Học sinh được bố mẹ đưa tới trường dự lễ khai giảng
Năm nay, Trường Mầm non và Phổ thông quốc tế ParkCity Hà Nội chào đón gần 100 học sinh, trong đó có 10 học sinh Việt Nam. Điều khiến chị Nguyễn Thị Hà Ngân (33 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) ấn tượng nhất khi cho con học tập tại đây là môi trường giáo dục toàn diện từ nhận thức, đạo đức lẫn thể chất.
Trường rộng hơn 2,5 ha với các phòng học đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị. Ngoài ra, trường còn có các phòng học chức năng khác như phòng tin học, phòng âm nhạc, mỹ thuật, thư viện.
Để phát triển thể chất cho trẻ, nhà trường xây thêm sân thể thao, sân chơi cỏ nhân tạo, sân bóng rổ trong nhà, bể bơi bốn mùa trong nhà tiêu chuẩn Olympic, phòng tập Gym,...
Là một trong những phụ huynh đầu tiên của trường, chị Ngân kỳ vọng ngôi trường này sẽ giúp con “trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình” mà trước hết bắt đầu bằng sự tự tin.
Sau khi học sinh và phụ huynh chụp ảnh lưu niệm, đúng 10h30, lễ khai giảng chính thức bắt đầu.
Tại hội trường của buổi khai giảng không bắt buộc phải có sự tham gia của tất cả nhân viên nhà trường mà chỉ có giáo viên chủ nhiệm, các thầy cô giáo trợ giảng và một số thầy cô lãnh đạo đến chào đón học trò.
Không có cờ hoa hay sự tham gia của những nhà chức trách; thầy hiệu trưởng chào mừng nồng ấm cùng lời chia sẻ ngắn gọn, thân tình của vị Giám đốc đào tạo.
Trong bài chia sẻ kéo dài gần 6 phút, thầy Andrew Dalton, Giám đốc đào tạo của nhà trường đã nhắc đến 3 yếu tố làm nên một môi trường giáo dục tích cực; đó là sự an toàn, chất lượng và yếu tố con người (lãnh đạo, đội ngũ giáo viên, nhân viên,…). Trong số đó, vấn đề an toàn, an ninh trường học luôn được nhà trường chú trọng hàng đầu.
Thầy Andrew Dalton, Giám đốc đào tạo của nhà trường
Kết thúc bài chia sẻ, hiệu trưởng của từng khối tiểu học và THCS cũng sẽ lên giới thiệu giáo viên và trợ giảng của từng lớp. Các thông tin về giáo viên cũng được chia sẻ công khai và công bố trên website của nhà trường. Nhờ vậy phụ huynh dễ dàng nắm bắt được thông tin giáo viên, từ kinh nghiệm giảng dạy đến những đơn vị từng công tác.
Phần cuối của buổi lễ, thầy hiệu trưởng phổ biến những hoạt động sắp tới của các học sinh và nhà trường cũng như những hoạt động có sự tham gia của phụ huynh; đồng thời, phổ biến tới phụ huynh cụ thể cách thức liên lạc với nhân viên nhà trường thông qua gặp gỡ trực tiếp, qua thư điện tử hay ứng dụng quản lý.
Phụ huynh và học sinh trở về lớp sau buổi lễ
Sau 30 phút gặp gỡ thầy cô và ban lãnh đạo, học sinh cùng phụ huynh sẽ quay trở về từng lớp để làm quen với cô giáo và nghe giáo viên dặn dò các hoạt động trong tuần học tiếp theo.
Lúc này, giáo viên cũng cung cấp một số vật dụng cần thiết cho các học sinh như thẻ học sinh... Những điều thắc mắc phụ huynh cũng được thoải mái trao đổi.
![]() |
Thầy hiệu trưởng Rik Millington nói chuyện với phụ huynh |
Đối với chị Ngân, đây là một buổi khai giảng thực sự ý nghĩa và ấm cúng. “Buổi khai giảng chỉ vỏn vẹn 30 phút, không cầu kỳ, lễ nghi nhưng lại khiến con thích thú. Việc được thầy cô đón chào khi vào lớp làm con cảm thấy rất vui và nhận ra mình gắn kết thực sự với lớp học”.
