"Bằng cách tạo ra những hình ảnh trực quan ấn tượng về quá trình này, nghiên cứu của chúng tôi có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông điệp về sức khỏe cộng đồng”.
Theo The Sun, các chuyên gia của Đại học Colorado đã tìm thấy các giọt chất thải bắn ra từ bồn cầu mang theo những vi khuẩn nguy hiểm như E. coli hay virus như SARS-CoV-2. Chúng có thể di chuyển tới độ cao hơn 1m trong vòng chưa đầy 1 giây. Bởi vậy, người đứng gần đó sẽ đối mặt với các mầm bệnh khó chịu.
Các giọt bắn có thể đọng lại trong bồn cầu sau nhiều lần xả nước, khiến người sử dụng nhà vệ sinh có nguy cơ hít phải vi khuẩn, virus gây hại.
Kết quả công bố trên Journal Scientific Reports làm sáng tỏ cách các phần tử nhỏ có thể thoát ra khỏi lông mũi và tiến sâu hơn vào phổi của một người và trở nên nguy hiểm hơn.
Triệu chứng của nhiễm khuẩn E.coli
Vi khuẩn E.coli gây ra các vấn đề về đường ruột với thời gian ủ bệnh từ 2 tới 10 ngày. Người mắc hay bị tiêu chảy, sốt, nôn. Biến chứng nặng thường do tiêu chảy nhiều không bù dịch kịp dẫn tới trụy mạch, rối loạn tuần hoàn, suy thận...
Trong trường hợp nghiêm trọng, vi khuẩn xâm nhập vào các mạch máu làm tổn thương tim, thận, não.
Chủng phổ biến có tên E.coli 0157 thường là nguyên nhân gây ra các đợt bùng phát.
Tại hội thảo trực tuyến Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2020 với chủ đề: “An toàn, an ninh mạng - Nhân tố cốt lõi trong chuyển đổi số quốc gia”, ông David Soldani đã chia sẻ về bảo mật cho 5G. Trong quá trình chuyển đổi số, việc thiết lập một môi trường an toàn và lành mạnh để chính phủ, doanh nghiệp, cũng như người dân sử dụng có vai trò hết sức quan trọng.
5G cung cấp kết nối độ trễ thấp đáng tin cậy để điều khiển từ xa và điều khiển thông minh các phương tiện không người lái trên mặt đất và trên không, nền tảng robot và cơ sở hạ tầng quan trọng, chẳng hạn như điện, nước, khí đốt, cảng, giao thông. Do đó, nếu gặp bất kỳ sự cố nào, đều gây tác hại nghiêm trọng.
Hầu hết các mối đe dọa và thách thức mà bảo mật 5G phải đối mặt cũng tương tự của 4G. Ông Soldani cho rằng bảo mật 5G đòi hỏi sự hợp tác về tiêu chuẩn, thiết bị và việc triển khai. Tất cả các bên cần chịu trách nhiệm bảo mật của riêng mình. Để giảm thiểu rủi ro an ninh mạng liên quan, các nhà cung cấp phải ưu tiên an ninh mạng như tôn trọng luật, quy định, tiêu chuẩn, chứng nhận sản phẩm và đảm bảo chất lượng trong chuỗi cung ứng. Các nhà mạng phải đánh giá rủi ro và thực hiện những biện pháp thích hợp để đảm bảo tuân thủ, bảo mật và khả năng phục hồi của mạng.
Nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng chịu trách nhiệm thực hiện, triển khai, hỗ trợ và kích hoạt tất cả các cơ chế bảo mật thích hợp của các ứng dụng dịch vụ và thông tin (dữ liệu). Các cơ quan quản lý có trách nhiệm đảm bảo rằng các nhà cung cấp thực hiện các biện pháp thích hợp để bảo vệ an ninh chung và khả năng phục hồi của mạng và dịch vụ của họ.
Các chính phủ có trách nhiệm thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia và thực thi các chương trình phù hợp và thử nghiệm và chứng nhận sản phẩm độc lập. Các tổ chức phát triển tiêu chuẩn hóa (SDO) phải đảm bảo rằng có các thông số kỹ thuật/tiêu chuẩn phù hợp để đảm bảo an ninh và thực hành tốt nhất, chẳng hạn như Chương trình đảm bảo an ninh thiết bị mạng của GSMA (NESAS). NESAS cung cấp khung đảm bảo an ninh trên toàn ngành để tạo điều kiện cải thiện năng lực bảo mật trong toàn ngành viễn thông di động.
Hải Lam
19 hãng bảo mật, công ty công nghệ, tổ chức phi lợi nhuận thông báo kế hoạch thành lập liên minh đối phó với các nguy cơ mới của mã độc tống tiền (ransomware).
