20 tuổi, em gái tôi đang bắt đầu bước vào mối quan hệ yêu đương, hẹn hò các kiểu với một cậu nhóc hơn nó 3 tuổi. (Ảnh minh họa)
Vừa bấm vào xem, tôi thở phào nhẹ nhõm vì chỉ là những câu hỏi thăm bình thường mà đôi nào yêu nhau cũng nhắn như thế. Tôi tắt điện thoại và ra khỏi phòng với tâm trạng thoải mái hơn. Tôi luôn tin em mình sẽ biết điểm dừng.
Khi mà niềm tin chưa kịp vững chãi thì đêm qua, khi dậy đi vệ sinh, tôi gặp cú sốc khi đi qua phòng em gái. Lúc đó là 2 giờ sáng, tôi vẫn thấy ánh đèn nhè nhẹ chiếu ra từ phòng em, thêm cả tiếng thì thầm cười khúc khích, tiếng ú ớ rất kỳ quặc.
Tôi nhìn qua khe cửa và chết điếng khi thấy em mình đang trần như nhộng múa hông, lắc qua lắc lại trước màn hình vi tính. Tiếng từ loa vi tính phát ra càng khiến tôi bực bội. Đó là giọng người yêu của em, gã đó buông những lời bẩn tưởi và bảo em mở thêm đèn lên cho hắn nhìn rõ hơn.
Tôi muốn đẩy tung cái cửa phòng vào, mắng chửi, thậm chí đánh cho em gái mình một trận. Em có biết em đang làm gì không? Giận em mình một thì tôi giận người yêu em gấp 10. Tôi tin chắc gã đó đã rủ rê em làm cái việc này. Nhưng không hiểu sao chân tôi như đổ chì, không thể nhúc nhích nổi. Tôi sợ nếu giờ mình bước vào, em gái sẽ xấu hổ. Tính em xưa nay yếu đuối, nếu xấu hổ quá dẫn đến làm điều gì dại dột thì chẳng phải là tôi đã giết em?
Sau khi cố dằn cơn tức giận xuống, tôi quyết định đi về phòng mình, làm như chưa biết chuyện gì. Tôi phải tìm cách để nói chuyện với em về vụ này.
![]() |
Tôi là người chị vô tâm đã không theo sát em mình, tâm sự nhiều hơn với em về tình yêu giới tính. (Ảnh minh họa) |
Hình như tôi là người chị vô tâm đã không theo sát em mình. Nếu tôi tâm sự nhiều hơn với em về tình yêu giới tính thì có lẽ ngày hôm nay tôi đã không phải chứng kiến cái cảnh tượng đó.
Tôi hoang mang, quay cuồng trong một mớ suy nghĩ hỗn độn. Không kìm được, tôi đã lấy điện thoại nhắn tin cho người yêu em rằng: “Xin cậu đừng làm chuyện ấy với con bé trước khi kết hôn”.
Nhắn xong, tôi vùi mặt vào gối khóc tiếp. Tôi biết làm như vậy là vô duyên, nhưng tôi không biết phải giải quyết việc này thế nào. Chỉ 1 phút sau có tin nhắn đến: “Xin lỗi chị, cô ấy lớn rồi, cô ấy tự biết việc mình làm. Mà chị không phải cô ấy, chị chẳng có quyền can thiệp vào việc riêng tư, hạnh phúc của tụi em. Chị hơi nực cười đấy”.
Tôi định nhắn lại rằng tôi đã biết chuyện hai đứa đang làm, nhưng lại sợ cả 3 khó xử, lại sợ em gái xấu hổ nên thôi.
Giờ tôi chẳng biết phải cư xử với 2 đứa như thế nào nữa. Tôi có nên để kệ em gái, đúng như lời gã người yêu của em nói, em đã lớn đã tự biết việc mình làm. Hay vẫn can thiệp tới cùng, vì có lẽ suy nghĩ của em chưa chín chắn. Tôi sợ em gái tôi sau này sẽ hối hận? Biết làm thế nào đây?