Một số hình ảnh trong buổi lễ khai giảng của Trường Mầm non và Phổ thông quốc tế ParkCity Hà Nội.
Các cô giáo chào đón học sinh ngay tại sảnh chính
Học sinh thích thú với môi trường thoải mái, đầy đủ tiện nghi
Lãnh đạo nhà trường chào đón học sinh tới trường
Học sinh và phụ huynh trở về lớp gặp gỡ giáo viên. Giáo viên giới thiệu về các hoạt động sẽ diễn ra trong tuần tới
Buổi khai giảng chỉ vỏn vẹn 30 phút, không cầu kỳ, lễ nghi nhưng lại khiến học sinh thích thú.
Trường Giang
- Ngành Giáo dục có rất nhiều khẩu hiệu ai cũng nhớ, ví dụ “Tất cả vì học sinh thân yêu”, nhưng thực tế các em vẫn phải ngồi “đội nắng” trong ngày khai giảng.
" alt=""/>Lễ khai giảng chưa đầy 30 phút của một trường quốc tếNhư đứa bạn em ấy, yêu và lấy chồng là người rất ấm áp quan tâm đến nó từ lúc hai người còn yêu nhau. Nhưng nhà chồng nó nghèo, bây giờ cũng vẫn nghèo, bạn em lam lũ vất vả cứ làm việc quần quật cả ngày từ sáng tới tối để gánh vác tài chính cùng chồng nuôi hai con ăn học, nuôi cả bố mẹ chồng đau ốm vì hai bác ấy tuổi già rồi nhưng tiền tiết kiệm không có, hai ông bà chỉ sống thuần từ lương hưu.
Nó đi làm cả ngày rồi lại kiêm bán hàng online. Có hôm tối rồi còn thấy hai vợ chồng đèo nhau đi "ship" để đỡ mất tiền cho bên vận chuyển. Em tự nhủ mình nhất định không được chọn cuộc sống giống bạn, chồng tốt để làm gì khi không có tiền, thời một túp lều tranh hai trái tim vàng ai còn muốn nhắc nữa.
Mãi rồi cũng có một người đúng chuẩn tìm đến với em, qua một người quen giới thiệu. Anh ấy hơn em gần một con giáp, đã từng yêu một chị nhưng sát sạt ngày cưới thì chị ấy hủy hôn. Em không hiểu sao kiếm được người đàn ông nhà to nhất phố như vậy mà chị ấy lại lật kèo vào phút chót.
Bạn trai em không kể nhiều, chỉ nói rằng vì chị ấy có người khác. Em cũng nghĩ đó là một chuyện gây tổn thương, nên không hỏi anh thêm. Quá khứ có gì mà quan trọng. Em chỉ biết rằng khi em yêu và nhận lời cưới anh, bố mẹ anh mua luôn cho hai đứa một căn hộ chung cư cao cấp, anh còn tặng em cả nhẫn kim cương.
Ngày ngày anh đưa đón em đi làm trên chiếc xe ô tô sang trọng. Chúng em dành nhiều thời gian bên nhau như vợ chồng ở căn chung cư mới dù chưa cưới. Mẹ anh cũng bảo hai đứa không phải ngại, cứ có con luôn hai bác càng thích, vì anh tuổi cũng không còn trẻ, hai bác cũng mong có cháu lắm rồi. Thế là, chưa cưới em đã có con, đôi bên gia đình hồ hởi lo cho đám cưới.
Nhưng chồng em thì không hồ hởi với đám cưới chút nào. Chuyện gì anh cũng để bố mẹ lo. Em bầu bí nghén ngẩm rồi nên việc hai đứa đành để hết cho bố mẹ anh lo từ A tới Z, em chỉ có vác bụng về nhà chồng.
Về nhà chồng rồi em mới bắt đầu thấy chồng mình không chủ động làm bất cứ việc gì, từ việc nhỏ nhặt trong nhà như thay cái bóng đèn đến chuyện lớn hơn như lo thủ tục, liên hệ bác sỹ cho vợ đẻ. Thật sự là chuyện gì anh cũng hỏi ý kiến mẹ.
