Nếu toàn bộ cả năm thành viên trong đội đồng ý, thì hoàn toàn lệnh Đầu Hàng sẽ được thông qua ở phút 15 thay vì 20 như từ trước tới nay.
“Đồng tình đầu hàng (5/5) ở phút 15 là phiên bản chúng tôi đang hướng tới để thử nghiệm. Nó đã bị lướt qua khi đối tượng ưu tiên đang là client mới và công việc tiền mùa giải. Mặc dù vậy. chúng tôi sẽ sớm quay trở lại. Có lẽ sẽ bắt đầu thử nghiệm trên một khu vực duy nhất, sau đó đánh giá xem nó hoạt động đúng với dự định hay không rồi chúng tôi mới nhân rộng ra”, Meddler viết trên diễn đàn LMHT.
Tính năng này có thể rất hữu ích, đặc biệt khi nói đến những trận đấu quá chênh lệch ngay từ khi mới bắt đầu. Tuy nhiên, nhiều người chơi hẳn đang lo ngại rằng nó sẽ bị lạm dụng. Ví dụ, nếu 4/5 người đều không muốn tiếp tục chơi nữa, nó sẽ gây áp lực và buộc thành viên còn lại phải Đầu Hàng theo một cách miễn cưỡng – mặc dù nó không khác biệt cho lắm với hệ thống Đầu Hàng ở phút 20 như hiện nay.
Hiện vẫn chưa có thông tin cụ thể về quá trình phát triển của lệnh Đầu Hàng sớm và khu vực nào sẽ được lựa chọn để tiến hành thử nghiệm đầu tiên. Lý do chắc chắn là Riot đang muốn dồn toàn lực để hoàn thiện nốt những thay đổi ở Tiền Mùa Giải trước khi Mùa 2017 chính thức bắt đầu ở bản cập nhật 6.24. Chúng ta sẽ cùng chờ đợi và hy vọng nó sẽ nhanh xuất hiện.
ABC(Theo Rift Herald)
" alt=""/>[LMHT] Lệnh Đầu Hàng sớm có thể sẽ xuất hiện trong tương lai gầnVề cơ bản, cổ phiếu hạn chế (RSU) là loại cổ phiếu thuộc quyền nắm giữ của các cổ đông trong nội bộ công ty, thường là những thành viên chủ chốt hoặc có quyền quản lý công ty. Khác với cổ phiếu thông thường, quyền mua bán chuyển nhượng loại cổ phiếu này bị hạn chế, có thể giới hạn trong một thời gian nhất định hay khi đạt đến mức điều kiện nào đó về hoạt động của công ty.
Trong trường hợp của Apple, các cổ phiếu RSU được dùng làm phần thưởng cho một số "sếp" của công ty, bao gồm cả giám đốc marketing Phil Schiller, lãnh đạo mảng bán lẻ Angela Ahrendts, giám đốc phần mềm Internet Eddy Cue, người đứng đầu bộ phận kỹ thuật phần mềm Craig Federighi, giám đốc tài chính Luca Maestri, trưởng bộ phận kỹ thuật phần cứng Dan Riccio, lãnh đạo các công nghệ phần cứng Johny Srouji và giám đốc điều hành Jeffrey Williams. Các RSU này mãi tới năm tài khóa 2022 mới có thể chuyển nhượng được.
Tổng cộng Apple đã thưởng cho các thành viên thuộc Hội đồng quản trị của công ty 128.584 RSU. Trong đó, 64.885 RSU được trao thưởng đợt 1 vào ngày 1/10 và 63.699 RSU được trao thưởng đợt 2 vào ngày 25/10. Theo tiết lộ của đại gia công nghệ Mỹ, phần thưởng bằng cổ phiếu này nhằm khuyến khích và tạo động lực phấn đấu cho các lãnh đạo công ty.
Nếu các nhận định của các chuyên gia Phố Wall về cổ phiếu của Apple là chính xác, mỗi lãnh đạo công ty được thưởng RSU rốt cuộc sẽ có 193.469 cổ phiếu thông thường, với trị giá quy đổi hiện thời là 31 triệu USD. Tất nhiên, không có gì đảm bảo 5 năm nữa, các sếp Apple sẽ bỏ túi chừng ấy tiền từ việc chuyển nhượng các cổ phiếu RSU thưởng.
Với các RSU được trao thưởng gần đây nhất vào năm 2014, các lãnh đạo Apple đã không được nhận toàn bộ giá trị cổ phiếu chuyển nhượng do chỉ số tổng lợi nhuận cổ đông (TSR) của hãng không đạt vị trí thứ 85 trong bảng xếp hạng dành cho các công ty niêm yết S&P 500, một điều kiện để được hưởng toàn bộ giá trị chuyển nhượng của cổ phiếu thưởng. Dẫu vậy, mỗi thành viên ban điều hành Apple vẫn bỏ túi 10 triệu USD nhờ lượng RSU này.
Tuấn Anh(theo Phonearena)
Một nam giới người Mỹ vừa may mắn thoát chết nhờ chiếc đồng hồ thông minh Apple Watch vẫn đeo ở cổ tay suốt 2 năm qua.
" alt=""/>Mỗi sếp Apple được thưởng cổ phiếu trị giá 31 triệu USD