Như VietNamNet thông tin, vào ngày 9/3/2018, UBND huyện Krông Pắk bất ngờ ra thông báo buộc 550 giáo viên hợp đồng phải thôi việc do việc tuyển dụng trước đó không đúng quy định, vượt chỉ tiêu biên chế.
Sau khi bị thôi việc, 6 giáo viên trên tổng số hơn 500 người đã khởi kiện vì cho rằng việc UBND huyện sa thải trái quy định, gây mất quyền lợi.
Cả 6 giáo viên này khởi kiện thành 2 vụ án tranh chấp hợp đồng lao động, trong đó, 5 người nguyên là giáo viên tại Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai cùng khởi kiện, ủy quyền cho anh Nguyễn Ánh Dương và vụ kiện riêng lẻ của cô giáo Nguyễn Thị Bình – nguyên giáo viên Trường THCS Ea Kly.
Vào tháng 6/2022, Toà án nhân dân tỉnh Đắk Lắk tuyên buộc Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai và UBND huyện Krông Pắk có lỗi trong việc đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với 5 giáo viên và phải cùng nhau bồi thường gần 1,3 tỷ đồng.
Cụ thể, UBND huyện Krông Pắk và Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai liên đới bồi thường cho anh Nguyễn Ánh Dương gần 318 triệu đồng. Còn các anh, chị Nguyễn Tuấn Anh, Trịnh Thị Bích Hạnh, H’Dim Niê mỗi người gần 239 triệu đồng; bồi thường cho anh Lương Văn Chinh số tiền hơn 214 triệu đồng.
Trước đó, vào tháng 4/2022, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk cũng có bản án tuyên buộc Trường THCS Ea Kly và UBND huyện Krông Pắk có trách nhiệm liên đới bồi thường cho cô Nguyễn Thị Bình số tiền hơn 175 triệu đồng.
Tuy nhiên, dù đã được tuyên thắng kiện hơn một năm nay nhưng 6 giáo viên hợp đồng trên vẫn chưa nhận được tiền bồi thường.
Đến tháng 10/2023, UBND huyện Krông Pắk đã có tờ trình đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk, Sở Tài chính tỉnh Đắk Lắk bổ sung hơn 2,1 tỷ đồng (bao gồm cả lãi suất) để chi trả cho 6 giáo viên nói trên.
Ở tuổi 34, Tiết Dương quyết định rời bục giảng để thi đại học lần 2. Cô tiết lộ ý định của bản thân không phải bồng bột một sớm một chiều, mà được gia đình ủng hộ.
Nói về lý do thi đại học ở tuổi 34, Tiết Dương cho biết gia đình đang làm nghề nha khoa. "Tôi thấy đây là ngành nghề ổn định, có nhiều triển vọng. Được sự động viên, ủng hộ của mẹ chồng, tôi quyết định bắt đầu hành trình học tập mới", Tiết Dương chia sẻ.
"Tôi muốn trở thành nha sĩ. Ở độ tuổi này, muốn đổi nghề nghiệp buộc tôi phải dũng cảm. Thi lại đại học là con đường duy nhất để tôi biến ước mơ thành hiện thực", cô nói.
Trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2023, Tiết Dương đạt được 447/750 điểm. Cô đỗ vào một trường một cao đẳng ở Thương Châu (Trung Quốc) ngành Răng hàm mặt.
Lý giải về sự lựa chọn của bản thân, Tiết Dương nói: "Cuộc sống không có giới hạn, chúng ta nên làm những gì mình muốn. Dũng cảm và đam mê như hồi trẻ, dám lựa chọn và kiên trì là những điều chúng ta có thể làm ở độ tuổi trung niên".
Hiện tại, Tiết Dương là sinh viên năm nhất ngành Răng hàm mặt. Cô đang tham gia khóa quân sự cùng toàn trường. Ở tuổi 34, cô chia sẻ phần lớn thời gian dành cho việc học, cuối tuần mới được gặp gia đình.
Câu chuyện của Tiết Dương truyền cảm hứng cho nhiều người về sự kiên trì và quyết tâm, không bao giờ là quá muộn để bắt đầu.
"Chỉ cần chúng ta có mục tiêu rõ ràng và luôn sẵn sàng nỗ lực vì nó. Dù ngọn núi lớn đến đâu, chúng ta cũng có thể biến nó thành con đường bằng phẳng", thông điệp Tiết Dương mang đến sau khi sẻ câu chuyện bản thân.
Theo Sohu
Thuật ngữ "Wai Kru" là sự kết hợp của 2 từ tiếng Thái: "Wai", một cử chỉ tôn trọng truyền thống của người Thái và "Kru", có nghĩa là giáo viên. Sự kết hợp của những từ này gói gọn bản chất của buổi lễ, nơi học sinh bày tỏ lòng tôn kính đến thầy cô thông qua một loạt các nghi lễ truyền thống.