Nếu ý kiến của em và mẹ trái ngược nhau, anh sẽ theo ý mẹ, nếu em khăng khăng ý mình, anh lại bực với em, nói "thế thì em tự quyết, tự làm đi". Em bụng to vượt mặt vẫn tự chạy đi lo việc khám thai và đăng ký sinh con, đi đến nhà bác sĩ nhờ vả người ta cũng là đi cùng… mẹ chồng.
Mẹ chồng em thì chuyện gì của vợ chồng em cũng muốn can thiệp, làm tất cho chồng em. Em nói với chồng đừng để mẹ phải lo cho mình nhiều như vậy thì mẹ còn mắng em, cho rằng em hỗn láo dám sửa lưng chồng. Nếu em không tự làm được cho chồng thì để mẹ làm.
Em cực kỳ mệt mỏi khi đụng chuyện gì của hai vợ chồng mẹ cũng chỉ đạo em làm, nếu em bảo chồng làm là mẹ sẽ làm cho anh ấy luôn, còn khó chịu với em.
Em nhận ra mình đã lấy phải một ông con trai cưng của mẹ, mẫu đàn ông không bao giờ lớn. Giờ em hiểu tại sao mà người trước của anh ấy bỏ của chạy lấy người ngay trước ngày kết hôn. Chỉ có em ham của nên giờ mới vác phải cục nợ.
Anh ấy chẳng làm được thành quả gì hết, từ nhà đến xe đều là tiền của bố mẹ, công việc anh ấy đang làm cũng là bố mẹ xin cho, tiền lương nói ra còn chẳng bằng một người đi lau nhà. Vậy mà anh cứ sống ung dung ngồi chờ sung rụng.
Em chán vô cùng nhưng không biết phải làm sao? Không lẽ ly hôn khi con em vừa mới chào đời?
Theo Dân Trí
Nhiều phụ nữ Nhật Bản cảm thấy mình đánh mất danh tính, sự nghiệp, các mối quan hệ vì phải theo họ chồng sau khi kết hôn
" alt=""/>Tưởng lấy chồng giàu như 'chuột sa chĩnh gạo', cưới xong cay đắng khóc thầmCha mẹ của Zhang Ruifan sợ rằng cậu con trai sẽ thành mọt sách nên đã cho sang Mỹ du học
Tuy nhiên, Ruifan, năm nay 15 tuổi sớm nhận ra rằng khoa học không chỉ là những số liệu và công thức chỉ việc học thuộc và viết ra trong bài kiểm tra.
Tại ngôi trường ở West Des Moines (Iowa) – nơi mà cậu đang sống cùng gia đình bản xứ, giáo viên khoa học của Ruifan đeo kính bảo hộ và sử dụng một chiếc bật lửa có tay cầm dài để đốt lửa cho khinh khí cầu bay lên chỉ để học sinh được tận mắt nhìn thấy đặc tính bay lên của một nguyên tố.
Có những buổi học, Ruifan và các bạn phải leo lên mái nhà để tìm hiểu về lực hấp dẫn bằng cách ném những quả bóng rổ, bóng tennis và những vật khác xuống dưới. “Ở Trung Quốc, tôi được học về lực hấp dẫn bằng PowerPoint” – cậu nói.
Bộ Ngoại giao Mỹ không phân loại dữ liệu trên visa thông qua tuổi tác hay cấp học. Tuy nhiên, có những bằng chứng chính xác cho thấy ngày càng nhiều gia đình trung lưu ở Trung Quốc muốn tìm cách giúp con cái thoát ra khỏi áp lực của những kỳ thi.
“Tôi không muốn con trai tôi trở thành một con mọt sách” – mẹ của Ruifan, bà Wang Pin chia sẻ. Đó là lý do tại sao bà muốn cho con đi du học trời tây. Các học giả và chính trị gia người Mỹ đã cảnh báo trong nhiều năm qua rằng những cường quốc mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ đang sẵn sàng vượt qua nước Mỹ về thành tựu khoa học. Trong một bài kiểm tra chuẩn hóa vào năm 2009 – một bài kiểm tra thu hút sự chú ý trên toàn cầu, học sinh Thượng Hải dẫn đầu về môn Khoa học trong số 70 quốc gia tham dự. Trong khi Mỹ đứng vị trí thứ 23 (xếp sau Hungary).
