Đầu tiên, các nhà nghiên cứu đã thiết kế và đào tạo một mạng neuron sâu (Deep neural Network) bằng cách sử dụng hàng triệu video cảnh mọi người nói chuyện từ YouTube và Internet. Trong quá trình đào tạo này, AI đã học được mối tương quan giữa âm thanh của giọng nói và diện mạo của người nói. Những mối tương quan này cho phép nó đưa ra phỏng đoán tốt nhất về độ tuổi, giới tính và sắc tộc của người nói.
Con người không trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo, vì các nhà nghiên cứu không cần phải phân loại thủ công bất kỳ dữ liệu nào - AI chỉ đơn giản là được cung cấp một lượng lớn video và có nhiệm vụ tìm ra mối tương quan giữa các đặc điểm giọng nói và đặc điểm khuôn mặt.
Sau khi được đào tạo, AI dường như rất giỏi trong việc tạo ra các bức ảnh chân dung giống người thật khi chỉ dựa trên bản ghi âm giọng nói. AI này hoạt động tốt hơn khi các đoạn ghi âm dài hơn.
Bên trái là khuôn mặt thật và bên phải là mặt được AI tạo ra từ giọng nói
Để phân tích thêm độ chính xác của việc tái tạo khuôn mặt, các nhà nghiên cứu đã xây dựng một "bộ giải mã khuôn mặt" để tạo ra bản tham chiếu từ khuôn mặt gốc, bỏ qua những thứ không liên quan như tư thế và ánh sáng. Điều này cho phép các nhà khoa học dễ dàng so sánh hình ảnh tạo từ giọng nói với ảnh khuôn mặt của người nói.
Một lần nữa, kết quả của AI rất gần với khuôn mặt thật trong phần lớn các trường hợp.
Bên trái là mặt thật, ở giữa là khuôn mặt tham chiếu, bên phải là ảnh tạo ra bởi AI
Có một số trường hợp AI gặp khó khăn trong việc hình dung người nói trông như thế nào. Các yếu tố như trọng âm, ngôn ngữ và cao độ giọng nói là những yếu tố gây ra sự không khớp giữa giọng nói và khuôn mặt, trong đó giới tính, tuổi tác hoặc dân tộc không chính xác.
Những người có giọng cao (bao gồm cả các bé trai) thường được coi là nữ trong khi những người có giọng thấp được coi là nam. Một người đàn ông châu Á nói tiếng Anh dẫn đến ngoại hình không giống người châu Á hơn so với khi anh ta nói tiếng Trung Quốc.
AI đôi khi bị sai giới tính, chủng tộc, độ tuổi
Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã có những cân nhắc về quyền riêng tư và đạo đức xung quanh dự án này. Tất cả các kế hoạch sử dụng thực tế (nếu có) cần phải được kiểm tra cẩn thận.
Cơ quan thực thi pháp luật có thể sử dụng AI để tạo chân dung kẻ tình nghi nếu bằng chứng duy nhất là một đoạn ghi âm giọng nói. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra rất nhiều tranh cãi liên quan đến quyền riêng tư và đạo đức.
Mặt khác, nó có thể có tác động tiêu cực đến các nhà sáng tạo nội dung trên YouTube và TikTok, những người đang cố gắng bảo vệ cuộc sống riêng tư của họ khi chỉ lồng tiếng và không xuất hiện trước ống kính.
Dù một AI có thể tạo ra những chân dung chính xác của mọi người chỉ từ giọng nói của họ là khái niệm hấp dẫn và thứ tưởng như chỉ có trong khoa học viễn tưởng, nhưng đó không phải mục tiêu của các nhà nghiên cứu. Họ cho biết nghiên cứu nhằm cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về mối tương quan giữa khuôn mặt với giọng nói và có thể mở ra các cơ hội nghiên cứu và ứng dụng mới.
(Theo Pháp luật và Bạn đọc, Petapixel)
Từ một sợi tóc cho đến vảy da chết, nước bọt dính trên miệng cốc cà phê, bã kẹo cao su hay đầu lọc thuốc lá. Bạn nghĩ những dấu vết này có thể tiết lộ thông tin gì của mình?
