Vũ Thanh Khoa (SN 1982), Triệu Vũ Hiệp (SN 1987), đều trú tại xã Đồng Lạc ( huyện Yên Thế, Bắc Giang); Trương Văn Hùng (SN 1972), trú tại xã Đông Tiến (Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh); Ngọ Văn Thống (SN 1972), trú tại thị trấn Bắc Lý (Hiệp Hòa, Bắc Giang); Bùi Văn Dương (SN 1974), trú tại xã Tân Đức (Phú Bình, Thái Nguyên).
Đồng thời, Cơ quan Cảnh sát điều tra vận động đối tượng Hoàng Văn Quyên (SN 1979), trú tại xã Đồng Lạc (Yên Thế, Bắc Giang) ra đầu thú về hành vi "Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có".
Qua điều tra, Công an huyện Hiệp Hòa xác định: Bùi Văn Dương là nhân viên bảo vệ của Công ty dịch vụ bảo vệ Cường Phát có trụ sở tại tỉnh Bắc Ninh, được phân công làm tổ trưởng tổ bảo vệ tại Công ty ChunQiu thuộc KCN Hòa Phú.
Thấy công ty này có nhiều dây cáp điện mới chưa lắp đặt, Dương nảy sinh ý định trộm cắp. Khoảng đầu tháng 4/2023, Dương liên lạc và bảo Vũ Thanh Khoa (là người quen biết với mình) đến Công ty ChunQiu trộm dây cáp điện và hứa sẽ lo vấn đề bảo vệ, tài sản lấy trộm bán lấy tiền chia nhau.
Quá trình điều tra xác định, nhóm đối tượng đã trộm 19 cuộn dây cáp điện lõi đồng, trọng lượng 529kg, chuyển giấu tại bãi đất trống ở gần đó rồi đem đi tiêu thụ.
Trong vụ án này, cơ quan điều tra xác định Bùi Văn Dương được chia 15 triệu đồng.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hiệp Hòa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Vũ Thanh Khoa, Triệu Vũ Hiệp, Trương Văn Hùng, Ngọ Văn Thống, Bùi Văn Dương, Hoàng Văn Quyên để tiếp tục điều tra, làm rõ.
" alt=""/>Bảo vệ công ty tiếp tay cho nhóm trộm tài sản trăm triệu ở Bắc Giang![]() |
Sổ Sức khỏe điện tử. Ảnh: VietNamNet |
Tuy nhiên hiện nay, nhiều người phản ánh thông tin trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 đã bị sai lệch. Có trường hợp chưa tiêm lại có xác nhận đã tiêm hoặc ngược lại. Người từng có xác nhận đã tiêm vắc xin nay lại mất xác nhận.
Tại ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử, nhiều tình huống tương tự cũng đã xảy ra khi có những người đã tiêm chủng 2 mũi vắc xin nhưng do khâu cập nhật thông tin, phần mềm chỉ báo mới tiêm 1 mũi, thậm chí là chưa tiêm.
Điều này khiến nhiều người dân lo lắng bởi sắp tới TP.HCM sẽ thí điểm nới lỏng phục hồi kinh tế dựa trên nguyên tắc an toàn, linh hoạt theo kết quả phòng chống dịch. Tiêu chí đánh giá an toàn dựa trên thẻ xanh, thẻ vàng căn cứ trên kết quả tiêm vắc xin.
Về vấn đề này, theo Cục Công nghệ thông tin Bộ Y tế, những người có sai lệch thông tin cần liên hệ đến Sở Y tế địa phương.
Những sai lệch hiện nay không phải do phần mềm, mà do nhầm khi nhập thông tin giữa danh sách đăng ký tiêm và danh sách đã tiêm hoặc do khâu nhập dữ liệu đã tiêm của cơ sở tiêm chủng bị chậm.
