Cách Chiang Mai, thành phố thuộc miền Bắc Thái Lan hơn 200 km, có một ngôi làng người Hoa sinh sống từ lâu đời trên những đồi chè xanh mướt. Nơi đây sở hữu phong cảnh bình yên, giản dị, gợi cho du khách nhớ đến vẻ đẹp của những thị trấn cổ Trung Quốc, nhất là Phượng Hoàng cổ trấn ở tỉnh Hồ Nam. Ảnh:bensuchitra, iam_superjack.
![]() ![]() ![]() ![]() |
Ngôi làng có tên Ban Rak Thai này nằm ở một vị trí khá tách biệt của tỉnh Mae Hong Son, trên độ cao hơn 1.000 m so với mực nước biển. Nhiều người Hoa đã đến đây xây dựng làng và sống bằng nghề trồng trọt chè từ lâu đời. Vì thế, đa số người dân của làng nói tiếng Trung Quốc, chỉ một vài người trẻ mới có thể giao tiếp bằng tiếng Thái. Ảnh:dreamvalleysurfer, luby0708, oum_dami, vbs.2014. |
![]() ![]() |
Nằm ở vị trí biệt lập và người dân chỉ giao tiếp chủ yếu bằng tiếng Hoa, ngôi làng này có khá ít du khách biết đến. Những người du lịch nghỉ dưỡng ở đây chủ yếu là người bản địa. Tuy nhiên, gần đây, vẻ đẹp của Ban Rak Thai ngày càng thu hút nhiều du khách hơn. Nơi này trở thành một trong những điểm tham quan đặc sắc của miền Bắc Thái Lan. Ảnh:khunnotto, vykun. |
![]() ![]() |
Tỉnh Mae Hong Son còn được mệnh danh là "vùng đất sương mù" của Thái Lan. Khi đến làng, bạn nên ghé vào một quán trà bên đường để vừa thưởng thức những tách trà thơm ngon làm từ chính những lá chè thu hoạch tại đây, vừa ngắm khung cảnh đồi núi bên bờ sông thơ mộng. Những chiếc đèn lồng đỏ treo khắp các con đường, những ngôi nhà nhỏ đơn sơ, các bảng hiệu và âm thanh rao bán, trò chuyện bằng tiếng Hoa sẽ khiến bạn tưởng như mình vừa ra khỏi đất Thái và lạc vào một thị trấn ở Trung Quốc thời xa xưa. Ảnh:hn.nhatha, isthatduandara. |
![]() ![]() ![]() ![]() |
Ẩm thực cũng là một nét đặc sắc của nơi đây. Gần khu vực cổng chào có một nhà hàng chuyên nấu những món ăn bản địa. Khi dùng bữa, bạn sẽ được miễn phí trà và bánh bao. Mùi vị thức ăn rất khác biệt, nhưng cũng thật gần gũi với người Việt vì nguyên liệu, cách nêm nếm đều theo công thức Trung Hoa. Thưởng thức những món ăn nóng hổi, đậm đà trong khí trời se lạnh, đầy sương của ngôi làng là trải nghiệm khó quên với du khách. Ảnh:khanh.linh.vo, ryannguyen_offical, vykun. |
![]() ![]() |
Để đến đây, du khách có thể bay thẳng từ Hà Nội đến Chiang Mai hoặc quá cảnh ở Bangkok trước khi đến với thành phố này. Sau đó, bạn sẽ mất thêm 5-6 tiếng đi xe khách để tới được tỉnh Mae Hong Son. Dù tốn nhiều thời gian, bạn vẫn sẽ thoải mái vì đường đến làng có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp và ít xe cộ. Để đến được làng Ban Rak Thai từ tỉnh Mae Hong Son, bạn có thể tự thuê xe máy hoặc di chuyển bằng taxi. Ảnh:vykun, zi.39. |
![]() ![]() |
Bên trong "Phượng Hoàng cổ trấn" phiên bản Thái này cũng có hostel cho du khách ở lại nghỉ dưỡng dài ngày. Khi vừa đặt chân vào ngôi làng cổ, bạn sẽ thấy thời gian và công sức tìm tòi đường đi của mình được đền đáp xứng đáng. Chỉ cần dạo một vòng là bạn đã có ngay một bộ ảnh đẹp toàn các góc chụp hệt như ở Trung Quốc. Phong cảnh hữu tình của các đồi chè xanh nép mình sau những lớp sương mù mờ ảo cũng sẽ khiến lòng bạn thấy thư thái hơn. Ảnh:_ah_monika, m.monthakan. |
Sau khi thông báo về tình trạng bệnh của mình, vị khách người Anh không ngờ bị tiếp viên yêu cầu rời khỏi máy bay.
