Mới đây, Bộ TT&TT đã đưa ra quy định giảm thời gian giữ số thuê bao bị khóa hai chiều từ 2 tháng xuống còn 1 tháng. Động thái này nhằm tăng hiệu quả sử dụng kho số của các mạng di động tránh tình trạng kho số bị sử dụng lãng phí. Báo Bưu điện Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Trụ, Phó Vụ trưởng Vụ Viễn thông (Bộ TT&TT) về vấn đề này.
Trước đây, thuê bao bị khóa hai chiều được giữ số trong 6 tháng, sau đó được điều chỉnh xuống còn 3 tháng, 2 tháng và bây giờ là 30 ngày, vậy tại sao phải điều chỉnh thời gian này?
![]() |
Ông Nguyễn Xuân Trụ, Phó Vụ trưởng Vụ Viễn thông (Bộ TT&TT). |
Trên thực tế, trước đó Bộ TT&TT đã đưa ra quy định bắt buộc các mạng di động phải đạt sử dụng 70% kho số được cấp thì mới được cấp đầu số mới để sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên kho số, vậy tại sao lại phải sử dụng thêm cả biện pháp cắt giảm thời gian giữ số?
Đây chỉ là một biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên kho số. Việc nâng hiệu suất sử dụng kho số 70 hay 75 thậm chí là 80% cũng là biện pháp để nâng cao hiệu suất sử dụng kho số chứ không chỉ áp dụng một biện pháp là nâng hiệu suất sử dụng lên được. Hiện nay có rất nhiều cách tính số thuê bao như số thuê bao trên hệ thống HLR, trên hệ thống cước, số thuê bao trên VLR. Mới đây, Bộ TT&TT đã quy định rất rõ về cách tính số thuê bao cho các mạng di động để thống nhất cách tính này.
Hiện nay các doanh nghiệp di động đưa ra rất nhiều gói cước có thời gian sử dụng rất dài ngày, chẳng hạn như Tomato (Viettel), Mobi365 (MobiFone), Forever (S-Fone)... Trong số đó sẽ có nhiều thuê bao không sử dụng hoặc sử dụng rất ít. Việc kéo dài thời gian như vậy có lãng phí kho số không?
" alt=""/>Vì sao phải giảm thời gian giữ số thuê bao?TS.BS Lê Đức Nhân – Giám đốc BV Đà Nẵng
Tại khoa cấp cứu, BV triển khai phân luồng bệnh nhân, có quy trình cách ly cụ thể. Các bệnh nhân sẽ được cách ly theo một chiều từ khi vào đến khi điều trị và chuẩn bị ra viện, tất cả đều là hệ thống một chiều theo các bệnh lý nhóm A.
Theo bác sĩ Nhân, hiện nay BV đã được trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác điều trị. Bên cạnh đó thành lập đường dây nóng trực 24/24, để tư vấn qua điện thoại và hẹn bệnh nhân đến khám.
“Đến hiện nay, BV tiếp nhận 51 trường hợp nghi vấn. Trong đó, một trường hợp phát hiện sân bay, những trường hợp khác là tiếp xúc với người nước ngoài, nhân viên nhà hàng…có biểu hiện ho sốt, đến bệnh viện thực hiện cách ly.
Qua rà soát, BV đã làm cách ly và xét nghiệm 32 bệnh nhân nghi ngờ, đến nay 28 mẫu đều âm tính, 4 mẫu ngày mai có kết quả còn lại 7 mẫu khác bệnh nhân đã hết sốt và không có yếu tố dịch tễ”, ông Nhân nói.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn kiểm tra công tác phòng chống bệnh viêm phổi cấp do virus corona tại BV Đà Nẵng
Người đứng đầu BV Đà Nẵng cho biết, BV đã đề xuất đề xuất và Sở Y tế cũng đã có chỉ đạo lập khu cách ly bệnh nhân tại BV Phổi. Theo kế hoạch, tất cả bệnh nhân nghi ngờ nhiễm virus corona sẽ được cách ly tại BV Phổi, nếu xét nghiệm dương tính hoặc chuyển nặng thì đưa về BV Đà Nẵng thiết lập hệ thống điều trị khép kín.
Đề xuất Bộ Y tế giao Đà Nẵng điều trị ca nhiễm virus corona?
Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến cho biết, theo hướng dẫn của Bộ Y các bệnh viện tuyến TƯ phải thu nhận điều trị ca đầu tiên nếu nhiễm virus corona. Với tình hình thực tế và kinh nghiệm của Đà Nẵng, bà Yến đề xuất Bộ Y tế giao cho BV Đà Nẵng điều trị ca bệnh đầu tiên khu vực nam miền Trung.
“Trong chỉ đạo mới đây của Bộ Y tế đã yêu cầu các bệnh viện từ Quảng Bình đến Phú Yên chuyển bệnh nhân đến BV TƯ Huế để điều trị.
Tuy nhiên, với kinh nghiệm điều trị của BV Đà Nẵng, ngành y tế đề xuất Bộ Y tế giao cho Đà Nẵng điều trị ca bệnh đầu tiên khi phát hiện dịch để phù hợp hơn với tình hình thực tế của thành phố”, bà Yến cho hay.
Khu vực cách ly bệnh nhân nghi nhiễm virus corona tại BV Đà Nẵng
Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đánh giá cao UBND TP Đà Nẵng khi đầu tư mua sắm trang thiết bị phòng chống dịch, cũng như công tác chuẩn bị của BV Đà Nẵng và ngành y tế TP.
Thứ trưởng cho biết, hiện nay Bộ Y tế đã thành lập 45 đội cơ động từ các bệnh viện tuyến TƯ, nên với các hoạt động cần hỗ trợ, ngành Y tế Đà Nẵng có thể liên hệ với Cục khám chữa bệnh là đầu mối các đội này.
“Bộ Y tế đánh giá cao công tác ứng phó với dịch bệnh tại địa phương. Chúng tôi thống nhất với đề xuất của Sở Y tế, tổ chức hệ thống tiếp nhận các bệnh nhân nhiễm đầu tiên ở Đà Nẵng, bởi nếu di chuyển ra Huế sẽ tương đối xa và không cần thiết với những điều kiện Đà Nẵng đang có.
Tính đến nay, có 3 người Việt dương tính virus corona và với việc người bản xứ đã bị rồi, cho nên hoạt động y tế cần lên phương án cao độ nhất. Phát hiện sớm, cách ly ngay. Không bao giờ được chủ quan…”, Thứ trưởng lưu ý.
Giám đốc Sở Y tế Ngô Thị Kim Yến yêu cầu, các cơ sở kinh doanh thuốc tuyệt đối không được lợi dụng thời điểm dịch bệnh đang diễn ra để đầu cơ, tăng giá; không được hạn chế khách hàng (kể cả khách nước ngoài) đang có nhu cầu mua thuốc, vật tư y tế để phòng dịch… Đồng thời, đề nghị Thanh tra sở chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy chế chuyên môn về dược. Theo bà Yến, nếu phát hiện các cơ sở lợi dụng lúc dịch bệnh đang lây lan để đầu cơ, tăng giá bán khẩu trang, thuốc men thì chúng tôi sẽ xử lý nghiêm. |
Hồ Giáp – N.Hiền
Chuyên gia cho biết những đặc điểm cơ bản giúp bạn phân biệt được những dấu hiệu của việc mắc virus corona hay chỉ đơn giản là căn bệnh cảm lạnh thông thường
" alt=""/>Đà Nẵng muốn điều trị ca nhiễm virus conora