Chị T. đi lao động tại tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Ngày 18/1, chị này đi ô tô từ Trung Quốc về Cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh).
Sáng hôm sau, chị T. bắt 2 chuyến xe khách về xã Châu Kim, huyện Quế Phong.
![]() |
Khu vực cách ly của BV Hữu nghị Đa khoa Nghệ An |
Đến ngày 28/1, người phụ nữ này xuất hiện các triệu chứng sốt, ho, khó thở.
Thấy triệu chứng bệnh của mình giống mắc bệnh cúm Vũ Hán do chủng virus corona nên chị T. chuyển xuống BV Hữu nghị Đa khoa Nghệ An khám và làm xét nghiệm.
Tại đây, bệnh nhân được cách ly theo dõi và thực hiện điều trị triệu chứng bằng dịch truyền, hạ sốt, kháng sinh phòng bội nhiễm.
Mẫu bệnh phẩm của chị T. được gửi ra Viện dịch tễ Trung ương để xét nghiệm, phân tích.
Ông Trần Tất Thắng cho biết, kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đối với mẫu bệnh phẩm của chị T. âm tính với chủng virus corona. Bệnh nhân chỉ mắc cúm B thông thường.
Theo ông Thắng, đến sáng nay, qua điều trị, chị T. đã hết sốt, các triệu chứng bệnh đều giảm, có thể đi lại và ăn uống bình thường.
- Bộ Y tế công bố ca thứ 6 nhiễm viêm đường hô hấp cấp do virus corona mới. Bệnh nhân là lễ tân khách sạn ở Khánh Hoà.
" alt=""/>Người phụ nữ bị cách ly ở Nghệ An chỉ bị cúm thông thườngMới đây nhất, Ford đã giải quyết vụ kiện vào tháng 2/2020 và hãng xe Mỹ đồng ý với thỏa thuận giải quyết tự nguyện với khách hàng. Số tiền thỏa thuận chi trả ít nhất là 30 triệu đô la, nhưng một bài báo từ Detroit Free Press cho thấy chi phí cuối cùng có thể khiến Ford phải trả lên đến nửa tỷ đô la.
Bài báo không đề cập đến một mức giá mua lại cụ thể duy nhất, mà có phạm vi từ 15.000 đến 22.000 đô la. Thống kê có khoảng 100.000 bị lỗi và Ford phải mua lại. Nếu 30% trong số những xe bị lỗi được thỏa thuận mua lại với giá thấp nhất 15.000 USD, ước tính Ford cũng sẽ tốn tới 450 triệu đô la cho vụ việc.
Trả lời phán quyết từ tòa án, người phát ngôn của Ford, ông Said Deep nói trong một tuyên bố: "Chúng tôi hài lòng với phán quyết của tòa án và mong muốn được thực hiện cuối cùng của thỏa thuận giải quyết."
Để có kết quả như ngày hôm nay, là một quá trình lâu dài của những người theo đuổi vụ kiện. "Chúng tôi bắt tay vào một cuộc phiêu lưu kéo dài 8 năm để buộc Ford phải chịu trách nhiệm", Ryan Wu, cố vấn trưởng của văn phòng luật Capstone Law nói.
Theo điều tra của Detroit Free Press cho thấy, có rất nhiều khách hàng đã tải qua hơn 3 lần sửa chữa tại hãng nhưng không thể khắc phục lỗi, con số lên tới 350.000 xe. Nhưng theo tính toán của Ryan Wu, chỉ có khoảng 100.000 xe đủ điều kiện tham gia chương trình mua lại.
![]() |
Ford có thể phải trả 500 triệu đô la mua lại xe bị lỗi, nhưng có thể tốn hơn thế rất nhiều |
Gần 2 triệu chủ sở hữu của Ford Fiesta và Focus thuộc diện ảnh hưởng của thỏa thuận giải quyết, và có ít nhất 1,5 triệu phương tiện vẫn đang được sử dụng đến nay, theo dữ liệu đăng ký xe của Mỹ. Vì vậy, những chi phí khắc phục của Ford có thể chưa dừng lại ở đây. Ford đã viết trong báo cáo nội bộ năm 2016, khi đóng khung chi phí dự kiến đến năm 2020, rằng "Tổng chi tiêu liên quan đến chất lượng cho hộp số DPS6 có thể lên đến 3 tỷ USD".
Tại Việt Nam, đầu năm 2018, một người tiêu dùng tại TPHCM khởi kiện Ford Việt Nam vì xe ô tô Ford Focus lỗi kỹ thuật hộp số. Chiếc xe này thường xuyên báo lỗi: “Trasmission hot, wait 5 minutes” và báo lỗi nguy hiểm “Transmission overheating stop safely”… kèm theo đó là hiện tượng bị tuột số, không bắt côn số. Sau đó khoảng 2 tháng, 76 chủ xe đã tiếp nối khởi kiện, yêu cầu Tòa án TP. Hải Dương ra quyết định, buộc Ford Việt Nam phải thu hồi hoặc sửa chữa, thay thế miễn phí các hộp số Powershift trên tất cả dòng xe EcoSport, Fiesta và Focus tại Việt Nam. Theo đơn khởi kiện, các chủ xe cho rằng Ford Việt Nam đã quảng cáo sai sự thật về chất lượng của hộp số, gây hoang mang cho họ khi tham gia giao thông.