" alt=""/>Bảo mật 5G đòi hỏi sự hợp tác về tiêu chuẩn, thiết bị và việc triển khaiNăm học mới đã bắt đầu, bên cạnh niềm vui trở lại bục giảng, gặp đồng nghiệp, học trò sau những tháng hè oi ả, những giáo viên làm công tác chủ nhiệm còn bị nỗi ám ảnh mang tên:thu tiền.
Vì giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường và phụ huynh học sinh, nên đương nhiên trong buổi họp phụ huynh đầu năm học, giáo viên là người trực tiếp thông báo những khoản thu trong năm học của nhà trường. Nếu chỉ đứng lên thông báo thôi thì mọi chuyện sẽ thật đơn giản. Nhưng sau bản danh sách mà nhiều giáo viên đã kì công biên soạn, đánh máy gửi đến tận tay mỗi học sinh trước buổi họp là những ý kiến phản hồi với thành ý không mấy tích cực của phụ huynh.
Cô giáo Lê Nga, sau buổi họp đã ngồi thần ở phòng hội đồng, mặt buồn rượi. Cô chia sẻ:"Phụ huynh họ nghĩ cô giáo là người đưa ra nhiều khoản thu, rồi có khoản trực tiếp thu để giữ tiền. Mình đã cố gắng kiềm chế, đã giải thích cặn kẽ, thế mà họ nói còn to hơn mình!".
Cô Yến Trang thì dở khóc dở cười nói: "Phụ huynh lớp mình thì đòi hỏi phải có bản kê danh sách tất cả các loại thu chi của nhà trường trong năm học thì mới nộp. Nhiều bác còn vặn vẹo thu để làm gì, ai đưa ra quy định thu…Mà thực ra, mình cũng chỉ là giáo viên chủ nhiệm, mình thực hiện theo yêu cầu của nhà trường, các khoản thu đầu năm thì đã có họp hành thống nhất giữa bạn giám hiệu, chi hội trưởng hội phụ huynh, rồi các đoàn thể, mình đâu có quyết định gì, mệt lắm!"
Nhiều cuộc họp phụ huynh đầu năm đã biến thành buổi đi nộp tiền và giải thích các khoản tiền nộp. Phụ huynh đóng góp ý kiến về xây dựng chất lượng học tập thì ít, mà thắc mắc các khoản thu thì nhiều. Thắc mắc của phụ huynh là điều có thể hiểu và trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm là giải thích cặn lẽ, tỉ mỉ để đi tới phương án thống nhất, tuy nhiên cách nói của không ít phụ huynh đã khiến nhiều giáo viên chủ nhiệm phải suy nghĩ.
Nhiều giáo viên cảm thấy mình bị đặt lên bàn cân; tri thức, cách ứng xử cũng bị trả giá cò kè như "mớ rau, con cá". Có giáo viên trẻ sau buổi họp phụ huynh đã khóc nức nở: "Họ chỉ tay vào mặt em và nói như quát, các cô làm gì với số tiền ấy? Chúng tôi không đóng tiền thì lấy tiền đâu ra nuôi các cô".
Cô Hạnh, giáo viên đã có thâm niên gần 20 năm chủ nhiệm chia sẻ:"Không chỉ là giáo viên, mình còn là phụ huynh nên hiểu được những thắc mắc và nỗi lo của họ trước mỗi năm học. Có nhà phải bán lợn, bán thóc cho con tiền đóng học. Bản thân mình cũng thế thôi, 2 đứa con đi học, đầu năm đóng 1 đống tiền, không vay mượn thì lấy ở đâu ra. Nhưng một số phụ huynh không hiểu vấn đề, nhầm tưởng giáo viên chủ nhiệm thu và quản lí chi tiêu số tiền, phản ứng cực đoan nên dễ làm tổn thương các thầy, các cô".
Nhiều giáo viên đã ước chỉ đi dạy, không phải chủ nhiệm để không phải thu tiền. Mỗi buổi lên lớp, chỉ quan tâm đến chuyện làm sao để dạy cho hay, cho dễ hiểu chứ không phải thốt lên cái câu mà thầy cô nào cũng ngán ngẩm: em nào nộp tiền?
Việc thu tiền thực sự là một gánh nặng của giáo viên chủ nhiệm. Các em bao giờ cũng nộp rải rác, lắt nhắt, có em mãi không đóng tiền cho cô buộc cô phải trích lương mình ra để nộp lên trường khi hết hạn thu. Có cô còn thu phải những tờ tiền giả, có cô thu xong thì bị mất, phải đền cả năm lương…
Xin kết lại bài viết bằng câu nói đùa mà thật của một cậu học sinh lớp 11 khi gặp thầy chủ nhiệm: "Nhìn thấy mặt thấy mặt thầy là thấy đòi tiền rồi!". Và sau câu nói có vẻ như rất hài hước của cậu là những tràng cười giòn tan của các bạn học sinh trong lớp.