"Do lượng nước đến hồ duy trì ở mức cao, khoảng 1.000m3/s, để kiểm soát lưu lượng qua hồ dưới 600m3/s, chúng tôi phải vận hành đồng thời cả 6 cửa tràn, mỗi đợt tăng thêm 30m3, cách nhau 30 phút để đảm bảo an toàn công trình", ông Quế chia sẻ.
Ông Hồ Đắc Chương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định, cho biết mưa lớn ở phía tây bắc thượng nguồn sông Kôn đã khiến lượng mưa trong 24 giờ qua đạt 190mm, lưu lượng nước về hồ Định Bình ở mức 600m3/s.
Để ứng phó với tình hình mưa lũ, ngành chức năng tỉnh Bình Định đã yêu cầu Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bình Định điều tiết nước qua tràn xả lũ hồ chứa Định Bình, với lưu lượng không vượt quá 600m3/s.
UBND các huyện Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Tuy Phước, Phù Cát và thị xã An Nhơn, đã thông báo đến chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan để kịp thời thông tin đến người dân.
Cùng ngày, Công ty TNHH khai thác công trình thủy lợi Bình Định đã gửi văn bản đến UBND các huyện An Lão, Hoài Ân và thị xã Hoài Nhơn về việc vận hành mở tràn xả lũ duy trì mực nước hồ Đồng Mít.
Việc điều tiết qua hồ Đồng Mít dự kiến tăng dần với độ mở khoảng 50m3/s mỗi lần, cách mỗi giờ tăng một lần, nhằm duy trì mực nước hồ không vượt quá cao trình theo quy trình vận hành.
Thời gian bắt đầu từ 1h ngày 24/11 cho đến khi mực nước trạm thủy văn An Hòa vượt báo động 2.
Đại diện Công ty TNHH khai thác công trình thủy lợi Bình Định lưu ý trong quá trình ứng phó mưa lũ, các xã, phường, thị trấn vùng hạ lưu hồ cần thường xuyên cập nhật tình hình diễn biến ngập để phối hợp kịp thời trong ứng phó giảm nhẹ thiên tai.
" alt=""/>Hồ chứa nước lớn nhất Bình Định điều tiết xả lũPhó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp (Ảnh: VGP).
Các tỉnh có dự án nguồn điện đã thực hiện đầy đủ những nội dung theo kết luận thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán và thi hành bản án (nếu có) thì sớm có văn bản báo cáo chính thức để tiếp tục cập nhật vào Kế hoạch.
Liên quan đến 154 dự án điện mặt trời do Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung và tham mưu Thủ tướng phê duyệt bổ sung không có căn cứ, cơ sở pháp lý về quy hoạch, Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương, doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, cơ quan điều tra để rà soát, phân nhóm, giải trình, làm rõ và sớm tháo gỡ.
Ngoài ra, báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy đến nay, toàn bộ dự án nguồn điện do địa phương rà soát, đề xuất đã được thẩm tra đáp ứng tiêu chí đề ra và cập nhật vào dự thảo Quyết định phê duyệt cập nhật, bổ sung vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện 8.
Về đề xuất các dự án thủy điện nhỏ, điện sinh khối, điện rác, Phó Thủ tướng nêu rõ đây là những nguồn điện nền, vì vậy Bộ Công Thương sẽ rà soát, sớm bổ sung vào Kế hoạch.
Lãnh đạo Chính phủ cũng cho ý kiến về kiến nghị của một số địa phương về chuyển đổi một số dự án nhiệt điện than sang điện khí; di dời nhà máy điện than; tăng công suất cho một số nhà máy thủy điện; điều chỉnh chỉ tiêu phân bổ công suất cho điện mặt trời mái nhà; xử lý các dự án điện gió chồng lấn với khu vực quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản.
" alt=""/>Phó Thủ tướng chỉ đạo về 154 dự án điện mặt trời từng bị thanh traHai con rồng đồ sộ nằm cạnh những cây lục bình cao 8m trước cửa nhà ông Năm (Ảnh: CTV).
Ông Năm kể, trước đây gia đình ông trồng cây ăn trái nhưng thu nhập không cao. Đầu những năm 1980, nhận thấy các tỉnh thành có nhu cầu cây xanh để chỉnh trang đô thị, ông Năm quyết định phá vườn trái để trồng cây cảnh.
"Tôi chọn sanh, si vì loại cây này sức sống tốt, nhanh chóng tạo bóng mát. Đúng như dự đoán, khi tôi vừa có hàng thì khách từ các tỉnh thành miền Đông hỏi mua rất nhiều", ông Năm chia sẻ.
