Chương trình Sách hóa nông thôn của Trung tâm hỗ trợ tri thức và phát triển cộng đồng là một trong hai dự án giành giải Xóa mù chữ King Sejong của UNESCO năm nay.
Nguyễn Quang Thạch – người dành 19 năm nghiên cứu về thiết kế thư viện và áp dụng các mô hình thư viện – bắt đầu công việc của mình vào năm 2007 với 3 thư viện, sau đó với sự giúp đỡ về ngân sách, anh mở rộng để xây dựng thêm 28 thư viện ở 9 tỉnh thành.
Năm 2009, bắt đầu từ số tiền giành giải thưởng trong một cuộc thi sáng kiến xã hội, anh bỏ việc để cống hiến cuộc đời mình cho việc xây dựng các thư viện. Năm 2010, anh thành lập Trung tâm hỗ trợ tri thức và phát triển cộng đồng từ những cuốn sách quyên góp, sách giảm giá và đưa ra nhiều mô hình thư viện khác nhau: tủ sách dòng họ, tủ sách giáo xứ, tủ sách lớp học và cộng đồng dành cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Nguyễn Quang Thạch chia sẻ rằng thói quen đọc sách của anh được nuôi dưỡng từ gia đình. Cha anh đã dành 20 năm để dạy toán và tiếng Anh miễn phí cho 300 đứa trẻ trong làng.
“Trong gia đình tôi, ông tôi và bố tôi là những người có đóng góp rất lớn cho việc giáo dục ở làng quê mình và tôi cảm thấy có trách nhiệm làm việc tương tự” – anh chia sẻ. “Tôi muốn làm tiếp những công việc mà ông cha tôi đã làm. Tôi muốn mọi đứa trẻ Việt Nam đều có sách để đọc”.
Để biến ý tưởng của mình trở thành hiện thực, anh đã bỏ việc ở Bộ Giao thông vận tải, bắt đầu cuộc cách mạng thư viện của mình bằng chuyến đi bộ dài 2.700 dặm để gây quỹ và tuyên truyền tăng nhận thức. Kết quả là, chương trình nhận được sự tham gia của hơn 100.000 người, hầu hết trong số đó là nông dân – những người chung tay trong việc đóng góp tài chính.
Chương trình cũng làm thay đổi cấu trúc hệ thống thư viện của Việt Nam bằng cách đưa ra những mô hình rẻ và thiết thực. Ngoài việc xây dựng cơ sở hạ tầng, chương trình này cũng đào tạo thực hành và làm việc nhóm để vận hành các thư viện, tạo ra các hoạt động khuyến khích việc đọc sách.
Giành giải thưởng này đồng nghĩa với việc Nguyễn Quang Thạch sẽ có thể mở rộng ý tưởng của mình sang các quốc gia khác.
“Trước khi nghe tin giành giải thưởng, tôi đã gửi một bức thư tới nhiều tổ chức của Ấn Độ giải thích những lợi ích của ý tưởng này. Tôi muốn các quốc gia nghèo khó khác cũng được áp dụng hệ thống thư viện này. Tôi muốn đi bộ ở Ấn Độ để kêu gọi người dân xây dựng thư viện cho tất cả trẻ em” – anh nói.
Đến nay, hệ thống thư viện của anh đã đưa những cuốn sách tới tay hơn 400.000 người đọc ở nông thôn, xây dựng hơn 9.000 thư viện ở 26 tỉnh thành. Với sự hỗ trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với sự tham gia của hàng triệu người Việt Nam trong và ngoài nước, chương trình này sẽ được nhân rộng trên khắp cả nước để tiếp cận tới khoảng 20 triệu người dân nông thôn tính tới năm 2020.
Theo ông Phương, Lê Công H. là học sinh có học lực khá, hạnh kiểm bình thường, trước đây không có vi phạm gì lớn, chỉ có vài lỗi nhỏ như đi học muộn.
Sau khi vụ việc xảy ra, nam sinh bị tạm giữ, các giáo viên và học sinh của trường rất lo lắng.
Để tránh các sự việc tương tự, ông Phương cho biết, sáng nay 18/6, nhà trường cho người đến lắp camera tại phòng chờ giáo viên để kiểm soát các hoạt động có động cơ xấu (nhà vệ sinh nơi em H. lắp máy quay lén nằm cuối phòng chờ).
Ngoài ra, trong năm học tới, trường sẽ tăng cường hơn nữa công tác giáo dục, đặc biệt là giáo dục kiến thức pháp luật đối với học sinh.
Trước đó, Công an huyện Mỹ Lộc nhận được trình báo của cô A. (38 tuổi, giáo viên Trường THPT Mỹ Lộc) về việc bị một đối tượng quay lén hình ảnh trong nhà vệ sinh của trường, sau đó đe doạ, tống tiền qua mạng xã hội.
