Chiến sự Nga - Ukraine đang tiếp tục diễn ra ác liệt (Ảnh minh họa: Newarab).
Các nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ công bố báo cáo đánh giá: "Lực lượng Moscow đang sử dụng kết quả của việc chiếm giữ Ugledar (Vuhledar) gần đây để đạt được những thành công có ý nghĩa về mặt chiến thuật ở phía Nam Kurakhove nhằm hỗ trợ các hoạt động tiến công đang diễn ra để san bằng chiến tuyến đồng thời loại bỏ cuộc phản kích của Ukraine ở phía Tây Donetsk".
Quân đội Nga (RFAF) đã tăng cường các hoạt động tấn công ở phía Tây Donetsk vào đầu tháng 9 và đang cố gắng bao vây Kurakhove từ 2 phía Bắc - Nam, đồng thời san phẳng chiến tuyến giữa Sontsovka (Tây Bắc Kurakhove) và Shakhtarske (Tây Bắc Ugledar).
Các nhà phân tích lưu ý rằng những bước tiến sâu hơn của Nga vào Dalnee có thể buộc lực lượng Kiev (AFU) phải rút lui khỏi các vị trí tập trung ở phía Bắc - Đông Bắc Ugledar, đồng thời cho phép các lực lượng Moscow phát triển xa hơn dọc theo đường cao tốc C051104 mà không bị cản trở.
Bước tiến như vậy sẽ cho phép RFAF tiếp tục gây áp lực lên các vị trí của Ukraine ở Kurakhove từ phía nam.
Báo cáo viết: "ISW đã sửa đổi đánh giá trước đây của mình rằng lực lượng Moscow khó có thể sử dụng việc chiếm giữ Ugledar cho các hoạt động tấn công tiếp theo ở phía Tây Donetsk. Đánh giá này là sai lầm".
RFAF còn tiếp tục tiến quân ở các khu vực khác theo hướng Kurakhove cũng như Ugledar trong ngày 10-11/11.
Ngoài ra, lực lượng Moscow được cho là đang tiếp tục tiến công trong khu vực biên giới hành chính giữa Donetsk và Zaporizhia, đồng thời các bước tiến của Nga về phía Tây Bắc Ugledar và phía Nam Velyka Novosilka có thể bắt đầu gây áp lực lên các vị trí của AFU ở Velyka Novosilka.
Báo cáo lưu ý, lực lượng Moscow đang tiến quân với tốc độ vừa phải ở phía Tây Donetsk, nhưng rất khó có khả năng họ có thể thực hiện một cuộc đột kích cơ giới hóa thần tốc để bao vây thành công lực lượng đối phương.
Các nguồn tin Ukraine và Nga ngày 11/11 cho biết, thiệt hại ở đập hồ chứa Kurakhove đang gây lũ lụt ở các khu định cư gần đó.
Tuy nhiên, các nguồn tin Ukraine và Nga không thống nhất về việc ai chịu trách nhiệm về vụ việc.
RFAF có thể đã cho nổ tung con đập để gây ra lũ lụt đáng kể và kéo dài ở phía Tây hồ chứa Kurakhove, điều này có thể hỗ trợ các nỗ lực của Nga nhằm bao vây lực lượng Ukraine ở phía Bắc và phía Nam Kurakhove.
Bản đồ chiến sự Nga - Ukraine tại phía Tây Donetsk ngày 11/11. Trong đó, Nga kiểm soát khu vực màu hồng, những vòng tròn thể hiện các mặt trận, kích thước càng lớn càng nóng bỏng. Các khu vực màu vàng là nơi lực lượng Moscow mới giành được (Ảnh: ISW).
Những nhận định đáng chú ý trong báo cáo ngày 11/11 của ISW:
Thứ nhất,lực lượng Moscow đang sử dụng thành công của việc chiếm giữ Ugledar gần đây để đạt được những thắng lợi đáng kể về mặt chiến thuật ở phía nam Kurakhove nhằm hỗ trợ các hoạt động tiến công của họ để ổn định chiến tuyến và loại bỏ cuộc phản kích của Ukraine ở Tây Donetsk.
Thứ hai,ISW đã sửa đổi đánh giá trước đó rằng lực lượng Moscow khó có thể sử dụng việc chiếm giữ Ugledar để tiến hành các hoạt động tiến công tiếp theo ở Tây Donetsk. Đánh giá này đã được chứng minh là không chính xác.