" alt=""/>AI có thể tạo ra khuôn mặt chính xác một cách đáng sợ chỉ bằng giọng nói của bạnĐể kiếm tiền trang trải cuộc sống cùng nhau, Zhao khuyên Vu đầu tư Bitcoin. Vu bị ấn tượng trước sự tăng giá chóng mặt của đồng tiền mã hóa này. Zhao còn thuyết phục Vu mua Bitcoin trên Coinbase, một sàn giao dịch crypto nổi tiếng của Mỹ, trước khi chuyển chúng vào sàn do Zhao chọn. "Mỗi khi chúng tôi thực hiện giao dịch, anh ta luôn nói đi nói lại lý do vì sao chúng tôi lại làm việc này" - Vu kể lại. "Anh ta luôn nói rằng, 'cưng à, vì tương lai của chúng mình'"
Chỉ khi Vu tìm cách rút tiền lãi, cô mới nhận ra Zhao không hề có thật, và sàn giao dịch mà anh ta bảo cô chuyển tiền vào cũng vậy. Cô đã tự tay gửi thẳng token của mình cho một nhóm những tên lừa đảo chuyên nghiệp. Phương thức lừa đảo này gọi là "mổ lợn" - hay crypto-romance - trong đó những tên tội phạm chấp nhận bỏ ra nhiều tuần đến nhiều tháng để chiếm được lòng tin của nạn nhân. Vu cho biết cô đã mất khoảng 306.000 USD, bao gồm tiền đầu tư và phí bổ sung mà cô nghĩ là phí và thuế thu bởi sàn giao dịch giả kia. "Đó là một trong những sự việc đau khổ nhất đời tôi" - Vu nói. "Tôi không chỉ mất hết tiền tiết kiệm, nhưng tương lai mà tôi cứ tưởng sẽ là một cuộc phiêu lưu mới hóa ra toàn là giả dối"
![]() |
Theo dấu crypto
Lừa đảo tiền mã hóa, giống như vụ việc mà Vu là nạn nhân, đang dẫn đến sự bùng nổ của tội phạm mạng. Lừa đảo tình cảm, lừa đảo đầu tư, hack ví kỹ thuật số, mô hình kim tự tháp, tấn công đòi tiền chuộc, và thậm chí là trộm tác phẩm nghệ thuật số - phương thức có thể khác biệt, nhưng bất kỳ khi nào bạn nhận ra mình là nạn nhân của tội phạm mạng, khả năng cao vụ việc có dính líu đến crypto.
Theo báo cáo từ công ty nghiên cứu Chainalysis, chuyên theo dấu đường đi của tiền mã hóa trên internet, số tiền mã hóa trị giá 14 tỷ USD đã được gửi đến những địa chỉ ví "phi pháp" trong năm ngoái, gấp 3 lần so với năm 2017. Những ví kỹ thuật số này có thể được sử dụng để lừa đảo, tài trợ khủng bố, hay thanh toán những nội dung lạm dụng trẻ em. Có quá nhiều nạn nhân của crypto-romance đến nỗi họ đã thành lập nên một nhóm gọi là "Tổ chức chống lừa đảo toàn cầu" (Global Anti-Scam Organization, GASO), mà Vu là một thành viên. Chỉ riêng năm ngoái, GASO cho biết số tiền các nạn nhân bị thất thoát do lừa đảo đã lên đến 73 triệu USD.
Và nếu tính cả những thứ như tấn công đòi tiền chuộc, thiệt hại còn tăng nhanh hơn nữa. Vào tháng 2, công ty tài chính ở Chicago là Jump Trading đã phải chấp nhận bỏ ra 320 triệu USD để giải cứu nền tảng crypto Wormhole của mình sau một vụ tấn công kinh hoàng. Trong khi đó, số lượng nhà đầu tư crypto tăng chóng mặt mỗi ngày tiếp tục mang đến cho bọn tội phạm mạng những mục tiêu mới béo bở.
Cuộc chiến đòi lại tiền đã mất
Nhiều người cho rằng tiền mã hóa được tội phạm sử dụng phổ biến bởi đường đi nước bước của các token là không thể truy được. Trên thực tế, những đồng tiền số lớn như Bitcoin và Ether lại cực kỳ dễ truy vết. Mọi giao dịch đều được ghi lại vĩnh viễn trên một blockchain công khai - một cơ sở dữ liệu phi tập trung. Dù tên người thực hiện giao dịch không được hiển thị, tội phạm sẽ đứng trước nguy cơ lộ tẩy khi chúng tìm cách chuyển crypto thành tiền đô, euro, hay các loại tiền định danh truyền thống khác.
Đó là bởi chuyển tiền mã hóa sang tiền định danh đòi hỏi phải có một sàn giao dịch như Coinbase hay Binance. Những sàn này bị quản lý tại nhiều quốc gia, bao gồm Mỹ, và được yêu cầu phải thu thập thông tin về người dùng. Một trát thi hành lệnh của tòa án có thể buộc các sàn giao dịch phải tiết lộ chủ nhân của những ví nghi ngờ.