" alt=""/>Phượng Hoàng cổ trấn đẹp ngỡ ngàng giữa lòng Thái LanNhiều người trẻ Mỹ đồng ý hẹn hò, gặp mặt chỉ vì bữa ăn miễn phí. Ảnh: Earth.
Thực tế, việc không hứng thú hẹn hò mà chỉ nhằm mục đích được bao ăn diễn ra ở cả phía phái mạnh.
Esteban Rosas, làm việc trong lĩnh vực ngân hàng, cho biết anh thường nhận được những tin nhắn gạ gẫm đi chơi từ các bạn hẹn trên mạng mà anh chẳng có mấy hứng thú gặp mặt ngoài đời.
Song vài lần một tháng, Rosas lại nhận lời, dành nguyên một buổi tối để gặp những người anh vừa làm quen trên mạng, nếu anh không có kế hoạch gì khác.
Gần đây, anh chàng “tiêu tốn” hơn 200 USD của bạn hẹn, người mà Rosas miêu tả là anh chẳng có cảm xúc đặc biệt gì. Mặt khác, chàng trai 26 tuổi vẫn khẳng định trong trường hợp mình là người mời, anh luôn sẵn sàng chi tiền hoặc tự trả lấy phần mình.
“Trong thời buổi hẹn hò trực tuyến ngày càng được nhiều người tìm đến, kiểu hẹn hò ‘vật chất’ này chẳng có gì lạ, hầu hết mọi người đều chẳng thấy tội lỗi gì khi làm vậy”, Rosas khẳng định.
“Đấy chỉ là một buổi gặp mặt, nếu không có khả năng kiếm được một anh chàng hay cô gái nào cho mình, ít ra bạn cũng được một bữa ăn ngon”, anh kết luận.
![]() |
"Kể cả không kiếm được người yêu nào, ít ra cũng lợi được một bữa ăn". Ảnh: Cosmo. |
Song, chính anh chàng cũng thừa nhận nhược điểm của việc sử dụng các ứng dụng tìm kiếm bạn hẹn trên mạng khiến nhắn tin, gặp mặt ai đó trở nên nhanh chóng và dễ dàng. Chuyện hẹn hò từ đó cũng dần trở nên mất đi ý nghĩa khi ai cũng nghĩ rằng cơ hội thừa mứa.
“Cuối cùng, mọi chuyện kết thúc với một kịch bản quen thuộc, khi không ai có ý định nghiêm túc tìm hiểu đối phương”, Rosas than thở.
Năm ngoái, một người đàn ông 45 tuổi ở Los Angeles bị buộc tội lừa đảo hàng loạt phụ nữ anh ta quen trên mạng. Cụ thể, người này chủ động hẹn gặp mặt các bạn hẹn ăn tối, rồi lẳng lặng biến mất trong bữa ăn, để lại hóa đơn cho các cô gái thanh toán.
Một nạn nhân đã phải chi trả số tiền ăn hơn 100 USD cho buổi hẹn đầu tiên, với đồ ăn chủ yếu do người đàn ông kia yêu cầu. Sau cùng, kẻ chuyên lừa gạt phụ nữ để được ăn miễn phí bị kết án 4 tháng tù giam.
Hẹn ăn và không bao giờ gặp lại
Trên thực tế, suy nghĩ chấp nhận gặp gỡ, hò hẹn chỉ vì được mời đi ăn, hoàn toàn không phải là câu chuyện hiếm hay khó hiểu.