Thứ ba,RFAF được cho là đang tiếp tục tiến công trong khu vực biên giới hành chính giữa Donetsk và Zaporizhia, những cuộc đột phá của Nga về phía Tây Bắc Vuhledar và phía Nam Velyka Novosilka có thể bắt đầu gây áp lực lên các vị trí của Kiev ở Velyka Novosilka.
Thứ tư,lực lượng Moscow đang tiến quân với tốc độ vừa phải ở Tây Donetsk, nhưng rất khó có khả năng họ có thể thực hiện một cuộc đột kích cơ giới hóa nhanh chóng để bao vây thành công AFU.
Thứ năm,các nguồn tin Ukraine và Nga ngày 11/11 cho biết, thiệt hại ở đập hồ chứa Kurakhove đã dẫn đến lũ lụt ở các khu định cư gần đó. Các nguồn tin Ukraine và Nga bất đồng về việc ai chịu trách nhiệm về thiệt hại của con đập.
Thứ sáu,Nga có thể tấn công con đập để gây ra lũ lụt lâu dài và đáng kể ở phía tây hồ chứa Kurakhove, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nỗ lực của họ nhằm bao vây đối phương ở phía Bắc và phía Nam Kurakhovo.
Thứ bảy,người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 11/11 phủ nhận thông tin về cuộc điện đàm giữa nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
Thứ tám,quân đội Ukraine gần đây đã tiến vào khu vực Kursk trong khi lực lượng Moscow gần đây cũng có những bước phát triển ở Kursk cũng như gần Kremennaya và Kurakhove.
Thứ chín, chính quyền các địa phương của Nga tiếp tục phân bổ một phần đáng kể ngân sách xã hội của họ để chi trả cho các cựu chiến binh, có thể là một phần trong nỗ lực nhằm khuyến khích nghĩa vụ quân sự của Nga.
" alt=""/>ISW: Nga tận dụng lợi thế ở Ugledar để đột phá sâu hơn vào UkraineBộ trưởng Đào Ngọc Dung tiếp bà Cristina Romila, Đại sứ Romania tại Việt Nam, sáng 13/8 (Ảnh: Tống Giáp).
Trân trọng người lao động Việt
Gặp lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH, Đại sứ Cristina Romila cho biết, chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Romania vừa qua là dấu mốc quan trọng, thúc đẩy mối quan hệ hai nước lên một tầm cao mới.
Trong chuyến thăm đó, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực lao động và an sinh xã hội giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Lao động và Đoàn kết xã hội Romania. Thời gian tới, Romania mong muốn tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa hợp tác trong lĩnh vực lao động.
Chia sẻ với Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, bà Cristina Romila cho biết: "Chúng tôi biết ơn và trân trọng người lao động Việt Nam vì những đóng góp rất to lớn đối với sự phát triển của Romania thời gian qua".
Bà Cristina Romila cho biết thêm, những năm qua, rất nhiều công dân Romania sang Việt Nam. Tương tự, người Việt Nam sang định cư, công tác tại quốc gia này cũng ngày một tăng.
Đại sứ Cristina Romila đánh giá rất cao nhân lực Việt Nam (Ảnh: Tống Giáp).
Do đó, Bộ Lao động và Đoàn kết xã hội Romania đã soạn thảo bản giới thiệu hệ thống bảo hiểm gửi tới lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam và mong muốn nhận lại bản giới thiệu về luật BHXH của Việt Nam để xem xét khả năng hợp tác giữa hai nước.
"Đặt hàng" nhân lực
Đồng tình, đánh giá cao các ý kiến của Đại sứ Cristina Romila, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, hợp tác chung giữa Việt Nam - Romania những năm vừa qua đã phát triển tốt đẹp trong lĩnh vực ngoại giao, kinh tế - xã hội, lao động - việc làm…
Bộ trưởng cho biết, qua những lần tiếp xúc với lao động Việt Nam tại Romania, ông nhận được những phản hồi hết sức tích cực, đặc biệt là sự quan tâm của nhà nước đối với người lao động.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, hiện có khoảng 2.600 lao động Việt đang làm việc tại Romania. Mức lương cơ bản của người lao động dao động từ 650-1.000 USD/tháng (chưa bao gồm lương làm thêm ngoài giờ).
Người lao động Việt Nam đi làm việc tại Romania theo các hợp đồng ký kết giữa các doanh nghiệp của hai nước, được hưởng 2 loại bảo hiểm, bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn lao động.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ với Đại sứ Cristina Romila các vấn đề liên quan đến lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội (Ảnh: Tống Giáp).
