Bảo Hân kể em có hứng thú với game từ bé, thậm chí chơi nhiều game từ cấp tiểu học. “Những ngày đó, em thường chơi những game như Boom (game đặt bóng nước)... Khi ấy, em chơi game đơn thuần là giải trí”, Hân kể.
Lên cấp THCS, em bắt đầu tiếp cận với những diễn đàn về game tự làm, dần hứng thú với việc tự sáng tạo và phát triển game của riêng mình. Điều đó thôi thúc em bắt đầu đi học lập trình, viết code, vẽ kỹ thuật số, photoshop...
Hân cho hay, điều may mắn với em là sở thích không bị gia đình, bố mẹ ngăn cấm. Em được ủng hộ việc thể hiện bản thân, theo đuổi đam mê và cho phép như là một hoạt động song hành việc học.
Lên THPT, nữ sinh đã có 2 tác phẩm game tự phát hành. Một sản phẩm do em tự thiết kế, lập trình, vẽ... từ đầu đến cuối. Sản phẩm còn lại, em kết nối với những nhà phát triển game, họa sĩ, người viết kịch bản game ở nước ngoài để cùng nhau tạo nên.
Say mê với game, Bảo Hân tìm kiếm trên mạng thông tin những trường đại học đào tạo về lĩnh vực này, song số đào tạo ngành học về game rất ít. Em chọn apply ĐH Drexel vì tìm hiểu thấy môi trường và chương trình học phù hợp với sở thích của bản thân.
Bảo Hân cho rằng, có lẽ bộ hồ sơ của mình thuyết phục được hội đồng tuyển sinh của ĐH Drexel bởi đã thể hiện mạnh mẽ màu sắc cá nhân, trong khi, em không tham gia một cuộc thi về học thuật nào.
"Hồ sơ của em không có giải thưởng, thành tích về học tập hay bài báo/nghiên cứu nào bởi em muốn theo đuổi những đam mê sáng tạo của riêng mình”.
Bảo Hân chia sẻ: "Em không muốn mọi người nghĩ rằng các trò chơi chỉ là một hình thức giải trí đơn thuần hay một thứ liên quan đến lập trình nhiều hơn là sáng tạo. Em muốn mọi người nhìn thấy ở game là sự giao thoa của khoa học, không gian sáng tạo và rất nhiều loại hình nghệ thuật như âm nhạc, hội họa... Đó cũng là hướng đi mong muốn của em trong tương lai”.
Bảo Hân thường thích những game “nặng” về cốt truyện, đầu tư về thiết kế bối cảnh, nhân vật và âm nhạc. “Bởi em muốn trải nghiệm chơi game không chỉ đơn thuần là mục đích giải trí mà còn để lại ấn tượng cho người chơi như một tác phẩm nghệ thuật”.
Ngoài “bộ sưu tập” về game được chuẩn bị kỳ công, các bài luận độc đáo bộc lộ rõ màu sắc cá nhân cũng góp phần giúp Bảo Hân ghi điểm với ĐH Drexel.
Là con gái, chọn theo học ngành game, Bảo Hân cho rằng đó không phải là điều gì đó quá lạ thường. “Em nghĩ rằng việc lựa chọn ngành học không liên quan đến giới tính mà điều quan trọng là bản thân mình thích điều gì”. Đây cũng là điều mà Hân nêu ra trong bài luận của mình.
“Trong bài luận, em chia sẻ muốn theo đuổi ngành game bởi được truyền cảm hứng bởi chính những nhân vật trong những game mà mình chơi. Đó là những nhân vật nữ với đa dạng màu sắc và công việc khác nhau.
Em cảm thấy cũng có lúc những nhân vật nữ trong game bị khắc họa không thực tế, thậm chí bị tình dục hóa hay tuân theo những khuôn mẫu sai lệch. Vì vậy, em nghĩ nếu ngành game có thêm nhiều lập trình viên, thiết kế là nữ giới hơn sẽ tạo ra sự đa dạng trong chính những nhân vật trong các game nhiều hơn. Em cũng bày tỏ hy vọng câu chuyện của mình cũng truyền cảm hứng cho các bạn nữ khác cũng có mong muốn theo đuổi lĩnh vực này.
Bài luận còn lại về chủ đề: “Sau khi trở lại Việt Nam, bạn sẽ làm gì để cống hiến cho đất nước?”, Bảo Hân cũng chia sẻ về việc lúc đầu đã có chút lo sợ rằng ngành game so với những ngành như kỹ thuật điện tử, y tế, hay môi trường không được đánh giá cao về tính thực tiễn và có ích cho xã hội.