Vào tháng 12/2018, Ford Việt Nam đã tuyên bố dừng sản xuất chiếc Fiesta sau 7 năm thăng trầm.
Đình Quý (theo Detroit Free Press)
Cộng đồng những người sử dụng xe Ford đang khá hoang mang khi mới đây, có tới 400 khách hàng đi Ford Ranger Wildtrak 2.0L Bi-Turbo và Ford Everest gặp hiện tượng rò rỉ dầu ở cổ hút turbo và mặt cam động cơ trên xe.
" alt=""/>Ford có thể phải trả 500 triệu đô la mua lại xe bị lỗiBệnh nhân dương tính với virus corona đang điều trị tại BV đa khoa tỉnh Thanh Hoá
Đơn cử, nếu bệnh nhân có triệu chứng ho nặng sẽ được sử dụng thuốc giảm ho sẵn có, bệnh nhân sốt cao trên 38,5 độ C có thể truyền dịch, uống hạ sốt paracetamol.
Trường hợp bệnh nhân bị rối loạn nước điện giải sẽ được truyền dịch; bệnh nhân rối loạn dinh dưỡng được truyền dịch bổ sung dinh dưỡng.
Đối với những người bị nhiễm khuẩn, bội nhiễm viêm phổi sẽ được dùng kháng sinh phổ rộng đặc trị cho các chủng vi khuẩn gây viêm phổi.
Với những bệnh nhân có các bệnh lý khác như tiểu đường, huyết áp sẽ được chỉ định dùng các thuốc điều trị nền bệnh.
Về câu hỏi có đưa Tamiflu vào điều trị viêm phổi cấp do virus corona, ông Lâm khẳng định, Tamiflu không có tác dụng nên không được đưa vào hướng dẫn điều trị bệnh này, do đó, người dân không nên đổ xô đi mua Tamiflu. Tamiflu là thuốc kê đơn, phải tuân theo chỉ định chặt chẽ của bác sĩ.
Theo ông Lâm, khi có dịch, việc quan trọng là phải đảm bảo nguồn cung ứng thuốc điều trị. Hiện Bọ Y tế đã liên hệ với các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược và các cơ sở y tế đảm bảo nguồn cung ứng, luôn sẵn sàng thuốc để phục vụ cho việc chống dịch, đặc biệt không được phép để thiếu thuốc. Trường hợp thiếu thuốc, phải thực hiện mua sắm trực tiếp.
Ông Lâm khuyến cáo, việc trước tiên người dân cần tuân thủ theo các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế để phòng bệnh cho tốt, tránh lây nhiễm tại cộng đồng; không nhập khẩu động vật hoang dã, không sử dụng động vật hoang dã trong bữa ăn; dùng khẩu trang bảo vệ sức khỏe khi đến nơi đông người.
Trao đổi thêm với VietNamNet, PGS.TS Trần Minh Điển, Phó giám đốc BV Nhi trung ương cho biết, trong phác đồ điều trị viêm phổi cấp do virus corona của Bộ Y tế đã phân rõ 5 loại biến chứng hay gặp, tương ứng với từng phác đồ: Viêm phổi nhẹ; viêm phổi nặng; hội chứng nguy kịch hô hấp cấp tính; nhiễm trùng huyết; sốc nhiễm trùng.
Với các trường hợp nhiễm trùng hô hấp cấp tính nặng, phác đồ nêu rõ cần cung cấp liệu pháp oxy bổ sung ngay lập tức; sử dụng quản lý dịch truyền duy trì khi không có bằng chứng sốc; cho thuốc kháng sinh theo kinh nghiệm để điều trị tất cả các mầm bệnh gây bệnh. Cho thuốc kháng sinh trong vòng 1 giờ sau khi đánh giá bệnh nhân ban đầu nghi ngờ nhiễm trùng huyết.
Ở những bệnh nhân suy hô hấp cấp tiến triển nặng, cần cho thở máy nằm sấp trên 12 giờ mỗi ngày.
PGS Điển cho biết, ông đang đề xuất bổ sung thêm biến chứng thứ 6 là sốc nhiễm khuẩn trong phác đồ do đây là biến chứng cực kỳ nguy hiểm.
Ai phải xét nghiệm virus corona?
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, trong giai đoạn đầu chưa có "mồi" của các tổ chức quốc tế gửi, việc xét nghiệm xác định các ca mắc virus corona mới gặp nhiều khó khăn nhưng hiện Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương đã được cấp mẫu chuẩn để chẩn đoán.
Bộ Y tế yêu cầu bệnh viện lấy mẫu của bệnh nhân nghi nhiễm hoặc nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để xét nghiệm.
Tuy nhiên, bác sĩ và chuyên gia dịch tễ sẽ kết hợp chẩn đoán, quyết định ca nào nên/không nên xét nghiệm, căn cứ theo biểu hiện lâm sàng, đặc điểm dịch tễ, không phải trường hợp nào có dấu hiệu về hô hấp đều được xét nghiệm.
Bên cạnh đó, PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ trung ương- cho hay, đến nay chưa xét nghiệm nào có thể chẩn đoán nCoV tại nhà.
Thúy Hạnh
- Nếu không có khẩu trang y tế, người dân có thể dùng khẩu trang vải để thay thế và giặt mới hàng ngày cho tác dụng ngăn virus corona tương đương.
" alt=""/>Chi tiết phác đồ điều trị viêm phổi cấp do virus corona