Bộ trưởng cũng đánh giá cao các cơ quan chức năng của Romania trong việc bảo vệ quyền của người lao động Việt Nam đi làm việc tại quốc gia này.
Ông dẫn chứng, giai đoạn 2020-2021, khi đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều nhà máy bị thu hẹp sản xuất, các cơ quan chức năng của Romania đã luôn quan tâm, giám sát và hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp nhận lao động Việt Nam, đảm bảo lương và thu nhập cho người lao động.
Chia sẻ thêm với Đại sứ Cristina Romila, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, Việt Nam là quốc gia đang phát triển, nền kinh tế có độ mở lớn, năng động, dựa trên các tiềm năng sẵn có và hợp tác quốc tế.
Việt Nam hiện tập trung vào 3 đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ Đại hội XIII, là đột phá về thể chế, hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
"Chúng tôi đang trong thời kỳ dân số vàng. Với quy mô dân số hơn 100 triệu dân, Việt Nam có tới 56 triệu người trong độ tuổi lao động. Đây là lợi thế vô cùng lớn.
Thời gian tới, chúng tôi tranh thủ tận dụng lợi thế này, tập trung bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Việt Nam cũng cập nhật xu thế, chú trọng đào tạo một số ngành nghề mới như nhân lực làm chíp bán dẫn, hydrogen và nhân lực tín chỉ cacbon.
Việt Nam phấn đấu trở thành điểm đến tìm kiếm nhân công cho nhiều quốc gia đang cần nguồn nhân lực ngành bán dẫn", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng, hằng năm, ngoài đào tạo việc làm trong nước cho khoảng 1,5 triệu người, Việt Nam phái cử khoảng 150.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Ngoài các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… gần đây, Việt Nam tăng cường mở rộng hợp tác với Đức - một trong những thị trường lao động có mức thu nhập và điều kiện làm việc tốt.
Bộ trưởng cho biết, hiện có nhiều quốc gia "đặt hàng" Việt Nam cung cấp lượng lớn nhân lực.
Liên quan đến bản ghi nhớ giữa hai nước, người đứng đầu ngành LĐ-TB&XH Việt Nam giao các cơ quan chuyên môn của Bộ nghiên cứu, cùng trao đổi với Bộ Lao động và Đoàn kết xã hội Romania, sớm hiện thực hóa các nội dung đã ký kết.
"Chúng ta phải cùng nhau nghiên cứu cơ chế để đảm bảo quyền lợi cho người lao động của hai nước, đặc biệt là về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chăm sóc người già", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.
" alt=""/>Nhiều quốc gia "đặt hàng" Việt Nam cung cấp nguồn nhân lựcGiờ nghỉ trưa, Huỳnh Giang (23 tuổi), nhân sự trẻ tại một công ty truyền thông ở TPHCM, vừa nghỉ ngơi vừa xem tin tức. Khi lướt đến dòng tin về sự việc "một người phụ nữ tại Mỹ qua đời ở công ty nhưng 4 ngày sau mới được phát hiện", Giang bỗng khựng lại và thấy rất sốc.
Một nhân viên văn phòng kiệt sức, nằm giữa đường phố ở Nhật Bản (Ảnh: Pawel Jaszczuk).
"Hằng ngày, phải chăng không có một đồng nghiệp nào đến hỏi thăm hay chỉ đơn thuần là gật đầu, chào hỏi cô ấy? Họ chỉ đi ngang qua và mặc kệ đồng nghiệp đáng thương nằm bất động trên bàn? Tôi thấy rất buồn vì nữ nhân viên đó đã rất cô đơn vào giây phút cuối đời mình", Giang nói.
Cô tự hỏi: "Nếu không may tôi gặp vấn đề về sức khỏe khi đang làm việc, liệu có ai phát hiện và giúp đỡ không?". Nữ nhân sự trẻ chợt nhận ra, bản thân mình cũng là một người cô đơn nơi công sở.
Công ty nơi Giang làm việc chỉ có 12 nhân sự. Các nhân viên đều đã gắn bó và có kinh nghiệm làm việc tại đây rất lâu. Là một nhân sự trẻ, sự cách biệt thế hệ là một phần nguyên nhân khiến Giang khó có thể thân thiết được với các đồng nghiệp trong văn phòng.
Nhiều nhân sự bày tỏ nỗi cô đơn và tủi thân tại chính nơi mình đang làm việc (Ảnh minh họa: Shuttestock).
"Các đồng nghiệp hầu hết đều trên 30 tuổi, thường chơi với nhau theo nhóm và khá dè chừng "ma mới" như tôi. Bản thân tôi đã cố gắng bắt chuyện và đùa giỡn nhưng không tài nào thân quen được với họ", Giang chia sẻ.