Các chuyên gia gọi hiện tượng này là “foodie call” (tạm dịch: tiếng gọi từ đồ ăn) để chỉ những người sẵn sàng đánh đổi bữa ăn miễn phí dưới “vỏ bọc” của một buổi hẹn hò lãng mạn.
Nói cách khác, những người này lợi dụng bạn hẹn và các “đối tác” của họ không hề biết điều đó.
Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Khoa học tâm lý và Nhân cách xã hội của Mỹ, khoảng 25% trong số 1.000 phụ nữ được hỏi cho biết họ từng hẹn hò với những đối tượng mình không thích, với lý do thuần túy là được mời ăn miễn phí.
Trong đó, nhiều người thừa nhận họ từng làm chuyện này ít nhất 5 lần và có đến một phần tư số người cho biết họ thường xuyên làm vậy.
Mặt khác, số đông tham gia khảo sát cho biết họ sẽ không bao giờ đồng ý cách hẹn hò vậy chỉ để đổi lấy một bữa ăn không phải trả tiền.
![]() |
Trong suy nghĩ của nhiều cô gái, chuyện đàn ông trả tiền khi hẹn hò là việc đương nhiên. Ảnh: Scoopnest. |
Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn còn nhiều hạn chế khi mới chỉ tập trung khảo sát trên bình diện phụ nữ và những cuộc hẹn hò giữa nam và nữ đơn thuần.
“Chúng tôi lấy phái yếu làm trọng tâm tìm hiểu vì tính cách phụ nữ liên quan mật thiết đến các kịch bản hẹn hò truyền thống”, các chuyên gia cho biết.
Theo các nhà tâm lý học, những “foodie call” thường có bộ ba đặc điểm cơ bản về tính cách, bao gồm: sẵn sàng thao túng người khác, thiếu sự đồng cảm và tập trung quá mức vào bản thân mình.
Song, các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng những đặc trưng trên chưa chắc đều tồn tại trong những người sẵn sàng hẹn hò đùa vui để được ăn miễn phí.
“Trải nghiệm tình cảm tồi tệ trước đấy như bị lừa dối liên tục hay bị ngược đãi trong mối quan hệ khiến nhiều người buộc phải tính toán thiệt hơn khi bắt đầu với ai đó”, Brian Colliion, giáo sư tại Đại học Azusa Pacific, phân tích.
![]() |
Nhiều người cho biết họ không thể chấp nhận việc đồng ý hẹn hò, gặp mặt chỉ vì không phải trả tiền bữa ăn. Ảnh: The Guardian. |
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng chỉ ra những người phụ nữ hẹn hò chủ yếu vì bữa ăn miễn phí, có niềm tin mãnh liệt hơn về vai trò giới. Theo đó, phái yếu có thói quen để đàn ông trả tiền vào buổi hẹn đầu tiên và họ cho rằng đối phương nên hành xử thế.
Khi Olivia Balsinger lần đầu tiên chuyển đến New York sau khi tốt nghiệp đại học, cô muốn trải nghiệm cuộc sống sôi động ở thành phố song số tiền eo hẹp không cho phép cô gái thoải mái chi tiêu.
Olivia quyết định tìm kiếm bạn hẹn trên Tinder với mục đích duy nhất là được đi ăn ở những chỗ sang trọng. Cô gái nhanh chóng kiếm được một anh chàng mà cô miêu tả là “trông có vẻ thành công và cô đơn”.
Hai người gặp mặt tại một nhà hàng đắt tiền. Đến khi thanh toán, Olivia rụt rè rút ví, nỗ lực giả vờ muốn chia sẻ chi phí. Đúng như dự đoán, người đàn ông tự động trả toàn bộ số tiền.
“Mọi chuyện diễn ra theo đúng kế hoạch của tôi. Nếu phải bỏ tiền, tôi có nguy cơ nhịn ăn để tiết kiệm trong nhiều tuần sau đó”, cô gái cho biết.