(Theo Afamily.vn)
" alt=""/>Sững sờ nhìn thấy hành động của em gái qua khe cửa phòng ngủTheo BS Ngọc Quyên, có nhiều nghiên cứu và báo cáo ghi nhận rằng vào mùa hè, tỷ lệ đột quỵ cao hơn so với các mùa khác.
“Tình trạng đột quỵ thường xuyên xảy ra vào mùa hè là do việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ kém hơn so với các mùa khác. Các yếu tố nguy cơ này bao gồm: cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, uống rượu...
Ngoài ra, yếu tố nhiệt độ thay đổi đột ngột cũng dễ dẫn đến tình trạng tăng nhịp tim, tăng huyết áp, mất nước do hoạt động lâu dưới thời tiết nắng nóng... gây ra đột quỵ, thiếu máu não ở những người lớn tuổi và người có bệnh lý nền”, bác sĩ phân tích.
Nữ bác sĩ đưa ra “3 không và 3 nên” khi sơ cứu người bị đột qụy. Cụ thể, 3 không gồm:
- Không nên mặc kệ cho bệnh nhân nằm nghỉ ngơi, chờ cơ thể tự phục hồi.
- Không nên cho bệnh nhân ăn hoặc uống.
- Không nên cho bệnh nhân tự điều khiển phương tiện giao thông đến bệnh viện.
3 việc nên làm bao gồm:
- Cho bệnh nhân nằm ở nơi an toàn, tránh những nơi có vật sắc nhọn khi bệnh nhân có biểu hiện co giật. Nên cho bệnh nhân nằm nghiêng để không nuốt ngược nước bọt hoặc đồ ăn vào trong phổi.
- Tiến hành sơ cứu cho bệnh nhân trong lúc chờ xe cứu thương nếu bệnh nhân bị ngưng tim.
- Mang theo thuốc mà người bệnh đang sử dụng và ghi nhớ mốc thời gian khởi phát triệu chứng của người bệnh. Mốc thời gian khởi phát triệu chứng là yếu tố quyết định để bác sĩ tiến hành điều trị cho bệnh nhân.
“Khác với đột qụy, say nắng và sốc nhiệt sẽ có các triệu chứng khởi phát. Diễn tiến bệnh của say nắng và sốc nhiệt sẽ thay đổi theo cấp độ”, BS Ngọc Quyên cho biết. Khi mới bị say nắng hoặc sốc nhiệt, người bệnh sẽ có biểu hiện toàn thân như đỏ bừng mặt, khát nước, đau đầu, chóng mặt. Khi bị say nắng hoặc sốc nhiệt ở mức độ nặng, người bệnh mới có các triệu chứng gần giống với đột quỵ như lú lẫn, nói năng lẫn lộn. Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân sẽ có triệu chứng lơ mơ, hôn mê, co giật, tụt huyết áp.
Lúc này, người thân cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để sơ cứu kịp thời do bệnh nhân bị sốc nhiệt và vẫn có thể tiếp tục mắc thêm đột quỵ nếu có sẵn các yếu tố nguy cơ.
Để phòng đột quỵ vào những ngày nắng nóng, BS CKII Phạm Thị Ngọc Quyên khuyên, đối với những người có sẵn bệnh lý nền cần mang theo thuốc điều trị, khi ra ngoài trời cần mắc các bộ đồ thông thoáng, đội mũ, dùng ô che nắng, uống bù nước. Đối với những người trẻ, khi tham gia vào các hoạt động thể thao ngoài trời phải chú ý uống bù nước, tránh vận động mạnh vùng đầu cổ đột ngột gây tổn thương mạch máu vùng đầu cổ và không sử dụng chất kích thích làm huyết áp tăng vọt.
Cũng theo BS Quyên, hiện vẫn chưa có nghiên cứu khẳng định sử dụng điều hoà gây ra đột quỵ. Tuy nhiên, khi sử dụng điều hoà, nếu chỉnh nhiệt độ quá thấp sẽ gây ra tình trạng chênh lệch nhiệt độ với bên ngoài, làm tăng nguy cơ mắc cảm lạnh và các bệnh về da. Nhiệt độ thích hợp khi sử dụng điều hoà là 25 - 27 độ C.