"Tôi nghĩ có một chút hiểu lầm về mặt bảo mật trong giới tội phạm crypto, liên quan mức độ khó truy vết" - theo Ben Hamilton, điều tra viên pháp y chuyên truy vết tội phạm tài chính cho công ty quản trị rủi ro Kroll.
Thật vậy, Bộ Tư pháp Mỹ gần đây vừa phạt tù hai cá nhân tội rửa tiền liên quan số Bitcoin trị giá 4,5 tỷ USD từ vụ hack Bitfinex 2016, sau khi truy vết số coin qua một mạng lưới hồ sơ giao dịch phức tạp. Các công ty điều tra như Chainalysis thì luôn giám sát các địa chỉ ví lưu trữ tiền đánh cắp từ vụ hack Wormhole, khiến kẻ gian có muốn bán lấy tiền mặt cũng khó.
Vấn đề lớn hơn ở đây là thu hồi tiền bị mất. Với tiền định danh, khi bạn chuyển tiền, tiền không thực sự di chuyển mà chỉ những con số liên quan tài khoản người nhận và người gửi thay đổi - ngân hàng có thể điều chỉnh lại thông tin về người sở hữu số tiền, khiến giao dịch bị chặn hoặc đảo ngược.
Chuyển tiền trên blockchain thì hoàn toàn tự động hóa và gần như không thể can thiệp. Token có thể được chuyển đi xuyên quốc gia mà không cần bất kỳ sự cho phép nào từ bên ngoài, và mọi giao dịch đều không thể hủy bỏ được: nếu kẻ lừa đảo dụ dỗ được nạn nhân gửi crypto cho chúng, hoặc chiếm quyền kiểm soát ví của nạn nhân và chuyển tiền họ đi nơi khác, không có cơ quan nào đứng giữa để đảo ngược giao dịch đó. "Kẻ lừa đảo tôi cứ liên tục khuyến khích tôi mua Bitcoin. Với tiền mã hóa, gã có thể ở bất kỳ đâu trên thế giới và vẫn nắm được tiền. Với ngân hàng, thì phải có một tổ chức, một địa điểm cụ thể" - Vu nói.
![]() |
Cơ quan chức năng - thường giới hạn bởi vùng và biên giới quốc gia - chưa thể bắt kịp xu hướng này. Jan Santiago, phó giám đốc GASO, cho biết các lực lượng cảnh sát thường từ chối theo vết những vụ phạm tội bên ngoài khu vực địa lý của họ, và nhiều người biết rất ít về tiền mã hóa. "Bạn phải tìm đến FBI, nhưng ai cũng tìm đến FBI thì chính FBI sẽ bị quá tải" - ông nói.
Điều đó dẫn đến yêu cầu phải có một sự hợp tác quốc tế - theo Mark Turner, giám đốc bộ phận quản lý tài chính của Kroll. Turner nói rằng các quốc gia phải đồng ý với những tiêu chuẩn quốc tế về quản lý dòng crypto bất hợp pháp. Các chính phủ có thể quản lý các ví crypto giống như họ làm với tài khoản ngân hàng, cho phép các sàn giao dịch đưa vào sổ đen những ví cụ thể dựa trên tình trạng của ví, đồng thời các ngân hàng cũng có thể chặn giao dịch đến và đi từ các sàn giao dịch đang bị đưa vào tầm ngắm.
Tránh lừa đảo crypto
Ở thời điểm hiện tại, người dùng crypto phải tự bảo vệ và trau dồi kiến thức bản thân. "Sự ngây ngô và khờ dại của những người đang cắm đầu vào thế giới crypto là miếng mồi béo bở nhất cho những kẻ lừa đảo" - một quản trị viên của diễn đàn CryptoScams trên Reddit cho biết (lượng truy cập vào diễn đàn này trong năm ngoái đã tăng theo cấp số nhân!). Những kẻ lừa đảo lợi dụng sự bảo vệ lỏng lẻo trong cơ sở hạ tầng crypto, hướng lái các nạn nhân trao cho chúng những cụm từ bảo mật (seed phrase) để mở ví của họ. Nhiều dịch vụ ví và chợ tác phẩm nghệ thuật crypto phổ biến cũng không hỗ trợ giải pháp bảo mật xác thực nhiều bước, vốn là cách phổ biến để tăng cường độ an toàn của các tài khoản số.