Olivia và bạn hẹn của mình không bao giờ gặp lại nhau sau đó.
Sau khi kết hôn, vợ chồng Diệu Trâm chọn Hội An là nơi sinh sống, xây dựng tổ ấm. James đặc biệt thích các món ăn Việt Nam.
" alt=""/>Giới trẻ Mỹ đồng ý gặp mặt, hẹn hò để được mời 'ăn chùa'Chiều ngày 8/8, Gò Mả mưa lất phất. Thấy có người lạ đến, mọi người trong xóm ra hàng ghế đá ngoài bãi đất trống (trước đây là chi chít các ngôi mộ) che dù ngồi nói chuyện.
Bà Võ Thị Kim Phượng, Tổ trưởng dân cư 35 cho biết, trước đây, Gò Mả là bãi đất trống, sình lầy. Dân ở khu dân cư có người thân qua đời thì mang ra chôn cất. Lâu dần, nơi đây thành khu nghĩa địa của tổ dân cư 35.
Sau đó, những người lao động nghèo từ nơi khác đến dùng tôn, bạt, lá dừa nước, phên… dựng nhà ngay cạnh các ngôi mộ, thậm chí trên các ngôi mộ làm nơi ở. Ban đầu chỉ một vài nhà. Sau đó, tiếng đồn lan ra, số lượng người đến đông dần nên nơi đây hình thành ‘xóm nghĩa địa’.
![]() |
Xóm Gò Mả trước đây. Ảnh: M.Q. |
‘Có nhà, 3-4 ngôi mộ ở trước cửa. Có nhà, mộ của người lạ nằm trong nhà. Mọi sinh hoạt của người sống gắn liền với người chết nên cái tên xóm Gò Mả ra đời và ‘nổi tiếng’ khắp vùng’, bà Phượng nói.
Theo bà Phượng, từ cuối năm 2012 trở về trước, ai đến Gò Mả, điều đầu tiên nhìn thấy là những ngôi mộ nằm chen chúc nhau. Các ngôi nhà dựng bằng tôn cũ lụp xụp, nhếch nhác. Rác thải vứt vương vãi khắp nơi. Gà, vịt, chó… của người dân nuôi ra các phần mộ của người quá cố phóng uế. Đám trẻ con trong xóm không đi học ra những ngôi mộ chơi đùa với nhau.
Không gian nơi đây bắt đầu thay đổi từ năm 2013. Gần 200 ngôi mộ của người quá cố đã được dời đi. Bãi đầm lầy phía sau đã được chính quyền địa phương dọn rác thải, đang tiến hành cải tạo để làm công viên, khu vui chơi cho người dân trong xóm. Người dân trong xóm kê ghế đá bên bãi đất trống làm nơi giao lưu, trò chuyện với nhau. Mấy đứa trẻ được nghỉ hè cũng mang xe đạp ra đó chơi đùa ...
![]() |
Hiện các ngôi mộ đã được dời đi, người dân trong xóm kê ghế đá ngồi nói chuyện với nhau. Ảnh. T.A. |
Nhìn đám trẻ chơi đùa, ông Huỳnh Văn Sang, hiện 50 tuổi, sống ở đây hơn 20 năm nói vui: ‘Bây giờ, ở xóm vui lắm. Chiều nào mọi người cũng ra ghế đá ngồi uống nước, nói chuyện phiếm với nhau. Mấy đứa trẻ thì có không gian chơi đùa’.
Ông Nguyễn Văn Đào, hiện 58 tuổi sống ở xóm hơn 24 năm qua. Ông kể, năm 1994, vợ chồng ông ly hôn. Các con sống với mẹ và nhà ngoại bên quận 5. Một mình ông ra ngoài thuê trọ sống.
Khi đến nhà bà con ở xóm Gò Mả chơi, thấy nơi đây có thể dựng nhà ở, ông mua gạch, xi măng, tôn về dựng căn nhà có diện tích hơn 5 m2 ở đến nay. Đưa tay chỉ bốn ô hình chữ nhật trước cửa nhà, ông Đào cho biết, đó là di tích của 4 ngôi mộ đã được dời đi.
