Thư viện Lê Quân của trường Học viện Cảnh sát Nhân dân là một trong những thư viện hiện đại nhất của hệ thống giáo dục đại học hiện nay tại Việt Nam, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu học tập, nghiên cứu của giáo viên, sinh viên Học viện cũng như các nhà khoa học trong và ngoài ngành Công an.
Hệ thống thư viện điện tử Tulip được FPT Software và Futurenuri triển khai cho Thư viện Lê Quân của Học viện Cảnh sát Nhân dân từ tháng 3/2016. Hệ thống bao gồm các cấu phần: giao diện người dùng; dịch vụ tìm kiếm dữ liệu; dịch vụ thư viện cá nhân; dịch vụ tham khảo trực tuyến; các dịch vụ khác trên thiết bị di động… Học viện Cảnh sát Nhân dân đặt kỳ vọng rất lớn khi thay thế hệ thống thư viện truyền thống bằng hệ thống Tulip. Với nhiều tính năng nổi trội hơn, Tulip đã giúp cho công tác nghiệp vụ thư viện của trường được suôn sẻ và tối ưu hơn.
Được thành lập năm 2007, Futurenuri là công ty lớn nhất tại Hàn Quốc cung cấp về hệ thống thư viện điện tử và Tulip là sản phẩm được triển khai rộng rãi hơn 200 khách hàng khắp Hàn Quốc và trên thế giới như Nhật, Uzbekistan, Columbia… Hệ thống Tulip được xây dựng tuân thủ theo các tiêu chuẩn quốc tế, hỗ trợ đa ngôn ngữ (trong đó có tiếng Việt), tương thích với mọi loại hình thư viện khác nhau và sự thay đổi của xu hướng công nghệ trong tương lai.
![]() |
![]() |
Hộ dân nghèo được hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất tại Đà Nẵng. Ảnh: baodanang.vn |
Báo cáo tại Hội nghị Giao ban QLNN tháng 5/2016 của Bộ TT&TT về tiến độ triển khai Đề án Số hóa truyền hình mặt đất Việt Nam, ông Hoan cho biết, hiện các đơn vị đang "bám tương đối sát lộ trình dự kiến" và "thực hiện nghiêm túc mốc 15/6/2016 sẽ tắt mềm 7 kênh analog tại 3 TP lớn là Hà Nội, TP.HCM và Cần Thơ".
Để minh chứng cho nhận định này, ông Hoan cho biết hiện đã cơ bản hoàn thành việc hỗ trợ đầu thu ở 17 địa phương, chỉ còn vướng ở hai nơi là Hà Nội và Vĩnh Phúc. Trong đó, tại Hà Nội, cả Quỹ Viễn thông công ích lẫn Viettel đang tiến hành hỗ trợ song song ở các vùng xen kẽ và "hy vọng sẽ đáp ứng đúng tiến độ đã đề ra", ông Hoan cho hay. Riêng Vĩnh Phúc - tỉnh sẽ chịu ảnh hưởng khi Hà Nội tắt sóng analog do nằm sát cạnh Thủ đô - sau khi tiếp nhận hướng dẫn hỗ trợ từ Quỹ đã có kiến nghị điều chỉnh lại. "Đề nghị Quỹ Viễn thông công ích sớm thuyết phục Vĩnh Phúc thực hiện hỗ trợ đầu thu trên địa bàn để đảm bảo lộ trình", ông Hoan kiến nghị.
Theo kế hoạch, 7 kênh truyền hình sẽ được tắt sóng mềm từ 15/6 và chính thức tắt sóng toàn bộ các kênh analog tại 4 TP lớn trực thuộc Trung ương thuộc giai đoạn 1 từ 15/8.
Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Phan Tâm nhấn mạnh, dù tại thời điểm 15/6, quyền lợi của người dùng chưa bị ảnh hưởng nhiều vì họ vẫn tiếp cận được các kênh thiết yếu, song công tác hỗ trợ đầu thu set-top box vẫn cần phải tăng tốc. "Hiện Hà Nội đã khởi động rồi nên chỉ còn vướng lại Vĩnh Phúc. Đề nghị Quỹ VTCI báo cáo cụ thể xem vướng ở chỗ nào để Bộ TT&TT làm việc với tỉnh, làm sao ít nhất 15/6 cũng phải khởi động việc hỗ trợ đầu thu rồi, không thể để quyền lợi của người dân các hộ nghèo, cận nghèo bị ảnh hưởng", ông Tâm đề nghị.
Ngoài ra, bên cạnh việc hỗ trợ đầu thu thì việc hỗ trợ về mặt thông tin cho người dân cũng rất quan trọng. Thứ trưởng Phan Tâm đề nghị các các kênh truyền thông như báo chí, truyền hình, tin nhắn, tổng đài tích cực nhập cuộc để hỗ trợ, giải đáp thông tin, hướng dẫn tư vấn cho người dân về chuyển đổi từ truyền hình analog sang truyền hình số mặt đất, nhất là trong dịp 15/6 và 15/8.
"Gần như chắc chắn tới 90% là chúng ta sẽ hoàn thành giai đoạn 1 của Đề án số hóa vào ngày 15/8. Đề nghị Cục Tần số sớm xây dựng, hoàn chỉnh báo cáo kết quả giai đoạn 1 để kịp trình Chính phủ tại thời điểm ấy", ông kết luận.
Căn cứ trên tình hình đó, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn thúc giục Cục Tần số phối hợp các đơn vị liên quan hoàn thành giai đoạn 1 đúng thời hạn, đồng thời chuẩn bị triển khai Giai đoạn 2. Tuy vậy, Bộ trưởng vẫn lưu ý công tác hỗ trợ đầu thu cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn Hà Nội cần thực hiện theo Quyết định 1168 của Chính phủ.
T.C
" alt=""/>Đã hỗ trợ xong đầu thu số cho 17 địa phương