Lãnh đạo PC02 cho hay, Phòng đã hỗ trợ công nghệ cao, phối hợp với Công an huyện Mỹ Lộc điều tra, xác minh và xác định nam sinh Lê Công H. (18 tuổi, học sinh lớp 12, Trường THPT Mỹ Lộc) chính là đối tượng sử dụng hình ảnh nhạy cảm để tống tiền cô A và một cô giáo khác.
Qua làm việc, bước đầu H. khai nhận tự đặt mua camera mini trên internet, sau đó đặt trong nhà vệ sinh chung của các giáo viên. Mục đích của H. là quay lại hình ảnh nhạy cảm khi đi vệ sinh của thầy cô rồi tống tiền.
Quá trình đặt camera quay lén, H. đã quay được hình ảnh của cô A. và một nữ giáo viên khác và lưu vào điện thoại.
Nam sinh lớp 12 này lập tài khoản facebook có tên “Huyền Trần” rồi kết nối, gửi những hình ảnh quay được tới tài khoản của cô giáo A. và đồng nghiệp. H. yêu cầu hai cô giáo mỗi người phải đưa 10 triệu đồng, nếu không sẽ phát tán hình ảnh nhạy cảm của hai cô lên mạng xã hội.
“Các tang vật như điện thoại lưu giữ hình ảnh nhạy cảm, tin nhắn đe doạ của đối tượng đã được chúng tôi bàn giao cho Công an huyện Mỹ Lộc theo thẩm quyền.
H. hiện đang bị Công an huyện Mỹ Lộc ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ hình sự để phục vụ công tác điều tra, củng cố hồ sơ để khởi tố vụ án”, vị lãnh đạo này cho hay.
Thanh Hùng
Nam sinh lớp 12 ở Nam Định quay lén hình ảnh hai nữ giáo viên trong nhà vệ sinh rồi tống tiền qua mạng xã hội.
" alt=""/>Hiệu trưởng trường có nam sinh dùng ảnh nhạy cảm tống tiền giáo viên: Chúng tôi rất thất vọngÔng là một người lao công mẫn cán, mỗi ngày đều đến trường từ rất sớm và ra về rất muộn để lau chùi và quét dọn trường học.
Tháng 5 vừa qua, ông quyết định “gác chổi” sau chuỗi ngày lặng lẽ làm việc tại trường. Các học sinh khi biết được điều này, để tỏ lòng biết ơn, đã tổ chức vinh danh ông bằng một lễ kỷ niệm đầy bất ngờ mang tên “Ngày của ông John”.
Hôm ấy, ngay khi ông vừa bước vào hành lang của trường, hàng trăm đứa trẻ và thầy cô giáo đã ùa ra đồng thanh hô vang: "Ông John! Ông John!".
"Đó thực sự là một bất ngờ đối với tôi. Nước mắt tôi cứ thế trào ra trong khoảnh khắc ấy", ông John Lockett nói về sự vinh danh đầy bất ngờ.
Giáo viên và hiệu trưởng sau đó đã đặt lên đầu ông một chiếc vương miện và choàng một chiếc áo quanh cổ. Họ mở cánh cửa ra hành lang, nơi các học sinh và giáo viên đã xếp hàng từ trước và sẵn sàng chào đón ông.
Cô Carla Meigs, hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ: "Ông ấy là một hình mẫu tuyệt vời để học sinh noi theo. Đó là một con người vô cùng chăm chỉ. Chúng tôi muốn làm điều đặc biệt để tôn vinh ông ấy".
Ông John Lockett đã bật khóc khi được chia tay đầy tình cảm
Năm ngoái, ông Lockett đã phải vật lộn với các vấn đề sức khỏe nhưng ông vẫn muốn làm việc để tiếp tục phục vụ học sinh cho đến hết năm học này.
“Bọn trẻ rất đáng yêu. Có những điều tôi đã bỏ lỡ khi còn bé. Sự hối tiếc ấy đã thôi thúc tôi phải làm một điều gì đó dành cho lũ trẻ. Tôi chỉ có thể cho chúng một môi trường sạch đẹp, an toàn nhất".
Có một điều dễ dàng nhận thấy là nụ cười luôn thường trực trên môi ông. Ông đi đến từng nơi, chào hỏi từng người. Học sinh dành tặng cho ông những dòng ghi chú, những bức ảnh và một vài món quà. Ngay khoảng khắc ấy, trông ông giống như một vị vua được mọi người yêu kính.
“Tôi muốn cảm ơn tất cả mọi người vì những điều đã làm cho tôi”, ông nói.
Trường Giang (Theo CNN)
Chính phủ Nhật Bản đề nghị thế giới đọc tên người Nhật theo cách thức họ trước, tên sau. Cụ thể, thay vì gọi tên Thủ tướng Nhật Bản là Shinzo Abe, cần phải gọi ông là Abe Shinzo.
" alt=""/>Khoảnh khắc bất ngờ khiến người lao công trường học bật khóc