“Việt Nam là thị trường thứ hai tại châu Á, sau Trung Quốc, mở bán dòng Marq”, ông Ivan Lai - Giám đốc khu vực của Garmin cho biết. Điều này cho thấy các hãng công nghệ vẫn đánh giá Việt Nam là thị trường tiềm năng trong khu vực, kể cả dòng sản phẩm cao cấp, xa xỉ.
Cuối năm ngoái, Vertu cũng quay trở lại thị trường sau vài năm vắng bóng. Các máy được giới thiệu đều có giá gần trăm triệu đồng trở lên.
Nói với VietNamNet khi đó, phía Vertu cho hay kinh tế Việt Nam đang trong nhóm phát triển nhanh nhất khu vực, số lượng tầng lớp trung lưu đang tăng lên, cộng với những thống kê cho thấy mặt hàng xa xỉ đang tăng trưởng tốt tại đây. Do đó, hãng chuyên bán hàng xa xỉ kỳ vọng sẽ có được doanh thu tốt ở thị trường này.
Ông Nguyễn Ngọc Đạt, đại diện nhà phân phối Vertu, cũng cho hay trong thời gian vừa qua, nhu cầu đặt mua sản phẩm Signature (thấp nhất hơn 400 triệu đồng) khá nhiều nhưng không đủ hàng bán do sản xuất với số lượng giới hạn.
Trong khi đó, dòng Marq của Garmin gồm 5 mẫu: Aviator, Adventure, Athlete, Golfer, Captain dành cho 5 đối tượng người dùng khác nhau. Hãng kỳ vọng dòng Golfer sẽ đạt doanh số cao nhất, do cộng đồng người chơi golf đang phát triển mạnh tại Việt Nam. Bên cạnh đó, dòng Athlete, vốn dành cho vận động viên, có thể sẽ đạt doanh thu cao tiếp theo.
Mặc dù mặt bằng chung sản phẩm công nghệ có chiều hướng giảm tăng trưởng, song thị trường thiết bị cao cấp có vẻ vẫn ổn định. Bằng chứng là trong số các smartphone bán chạy nhất gần đây của FPT Shop, luôn có sự góp mặt của dòng máy iPhone 14 Pro Max - giá rẻ nhất cũng ngoài 30 triệu đồng. Chiếc máy cũng nằm top đầu trong nhóm smartphone mang về doanh thu cao nhất cho Thế Giới Di Động.
" alt=""/>Việt Nam vẫn còn đất cho hàng công nghệ cao cấp