Ông Năm nhớ có một khoảng thời gian ông liên tục được các công ty cây xanh khắp nơi mời đi giao lưu, tư vấn cách trồng cây. Thời gian đó hàng ông làm ra bao nhiêu cũng không đủ bán. Chỉ sau mấy năm chuyển nghề, lão nghệ nhân đã mua thêm 4ha đất để trồng cây nguyên liệu.
Một cây kiểng hình con voi trị giá 10 triệu đồng trong vườn nhà ông Năm Công (Ảnh: CTV)
Khi thị trường cây công trình có dấu hiệu cạnh tranh, ông Năm lại chuyển sang làm kiểng hình, kiểng thú với những cây cảnh khổng lồ.
"Hầu hết nhà vườn chỉ làm cây kiểng kích thước ngang ngửa con người, tôi chọn làm những sản phẩm cao đến vài ba mét, thậm chí 7-8m. Khách chuộng lắm, nhất là các khách sạn, khu du lịch. Thị trường khi ấy gần như có mình tôi bán, không ai cạnh tranh", ông Năm cho biết.
Để có hàng khủng, ông Năm phải tìm cách ép những cành si, sanh mọc thẳng tắp cao đến 9m, nhưng chỉ lớn bằng cổ tay để dễ uốn nắn. Cây trồng nhiều năm mới dùng được. Uốn nắn được sản phẩm đẹp cũng không đơn giản nên dù đã truyền nghề cho nhiều thợ nhưng chưa ai khiến Năm ưng ý.
"Kiểng lớn chỉ cần lệch chút là ai cũng thấy ngay nên làm phải rất tỉ mỉ, con nào bụng thon phải thon, con nào bụng phệ phải phệ", ông Năm giảng giải.
Vườn kiểng của ông Năm tạo việc làm cho 20 lao động địa phương (Ảnh: CTV).
Theo ông Năm, bộ 12 con giáp là những sản phẩm khó làm nhất trong ngành hàng kiểng thú vì nhiều kích cỡ, nhiều chi tiết to nhỏ. Trong đó, kiểng hình rồng dễ làm nhất vì nghệ nhân tưởng tượng linh vật đó ra sao cũng không ai cãi được. Còn tạo hình trâu, chó, chỉ cần nét mặt không đúng, dáng bụng không đúng ai cũng nhận ra ngay, nên làm rất khó.
Sản phẩm đắt giá nhất lão nghệ nhân từng bán là cặp rồng dài hơn 20m, trị giá 80 triệu đồng. Tuy nhiên hầu hết hàng của ông Năm đều chỉ có giá dao động quanh mức 10 triệu đồng, đều làm theo đơn đặt hàng trước.
Không chỉ bán cho mối hàng trong nước, hàng năm lão nghệ nhân còn xuất khẩu hàng nghìn sản phẩm sang Úc, Singapore, Campuchia. Có những cây cảnh yêu cầu kỹ thuật cao, ông Năm bay tới tận nơi để chính tay hoàn thiện sản phẩm trong vườn nhà khách.
Sự tỉ mỉ trên mọi chi tiết đã giúp ông Năm tạo dựng uy tín, thương hiệu (Ảnh: CTV).
Để đáp ứng thị hiếu và dễ dàng vận chuyển, ông Năm đang áp dụng cách tạo tác cây cảnh từ modun lắp ghép. Một sản phẩm sẽ được chia thành nhiều phần, chỉ được ráp lại với nhau khi đã được đặt trong vườn của khách. Nhờ cách làm này, ông Năm từng thi công một nhà đón khách kèm hành lang tản bộ bằng cây xanh dài hơn 200m cho một khu du lịch.
Ông Năm cho biết, vườn kiểng của ông hiện sử dụng 20 lao động địa phương. Riêng tiền công thợ mỗi năm khoảng 2 tỷ đồng. Thời gian trước dịch Covid-19, mỗi năm lão nghệ nhân bán trên 3 tỷ đồng tiền hàng. Những năm gần đây, do nhu cầu thị trường giảm nên doanh thu cũng có phần chững lại.
Đã gần 80 tuổi nhưng hàng ngày lão nghệ nhân vẫn ra vườn uốn cây cùng đội thợ. Công việc của ông chủ yếu là hướng dẫn kỹ thuật cho mọi người. Con trai út của ông đang được hướng dẫn để tiếp quản nghề của cha.
" alt=""/>Lão nông kiếm tiền tỷ sau cú "bẻ lái" phá vườn trái cây trồng... kiểng thú