Với nhóm F0 đã khỏi, Bộ Y tế chưa có hướng dẫn coi là "thẻ xanh" hoặc "thẻ vàng". Hiện Bộ Y tế dự thảo hướng dẫn này, khi ban hành hướng dẫn coi những người F0 đã khỏi tương đương tiêm 1 mũi hay 2 mũi vắc xin sẽ có hiển thị tương đương trên Sổ Sức khỏe điện tử/Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19.
![]() |
Người dân tiêm vắc xin ở Hà Nội. Ảnh: Phạm Hải |
Tương tự, đại diện Trung tâm Công nghệ phòng, chống Covid-19 Quốc gia, Bộ TT&TT chia sẻ: “Thời điểm ra mắt nền tảng tiêm chủng, đã có hơn 2 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 được tiêm và thông tin chỉ được lưu trên giấy tờ. Đội ngũ phát triển nền tảng đã phải có giai đoạn “nhập đuổi”, để cập nhật 2 triệu liều này lên hệ thống.
Bên cạnh đó, nền tảng tiêm chủng cũng chưa được một số cơ sở tiêm triển khai một cách đồng bộ và đúng quy trình. Cụ thể, tại một số nơi, sau khi triển khai tiêm theo quy trình cũ, đến cuối ngày, cán bộ tiêm chủng mới cập nhật dữ liệu tiêm lên nền tảng, điều này dẫn đến rủi ro có thể sai lệch về dữ liệu.
Cũng theo đại diện Trung tâm, với trường hợp bị sai thông tin (số lượng mũi tiêm, thông tin cá nhân: tên, năm sinh…), người dân có thể gửi thông tin qua chức năng phản ánh tiêm chủng trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 quốc gia hoặc qua đường dây nóng 19009095.
Một vấn đề nữa là khi người dân cài được app, cập nhật thông tin bị báo lỗi hoặc người dùng cài app nhưng không đăng ký hoặc đăng nhập được tài khoản.
Đại diện Trung tâm cho biết, hiện Hà Nội đang đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng và xét nghiệm diện rộng nên lượng truy cập tăng đột biến, dẫn đến nghẽn hệ thống tạm thời. Trung tâm Công nghệ phòng, chống Covid-19 quốc gia hiện đang phối hợp với Viettel nỗ lực khắc phục, xử lý lỗi, và dự kiến từ ngày 13/9, hệ thống sẽ hoạt động ổn định hơn.
Tại TP.HCM, tình trạng sai lệch thông tin cũng xuất hiện nhiều. Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh TP.HCM (HCDC), cuối tháng 8, Trung tâm đã triển khai kênh tiếp nhận thông tin tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 của người dân TP để thực hiện điều chỉnh trên Sổ Sức khỏe điện tử. Tính đến hết ngày 10/9 đã có hơn 350.000 lượt gửi thông tin điều chỉnh. HCDC đang phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý và điều chỉnh thông tin tiêm chủng của người dân đã cung cấp qua kênh tiếp nhận của Trung tâm, khi thông tin đảm bảo tính chính xác và có “Giấy xác nhận đã tiêm vắc xin Covid-19” đúng quy định. Bên cạnh đó, trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 cũng đã cho phép người dân gửi yêu cầu cập nhật, chỉnh sửa thông tin liên quan đến việc tiêm chủng vắc xin. Để tạo thuận lợi và thống nhất trong việc tiếp nhận, điều chỉnh thông tin, HCDC thông báo thay đổi phương thức tiếp nhận thông tin điều chỉnh trên Sổ Sức khỏe điện tử. Cụ thể, đóng kênh tiếp nhận của HCDC và thực hiện tiếp nhận thông tin điều chỉnh thông qua Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19. |
>>> Thông tin về Vắc xin Covid-19 mới nhất
Ngọc Trang
Từ cuối tháng 8 đến ngày 10/9, HCDC tiếp nhận 350.000 lượt gửi cần điều chỉnh thông tin tiêm vắc xin trên sổ Sức khoẻ điện tử. Hiện kênh tiếp nhận này của HCDC đã đóng, thời gian tới sẽ chuyển qua Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19.
" alt=""/>Sai lệch, mất thông tin tiêm vắc xin Covid