Thực hành văn hóa này bắt nguồn từ niềm tin rằng giáo viên giữ một vị trí đặc biệt trong xã hội, giống như cha mẹ và là nhân tố định hình tương lai của đất nước.
Ngày Wai Kru là một biểu hiện sâu sắc của lòng biết ơn và sự khiêm nhường. Buổi lễ đóng vai trò như một nền tảng để học sinh Thái Lan thừa nhận vai trò to lớn của giáo viên. Sự kiện này nuôi dưỡng ý thức tôn trọng, nhấn mạnh các giá trị truyền thống của Thái Lan về sự khiêm tốn, lòng biết ơn và tầm quan trọng của giáo dục.
“Các học sinh tại lễ Pitee Wai Khru bày tỏ lòng biết ơn đối với giáo viên của mình. Các giáo viên dù dạy môn gì đều mang sứ mệnh cao quý là hướng dẫn học sinh trở nên khôn ngoan và thành đạt hơn.
Giống như ngọn hải đăng rực rỡ, thầy cô dẫn dắt mỗi người vượt qua những con sóng của vùng biển tối tăm… Kho báu lớn nhất chúng ta có thể nhận được từ các giáo viên là kiến thức mà họ mang theo, điều mà không ai có thể coi là điều hiển nhiên. Chúng ta phải tôn trọng các giáo viên, bất kể điều gì xảy ra”.
Vua Thái Lan Mongkut (Rama IV), trị vì 1851-1868, đã mô tả tầm quan trọng của giáo viên đối với sự phát triển của học sinh.
Ngày Wai Kru được đánh dấu bằng một loạt các nghi lễ phức tạp phản ánh các khía cạnh văn hóa và tinh thần sâu sắc của xã hội Thái Lan. Hoạt động trung tâm là Wai, một cử chỉ tôn trọng truyền thống của người Thái.
Các em học sinh trong trang phục đồng phục của trường tụ tập trước sự chứng kiến của các thầy cô, tạo thành một khung cảnh đoàn kết và tôn kính. Wai bao gồm việc ấn hai lòng bàn tay vào nhau theo kiểu giống như đang cầu nguyện, kèm theo một cái cúi đầu nhẹ.
Trọng tâm của buổi lễ Wai Kru là lễ dâng hoa. Học sinh tặng những bông hoa được cắm đẹp mắt cho giáo viên của mình như một biểu tượng của sự cảm kích và ngưỡng mộ. Hành động tặng hoa không chỉ dừng lại ở vật chất mà còn là một cử chỉ tri ân những kiến thức và nguồn cảm hứng mà thầy cô đã truyền đạt, giống như sự nở rộ của một bông hoa.
Những loại hoa không thể thiếu được dùng làm lễ vật là cỏ Bermuda (yah praek) và hoa cà tím (dohk makhuea) với khả năng sinh sôi và nảy nở, biểu tượng cho khả năng và kiến thức của học sinh nhờ thầy cô.
Cầm hoa, học sinh kính cẩn quỳ gối cầu tụng: "Cầu mong con được ban phước với sự lương thiện, sự phát triển và thịnh vượng, giống như bó cỏ Bermuda và hoa cà tím. Cầu mong con tiếp tục phát triển thịnh vượng kể từ ngày hôm nay với sự giáo dụcvà hướng dẫn của thầy cô. Cầu mong con hoàn thành sứ mệnh của mình như con đã mong ước cho ngày hôm nay".
Một khía cạnh không thể thiếu khác của Ngày Wai Kru là chương trình biểu diễn âm nhạc và múa truyền thống của Thái Lan.
Học sinh, thường được luyện tập tỉ mỉ trong nhiều tuần, lên sân khấu để thể hiện bản sắc văn hóa và bày tỏ lòng kính trọng đối với thầy cô thông qua tấm thảm nghệ thuật truyền thống phong phú. Những màn trình diễn này tạo thêm yếu tố năng động và sôi động cho buổi lễ.
Giáo viên cũng nhân Ngày Wai Kru để chia sẻ những lời khuyên khôn ngoan, khích lệ và lời khuyên với học sinh của mình.
Ngoài ra, hệ thống giáo dục Thái Lan, bắt nguồn từ Phật giáo, có mối quan hệ sâu sắc với các ngôi chùa như những cơ sở giáo dục ban đầu. Các nhà sư đóng vai trò là người hướng dẫn học tập và đạo đức cho học sinh.
Theo truyền thống này, cha mẹ gửi con đi học ở chùa thường cúng dường hoa, nến, trầu và lá cau cho các nhà sư. Nghi thức này nhấn mạnh bản chất đan xen của giáo dục và các giá trị tinh thần, phản ánh cách tiếp cận toàn diện, trong đó kiến thức học thuật được bổ sung bằng sự phát triển văn hóa và đạo đức.
Tử Huy
" alt=""/>Độc đáo nghi lễ học sinh quỳ gối tri ân giáo viên tại Thái Lan