![]() |
Những căn nhà phố trong xóm đang dần mọc lên. Ảnh: T.A. |
Theo ông Đào, việc trước đây, trước cửa nhà nào cũng có mộ là bình thường. Có nhà bà Sáu (đã mất) trước đây bán hủ tiếu có đến hai ngôi mộ của người lạ nằm ở trong nhà. Dù thế, mọi sinh hoạt của bà vẫn bình thường.
‘Khi mới đến ở, tôi khá sợ, nhưng ở riết nên quen. Mình cứ thắp hương dọn sạch mộ cho người ta là không có sao. Người ta nói, ở nghĩa địa có ma, nhưng tôi chưa bao giờ gặp’, ông Đào nói.
Ông Đào cho biết, trước đây, khi các ngôi mộ chưa được dời đi, những nhà ở khu vực cao còn đỡ. Còn những nhà nằm cạnh con kênh phía sau, cứ mưa và thủy triều là ngập, nước lênh láng, rác thải trôi dạt vào nhà. Sống ở nơi chật chội, chịu cảnh ô nhiễm và không gian u ám nhưng chẳng ai muốn dọn đi.
Căn nhà bà Sáu trước đây có 2 ngôi mộ nằm trong nhà giờ cũng đã được xây mới. Ảnh: T.A. |
‘Ở đây, sống chung với người chết nhưng mình có nhà ở. Dọn đi rồi biết sống ở đâu’, ông Đào giải thích lý do ông ở lại bao năm qua.
Bà Phượng cho biết, đất Gò Mả là đất công. Khi các ngôi mộ được di dời thì người dân sống trong xóm phải dọn đi nơi khác. Hiện nơi đây chỉ có khoảng gần 30 hộ gia đình ở. Trong đó, có 20 hộ nằm trong khu vực đất thổ cư, nhà có giấy tờ đầy đủ. Chỉ còn khoảng 10 căn nhà tôn nằm trên đất công, vì họ là hộ nghèo, chưa có chỗ ở ổn định nên chính quyền tạo điều kiện cho ở tạm. Tới đây, khi khu đất này được cải tạo làm công viên, khu vui chơi thì họ phải dời đi.
Theo ông Sang, hơn 6 năm qua, từ khi các ngôi mộ dời đi, cuộc sống của người dân nơi đây dần ‘thay da đổi thịt’. ‘Hơn 6 năm qua, ở xóm không có trộm cắp, đánh nhau. Mọi người trong xóm rất đoàn kết, giúp đỡ nhau. Xe máy bây giờ, chúng tôi để cả đêm bên ngoài không mất đâu’, ông Sang khoe.
![]() |
Gần 200 ngôi mộ trong xóm đã được dời đi. Ảnh: T.A. |
Ông Nguyễn Mai Trung, Chủ tịch UBND phường 15 cho biết, trước đây, ở phường có đến 4-5 xóm Gò Mả, có tổng gần 2000 ngôi mộ được hình thành, do những người lao động nghèo, từ nơi khác đến dựng nhà trên các ngôi mộ ở. Từ năm 2013, tất cả các ngôi mộ được dời đi.
Hiện các khu đất này đều bỏ không, chính quyền rào lại, tới đây sẽ tiến hành xây dựng các công trình công cộng. Tuy nhiên, có một vấn đề xảy ra trên phần đất này làm chính quyền đau đầu là: người dân xả rác, vứt các đồ dùng hỏng làm không gian ô nhiễm, chính quyền phải tổ chức đi thu gom. ‘Vừa rồi, chúng tôi còn bắt quả tang một vài trường hợp tổ chức đá gà, phạt cảnh cáo nhưng họ vẫn tiếp tục’, ông Trung nói.
Giữa chốn Sài Gòn xa hoa, căn nhà dựng tạm bằng ván, rộng 7,5 m2 của vợ chồng ông Tôn (83 tuổi) hiện hữu suốt 40 năm qua.
" alt=""/>Xóm Gò Mả Sài Gòn, 3