rao trên mạng thì cao gấp từ 7 đến 10 lần giá gốc.
Cụ thể, 1 cặp vé mệnh giá 200.000 được rao bán giá 1,5 triệu đồng. Vé mệnh giá 300.000 đồng được rao bán giá 2,5 đến 3,5 triệu đồng 1 cặp. Vé mệnh giá 400.000 đồng được rao bán 4 triệu đồng/cặp, có người còn rao bán giá 8,5 triệu cho 4 vé mệnh giá này. Mệnh giá cao nhất 500.000 đồng được rao bán 5 triệu đồng/cặp.
![]() |
Vé mệnh giá 300.000 đồng được rao bán 2,5 triệu đồng/cặp. |
![]() |
Vé mệnh giá 500.000 đồng được rao bán 5 triệu đồng/cặp. |
Ngày 22/11/2018 CMC Telecom và IBM công bố giải pháp IBM Cloud Private được triển khai trên nền tảng đa đám mây của CMC Telecom trong hội thảo "Innovate and Modernize Apps with IBM Cloud Private" diễn ra tại TP HCM.
Theo chia sẻ của ông Jaric Sng - Trưởng nhóm kỹ thuật IBM Cloud Private (Asean) trong hội thảo, giải pháp IBM Cloud Private là nền tảng đám mây đáng tin cậy và có thể mở rộng chạy trên hạ tầng của doanh nghiệp và mở rộng thông qua đa đám mây (multi-cloud).
![]() |
Ông Jaric Sng - IBM Cloud Private Technical Leader, IBM Asean |
“Triển khai IBM Cloud Private, các nhóm quản trị, vận hành ứng dụng và phát triển có thể chia sẻ môi trường đám mây linh hoạt phía sau tường lửa để tạo ra các ứng dụng dựa trên khối kiến trúc phần mềm mới microservices (nhiều dịch vụ nhỏ), hiện đại hoá các ứng dụng hiện tại bằng cách sử dụng phần mềm trung gian và tích hợp an toàn giữa hai ứng dụng này”, ông Jaric Sng cho biết.
Với lợi thế là đơn vị có hệ thống thiết bị trong hệ thống core của tất cả ngân hàng, cùng với sự chuyển đổi CMCN 4.0, dịch vụ IBM Cloud Private sẽ giúp các ngân hàng có thể tiến hành thử nghiệm hệ thống trước khi triển khai thực tế các ứng dụng trong quá trình chuyển đổi sang ngân hàng số.
Ông Lê Anh Vũ - Giám đốc TTKD Giá trị gia tăng CMC khẳng định: “CMC Telecom là đơn vị duy nhất được IBM lựa chọn là đối tác triển khai Portal quản trị dịch vụ ICP tại Việt Nam. Như vậy bên cạnh việc cung cấp dịch vụ ICP (IBM Cloud Private) cho khách hàng, CMC Telecom còn có thể cung cấp cổng thông tin quản trị giúp khách hàng dễ dàng quản lý hệ thống của mình.”
![]() |
Ông Lê Anh Vũ - Giám đốc TTKD Giá trị gia tăng CMC Telecom |
Giải pháp IBM Cloud Private kết hợp với công cụ quản trị của CMC Telecom hiện có thể triển khai linh hoạt trên nhiều môi trường điện toán đám mây như Google Cloud Platform, AWS, Azure, VMware, CMC Cloud …. Như vậy doanh nghiệp, đặc biệt các cán bộ trong bộ phận IT, quản lý hệ thống CNTT sẽ có một công cụ quản trị theo dõi được về chi phí, ứng dụng trên các nền tảng điện toán đám mây khác nhau đồng thời.
Thúy Ngà
" alt=""/>IBM Cloud Private