Nhưng em cũng tin tưởng rằng, game càng ngày càng không chỉ là một công cụ giải trí, mà còn là sân chơi sáng tạo và sự thể hiện cá tính của một nhà sáng tạo nói riêng và cả nền nghệ thuật đất nước nói chung. Đặt phát triển game vào một bối cảnh lớn về nghệ thuật, giáo dục và xã hội, Bảo Hân đã chia sẻ trong bài luận những dự định trong tương lai để dùng game đóng góp vào công cuộc phát triển đất nước.
Trong bài luận ứng tuyển chương trình học bổng của trường, Hân đã mạnh dạn thể hiện tính cách của em một cách chân thực và gai góc nhất thông qua câu chuyện lựa chọn áo dài hay vest để chụp kỷ yếu.
Thông thường, việc mặc gì có lẽ là điều hiển nhiên và còn không phải là một vấn đề để phân vân. Nhưng theo Hân điều đó không đúng với tất cả mọi người - có thể vì sự tự ti về thể chất hay những lý do riêng về tinh thần, không phải ai cũng muốn mặc bộ trang phục được chỉ định.
“Đôi khi chính những chủ đề tưởng chừng như liều lĩnh lại tạo nên chất liệu hiện thực cho một bài luận hay”, nữ sinh nói.
Bên cạnh đó, Bảo Hân cũng sở hữu kết quả học tập ấn tượng (điểm trung bình chung học tập các năm THPT đều từ 9.5 trở lên, SAT 1.570 và IELTS 8.0).
Ngoài suất học bổng 100% học phí từ ĐH Drexel, Bảo Hân còn nhận được thư trúng tuyển của nhiều trường đại học top đầu Mỹ như: University of Florida (top 6 trường công lập tốt nhất Mỹ), Texas Christian University với học bổng 6,1 tỷ đồng, Knox College với học bổng 5 tỷ đồng, DePauw University với học bổng 4,6 tỷ đồng...
Hân cho hay, những game em chơi thường theo cốt truyện, do đó có thể chơi trong những khoảng thời gian ngắn, thời gian rảnh rỗi, nên không ảnh hưởng đến việc học.
Cô bạn tự nhận mình là người cá tính, hài hước, dễ gần. “Em nghĩ rằng những điểm trong tính cách bản thân sẽ thuận lợi trong việc theo đuổi ngành game. Bởi đây là công việc đòi hỏi sự sáng tạo và mạnh dạn dám đưa ra ý tưởng và ý kiến của mình".
Khoảng tháng 8, Bảo Hân sẽ lên đường sang Mỹ để làm thủ tục nhập học. Thời gian này, em muốn tiếp tục bổ sung kiến thức, kỹ năng về lập trình, viết code để chủ động hơn trong việc học ở đại học. Bên cạnh đó, em sẽ học hỏi thêm những kỹ năng mềm như thuyết trình, nói chuyện trước đám đông.
“Theo đuổi con đường làm game, em nghĩ để giới thiệu ý tưởng của mình với mọi người, cách diễn đạt, cách làm cho cuộc nói chuyện hấp dẫn, thu hút người nghe cũng là những điều hết sức quan trọng”, Bảo Hân chia sẻ.
Một đoạn clip "nóng" bị cho là của cô T. cùng một người đàn ông cũng bất ngờ lan truyền gây xôn xao dư luận.
Trước thông tin này, đại diện UBND xã Cư Yang đã làm việc với ông Th. Người đàn ông này cho rằng, ông chỉ chụp ảnh chung với cô T. trong một lần đi tiệc cưới và nhắn tin vui đùa với nhau chứ không có ý gì khác.
Ngoài ra, ông Th. khẳng định, ông không phải là nhân vật nam trong đoạn clip và ông "đã làm đơn gửi cơ quan công an để làm rõ".
Sau đó, Phòng GD - ĐT huyện Ea Kar đã yêu cầu Trường Mầm non H.D báo cáo vụ việc.
Theo báo cáo của nhà trường, cô giáo T. thừa nhận trong một lần đi ăn cưới có chụp ảnh chung cùng ông Th. và cô T. cho rằng đây là chuyện bình thường.
Về đoạn clip nhạy cảm cùng một người đàn ông, cô giáo T. khẳng định, đây là giữa cô và chồng mình.
Cô giáo cũng cho biết, người chồng đã sử dụng trang cá nhân của cô để đăng tải hình ảnh, đoạn tin nhắn chứ không phải cô T.
Trao đổi với PV VietNamNet, trưa 28/7, ông Trần Quang Trung, Chủ tịch UBND huyện Ea Kar, cho biết, địa phương đang chỉ đạo làm rõ việc này, ai sai người đó phải chịu trách nhiệm.
Ông Trung cũng cho rằng, vụ việc chưa có gì rõ ràng, chưa thể kết luận ai sai, ai đúng nên chưa thể xử lý trách nhiệm từng cá nhân.