Về vấn đề mùa hè nóng bức, không ít người tắm nhiều để hạ nhiệt độ cơ thể, nữ bác sĩ cho rằng, mỗi người chỉ nên tắm 1 - 2 lần/ngày để tránh gây tổn thương da. Đồng thời, bác sĩ cũng khuyên cáo không nên tắm đêm, tránh để cơ thể nhiễm lạnh hoặc bị cảm lạnh, dễ gây ra tình trạng liệt dây thần kinh số 7.
Ngọc Trang
Phát biểu khai mạc phiên toàn thể, ông Nguyễn Thành Hưng, nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT, Chủ tịch VNISA cho biết, mới đây VNISA đã thực hiện khảo sát 135 tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam về việc đảm bảo an toàn thông tin.
Kết quả khảo sát đã nêu ra một số vấn đề lớn cần được quan tâm và khắc phục thời gian tới, đó là cứ 4 tổ chức, doanh nghiệp thì có 1 đơn vị từng bị gián đoạn hệ thống - dịch vụ, bị tấn công mạng trong năm 2022; 76% tổ chức, doanh nghiệp chưa đủ nhân lực an toàn thông tin đáp ứng yêu cầu hiện tại.
Khảo sát cũng cho thấy, có 87% tổ chức, doanh nghiệp lo sợ yếu tố “Con người”, 58% đơn vị lo ngại về “Công nghệ” và 47% lo ngại về lỗ hổng trong “Quy trình”. Cùng với đó, 68% tổ chức, doanh nghiệp cho biết chưa đủ kinh phí đầu tư cho an toàn thông tin hàng năm. “Cũng vì thế, năm nay chúng tôi chọn chủ đề “Chung tay bảo vệ người dân và doanh nghiệp chuyển đổi số an toàn” cho hội thảo Ngày An toàn thông tin Việt Nam hôm nay”, ông Nguyễn Thành Hưng chia sẻ.
Trao đổi tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh, chuyển đổi số là một chương trình lớn, dài hạn của quốc gia. Chuyển đổi số là đưa các hoạt động của mọi người lên môi trường số. Đồng nghĩa với việc chúng ta phải bảo vệ hơn 3.000 hệ thống thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước cùng hoạt động trên không gian mạng của gần 1 triệu doanh nghiệp, 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, 26 triệu hộ gia đình và 100 triệu người dân.
Nhận định khối lượng công việc trên là rất lớn mà không một lực lượng đơn lẻ nào có thể làm hết được, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng chỉ rõ, việc bảo đảm an toàn không gian mạng và an toàn cho các tổ chức, người dân trên không gian mạng là trách nhiệm, sự chủ động vào cuộc của tất cả cơ quan, tổ chức và cả người dân với nguyên tắc “thực sao ảo vậy”.
Tức là, cơ quan quản lý lĩnh vực nào trong đời thực thì cũng có trách nhiệm quản lý nội dung đó trên không gian mạng. Bên cạnh 3 lực lượng nòng cốt là Quốc phòng, Công an và TT&TT, chúng ta còn có sự tham gia của các hiệp hội, doanh nghiệp và cả người dân.
Tại sự kiện, cùng với việc cập nhật thông tin về tình hình an toàn thông tin mạng năm 2022, Phó Cục trưởng phụ trách Cục An toàn thông tin Trần Đăng Khoa cũng chia sẻ về một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023.
Theo thống kê, trong 11 tháng đầu năm nay, Cục An toàn thông tin đã ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý 11.213 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam. Trong khi đó, tỷ lệ các hệ thống thông tin đã phê duyệt hồ sơ bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ mới đạt 54,8%.
Vì thế, theo ông Khoa, một nhiệm vụ trọng tâm của Cục An toàn thông tin trong năm tới là xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành Chỉ thị về tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
Trong khuôn khổ phiên toàn thể, đã diễn ra lễ ký kết thành lập Liên minh tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho người dân trên không gian mạng giữa 10 đơn vị gồm Cục An toàn thông tin, VNISA, Viettel, VNPT, MobiFone, CMC, Bkav, VNG, Cốc Cốc, Tiktok Việt Nam.
" alt=""/>Bảo vệ người dân và doanh nghiệp trên mạng theo nguyên tắc ‘thực sao ảo vậy”