Một quản trị viên khác của CryptoScams, Luis Garcia, nói rằng sự nóng sốt xoay quanh những dự án crypto mới cũng dẫn đến "những quyết định thiếu suy nghĩ". Anh khuyên người dùng crypto đừng bao giờ đưa seed phrase cho bất kỳ ai, và đừng bao giờ dùng Google để tìm kiếm tên của các dịch vụ crypto thay cho việc gõ trực tiếp địa chỉ vào trình duyệt (những kẻ lừa đảo đôi lúc mua quảng cáo đặt trên cùng của trang kết quả tìm kiếm để trỏ liên kết đến các website crypto phổ biến, nhằm dụ dỗ bạn vào các trang giả mạo).
Garcia nói rằng hãy chọn người mà tin, dù đang mua ví hay sử dụng sàn giao dịch - và đừng bao giờ để người khác quản lý tiền của bạn, đặc biệt nếu bạn gặp họ như cách Vu gặp kẻ lừa đảo kia vậy. "Cảnh giác các tin nhắn trực tiếp (DM)" - anh nói. "Việc bị lừa qua DM có thể khiến bạn mất mọi thứ"
(Theo Pháp luật và Bạn đọc, MSN)
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT vừa cho biết nhiều người dân đã phản ánh họ nhận được tin nhắn giả mạo Công ty TikTok tuyển nhân viên nhằm mục đích lừa đảo.
" alt=""/>Mặt trái của thị trường crypto bùng nổ: những vụ lừa đảo tìnhChuyện xảy ra khi chồng Tương Bình gặp áp lực trong công việc khiến vợ chồng thường xuyên cãi vã, dần xa cách. Một lần, khi chồng cô thăm mẹ vợ bị đau mỏi và chăm sóc ân cần, cả hai đã nảy sinh cảm xúc rồi qua lại với nhau. Đáng lưu ý, chồng Tương Bình và mẹ cô chỉ cách nhau 7 tuổi.
![]() |
Tương Bình hạnh phúc bên con trai. |
Khi biết chuyện, người mẹ đã một mực tránh mặt Tương Bình, trong khi chồng cũ thản nhiên thú nhận. Sau đó, Tương Bình lập tức ly hôn chồng và cắt đứt quan hệ với mẹ ruột. Con chung được giao cho chồng cũ nuôi.
Cũng tại trường quay buổi talkshow, Tương Bình thừa nhận từng sốc, đau đớn đến mức muốn chết đi. Thời trẻ, cô là người lạc quan, vui vẻ và suy nghĩ đơn giản về hôn nhân. Nữ diễn viên luôn tin rằng "thuận vợ thuận chồng" thì sóng gió nào cũng có thể vượt qua.
Sau vụ việc, Tương Bình bị mất niềm tin, trầm cảm suốt thời gian dài. "Thời gian đó như là cơn ác mộng với tôi", nữ diễn viên kể.
Khi bình tâm lại, cô quyết định dừng hoạt động nghệ thuật để tìm một công việc có thể nuôi sống bản thân. Tương Bình xin làm nhân viên cho một thẩm mỹ viện nhưng được 3 ngày thì nghỉ việc vì không chịu nổi những lời dị nghị.
![]() |
Cựu mẫu Tương Bình hiện tại. |
Mất một đêm suy nghĩ, nữ diễn viên quyết quay lại thẩm mỹ viện để tiếp tục công việc cho đến nay. Sau nhiều năm làm việc, Tương Bình được thăng chức quản lý thẩm mỹ viện.
Từ lúc ly hôn đến nay, Tương Bình chưa một lần gặp lại chồng cũ và mẹ ruột. Con trai cô sống với bố ở Bắc Kinh được 5 năm thì về ở với mẹ. Cô tập trung làm việc kiếm tiền nuôi con và lo cho tương lai của con sau này.
Tương Bình biết ơn con trai và bạn bè đã kéo mình ra khỏi biến cố nhiều năm trước. Cuộc sống hiện tại của cô hạnh phúc, thoải mái. Ngoài công việc, nữ diễn viên dành thời gian ở bên con, đi shopping, du lịch tận hưởng cuộc sống.
Cô cũng nhìn nhận chuyện buồn năm xưa một các thoải mái, tích cực hơn. Sau nhiều năm, Tương Bình cởi bỏ gánh nặng tâm lý, không còn tự ti, khép kín như trước. Theo nữ diễn viên, chính những vấp ngã khiến cô trưởng thành và mạnh mẽ hơn thời trẻ rất nhiều.
Mời quý vị xem clip:
Cẩm Lan
Giới truyền thông Trung Quốc đưa tin, nữ diễn viên, người mẫu Tương Bình chia sẻ lý do ly hôn chồng cũ vì anh này ngoại tình với mẹ ruột của mình.
" alt=""/>Cuộc sống bình lặng của nữ diễn viên ly hôn vì chồng ngoại tình với mẹ ruột