"Hiện chúng tôi chưa nhận được báo cáo chính thức từ cấp dưới. Tuy nhiên, qua nắm tình hình có biết việc cô T. khẳng định người đàn ông trong clip là chồng mình chứ không phải người khác", ông Trung cho biết.
Ở phần thi Khởi động, cũng như các cuộc thi trước, Nguyên Phú tiếp tục thể hiện khả năng hiểu biết chung khi đạt được 85 điểm. Qua đó, nam sinh tạm vươn lên dẫn đầu đoàn leo núi sau khi kết thúc phần thi đầu tiên, hơn bạn chơi xếp ở vị trí thứ hai lúc đó là Quỳnh Hương là 15 điểm.
Phần thi Vượt chướng ngại vật không phải là phần thi thành công của Nguyên Phú. Sau khi giành thêm 10 điểm ở câu hỏi hàng ngang gợi ý đầu tiên, Nguyên Phú là thí sinh đầu tiên bấm chuông phát tín hiệu xin trả lời chướng ngại vật.
Tuy nhiên, đáp án của em không chính xác và bạn chơi Đỗ Thị Quỳnh Hương (Trường THPT Đa Phúc, Hà Nội) mới đưa ra câu trả lời đúng cho chướng ngại vật là “mũ cối”.
Kết thúc phần thi này, Nguyên Phú tạm đánh mất vị trí dẫn đầu của đoàn leo núi, kém bạn chơi tạm dẫn đầu lúc này Quỳnh Hương 25 điểm.
Ở phần thi Tăng tốc, Phú trả lời chính xác 2/4 câu hỏi, giành thêm 70 điểm, nâng điểm số lên thành 165. Các câu hỏi này cũng giúp em giành lại vị trí dẫn đầu đoàn leo núi, song cũng chỉ hơn bạn chơi xếp ở vị trí thứ hai 10 điểm. Điểm số các thí sinh không quá cách biệt khiến phần thi Về đích trở nên vô cùng kịch tính.
Ở phần thi Về đích, Nguyên Phú chọn gói 3 câu hỏi 20 điểm. Trả lời đúng 2/3 câu hỏi, Nguyên Phú nâng điểm số lên thành 205 sau phần thi của mình.
Tuy nhiên, có lẽ Nguyên Phú đã tự làm khó chính mình với những phần giành quyền trả lời của bạn chơi khác sau đó.
Ở lượt chơi của thí sinh Sơn Duy ngay sau đó, Nguyên Phú liên tiếp giành quyền trả lời ở 2 câu hỏi, song đưa ra đáp án chưa chính xác, bị trừ tổng 20 điểm, chỉ còn 185 điểm.
Kịch tính của trận đấu được đẩy lên cao trào và nghẹt thở, khi trước câu hỏi cuối cùng của bạn chơi Quốc Khánh, ngoài Nguyên Phú đang có 185; 2 bạn chơi còn lại là Sơn Duy và Quỳnh Hương chỉ kém 10 điểm khi cùng có 175. Cơ hội chiến thắng được chia đều cho cả 3 thí sinh nếu giành được quyền trả lời và đưa ra câu trả lời đúng.
Ở câu hỏi cuối cùng cuộc thi Quý 4 bằng tiếng Anh, Nguyên Phú đã giành quyền trả lời và thể hiện xứng đáng là một học sinh chuyên Anh khi đưa ra câu trả lời hoàn toàn chính xác. Em có thêm 30 điểm, nâng tổng số điểm lên thành 215.
Nguyễn Nguyên Phú đã giành tấm vé cuối cùng vào trận chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24.
Ngoài Nguyên Phú, 2 thí sinh cùng xếp ở vị trí thứ hai là các em Đỗ Thị Quỳnh Hương (Trường THPT Đa Phúc, Hà Nội) và Trần Sơn Duy (Trường THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng) với cùng 175 điểm; xếp sau là em Nguyễn Sỹ Quốc Khánh (Trường THPT Kiến An, Hải Phòng) với 40 điểm.
Như vậy, 4 thí sinh lọt vào trận chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 gồm: Trần Trung Kiên (học sinh lớp 11A1 Trường THPT Lê Hồng Phong, Phú Yên) nhất Quý 1 với 235 điểm; Nguyễn Quốc Nhật Minh (Trường THPT Chuyên Hùng Vương, Gia Lai) nhất Quý 2 với 250 điểm; Võ Quang Phú Đức (Trường THPT Chuyên Quốc học, Thừa Thiên - Huế) nhất Quý 3 với 185 điểm; Nguyễn Nguyên Phú (Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm, Hà Nội) nhất Quý 4 với 215 điểm.
Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 sẽ được truyền hình trực tiếp vào 8h30 Chủ Nhật ngày 13/10 trên VTV3.