Thường ngày, cô cũng giữ thói quen chào hỏi đồng nghiệp khi ra, vào công ty. Tuy nhiên, vì là người nhỏ tuổi nhất văn phòng nên hiếm có ai chủ động đến trò chuyện hay gửi lời chào đến Giang. Giờ nghỉ trưa, Giang cũng chỉ ăn một mình vì đồng nghiệp đã đi theo nhóm riêng.
Thậm chí, vào những hôm tăng ca về muộn, chỉ đến khi Giang ngoái đầu nhìn thì mới biết tất cả mọi người đã ra về, không một lời chào nào dành cho cô.
Chữa "bệnh" lười giao tiếp
"Mỗi ngày, tôi cảm thấy rất áp lực khi đến công ty, nhìn mọi người cười nói với nhau còn tôi chỉ ngồi một mình, một góc, không thể giao tiếp một cách tự nhiên với bất kỳ ai. Cấp trên thì quá bận rộn, chỉ có thời gian nghe tôi báo cáo công việc 1 lần/tuần trong nhóm chat, còn những vấn đề khác thì rất khó trao đổi", Giang bộc bạch.
Nữ nhân viên trải lòng, cô rất sợ bản thân sẽ rơi vào tình thế như câu chuyện của cô gái nơi nửa kia trái đất. Vậy nên, Giang luôn cố gắng tìm mọi cách hòa nhập. Thế nhưng cô nhận thấy, mọi chuyện còn rất khó khăn, trở ngại.
Là một nhân sự làm việc trong lĩnh vực tài chính, chị T.U. (30 tuổi) cũng chia sẻ cảm giác thấy lạc lõng không ít lần ở nơi mình đã gắn bó lâu năm.
Các chuyên gia cho rằng sự khác biệt về tính cách, tuổi tác, giới tính vùng miền; khó khăn về tài chính; sự phát triển của công nghệ... là những nguyên nhân khiến nhân sự thấy cô đơn nơi công sở (Ảnh minh họa: Shutterstock).
"Việc có hòa hợp được với nơi công sở hay không còn phụ thuộc vào tính cách cá nhân và môi trường làm việc. Công ty tôi cũng nhiều lần làm mới bộ máy nhân sự.
Tôi cũng gặp không ít khó khăn trong việc giao lưu với đồng nghiệp mới. Họ chơi theo từng nhóm, nhóm thì có sở thích nói xấu sếp, nhóm thì lúc nào cũng đi nhậu sau giờ tan ca… Bản thân không thể nào gắn bó với những đồng nghiệp không phù hợp nên tôi không tránh khỏi việc bị quay lưng, cô lập ở công ty", chị U. chia sẻ.
Theo báo cáo Trí tuệ cảm xúc, Sức khỏe - Cân bằng toàn cầu (State of the heart 2024), điểm số trí tuệ cảm xúc toàn cầu giảm liên tiếp trong suốt 4 năm qua. Giai đoạn 2019-2023, điểm trung bình của trí tuệ cảm xúc toàn cầu giảm 5,54%.
Giai đoạn này, 65% các ngành nghề ghi nhận gia tăng tình trạng kiệt sức, thể hiện qua sự thay đổi về chỉ số động lực.
Báo cáo cũng thể hiện, tại nơi làm việc, chỉ có 23% nhân viên trên toàn thế giới cảm thấy kết nối với công việc, trong khi 60% cho biết họ hoàn toàn... thờ ơ. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chính là sự mất gắn kết của nhân viên.
Tại châu Á, điểm số trí tuệ cảm xúc ở mức thấp nhất trên toàn cầu. Châu Á đạt điểm thấp nhất trong kỹ năng "phát huy nội lực cá nhân". Hơn nữa, tất cả các điểm số kỹ năng đều dưới mức trung bình 100, cho thấy cần phải đầu tư nhiều hơn vào việc giáo dục và thực hành trí tuệ cảm xúc trong khu vực.
Đáng chú ý, có đến 53,7% nhân sự Gen Z có mức độ hài lòng thấp. Điều này báo hiệu nguy cơ bị mất sự gắn kết và kiệt sức. Vì vậy, hiệu suất cao ở Gen Z không bền vững.
*Tên nhân vật đã được thay đổi theo yêu cầu.
" alt=""/>Nữ nhân viên chết gục 4 ngày tại công ty: Cô đơn tột cùng nơi công sở!