Tuy vậy, ngay cả những học giả Trung Quốc cũng bị choáng váng bởi sự ám ảnh với những kỳ thi quan trọng của nước này. Mùa thu năm ngoái, họ đã phải triệu tập một cuộc họp bàn về vấn đề này ở Thượng Hải.
“Trong khi học sinh phổ thông của Mỹ đang thảo luận về những mẫu máy bay, vệ tinh, tàu ngầm mới nhất thì những học sinh thông minh nhất của Trung Quốc đang ngập chìm trong đống bài tập về nhà và các kỳ thi” – Ni Minjing, một giáo viên Vật lý hiện là người phụ trách mảng giáo dục cơ bản của Ủy ban Giáo dục Thượng Hải nhận xét. “Học sinh ít có cơ hội được làm thí nghiệm khoa học và rèn luyện tư duy độc lập”.
![]() |
Phòng thí nghiệm là thứ xa xỉ và hiếm hoi trong trường học Trung Quốc. Ảnh: Internet |
Thông điệp này dường như đã đến tai các nhà lãnh đạo giáo dục của Trung Quốc – những người đang hướng tới mô hình học khoa học bằng thực hành. Mùa hè năm nay, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã phát động một loạt chiến dịch nhằm chuyển trọng tâm ra khỏi các kỳ thi chuẩn hóa.
Bộ này cho biết việc cố định vào các bài kiểm tra có tính hệ thống “cản trở nghiêm trọng sự phát triển đồng đều, làm chậm sự phát triển sức khỏe và hạn chế cơ hội tu dưỡng trách nhiệm xã hội, tinh thần sáng tạo và khả năng thực tế của học sinh”.
Mặc dù nhận được nhiều lời đề nghị từ chính quyền trung ương song vấn đề vẫn đang được xem xét bởi các Sở Giáo dục mới là người tiến hành cụ thể.
Trong khi đó, việc chuẩn bị cho kỳ thi đại học ở Trung Quốc vẫn tiếp tục là chướng ngại vật lớn nhất của học sinh trung học. Được gọi với cái tên “gaokao”, kỳ thi này kéo dài khoảng 9 giờ chia ra trong 2 ngày. Kết quả của “gaokao” là yếu tố duy nhất được sử dụng để quyết định đầu vào các trường đại học.
Tiêu chuẩn “bọc thép” này cộng với thực tế là hầu hết các gia đình Trung Quốc đều chỉ có một con khiến các bậc phụ huynh nước này hiếm khi khuyến khích con cái tham gia các hoạt động ngoại khóa vì sợ rằng nó sẽ khiến bọn trẻ xao nhãng kỳ thi. Những người chỉ trích kỳ thi này cho rằng “gaokao” đã nhào lặn ra những thanh niên kém cỏi khi không được chuẩn bị đủ các kỹ năng để đối mặt với những thách thức của cuộc sống thực. Học sinh thì thường dùng khái niệm riêng của mình để miêu tả cái cách mà giáo viên truyền đạt kiến thức: “nhồi vịt”.
Là một giáo viên Khoa học ở khu vực phía tây bắc Ningxia, thầy Wei Jinbao được tận mắt chứng kiến cái cách mà hệ thống giáo dục Trung Quốc biến bọn trẻ thành những học sinh chăm chỉ với khả năng xử lý thông tin thực tế cực kỳ ấn tượng. “Hãy đưa cho chúng một vấn đề, chúng sẽ đưa ra câu trả lời. Nhưng chúng không thể đưa ra một câu hỏi hay” – ông nói.
Giống như nhiều giáo viên khoa học của Trung Quốc, thầy Wei nhận thức sâu sắc rằng đất nước này vẫn chưa sản sinh ra được chủ nhân giải Nobel Khoa học. Nhiều năm qua, ông đã cố gắng khuấy động tư duy sáng tạo ở học sinh, nhưng ông lại đang thiếu yếu tố quan trọng nhất: dụng cụ thí nghiệm – thứ mà hầu hết các trường học Trung Quốc đều cho là một chi phí không cần thiết.
Khi được hỏi tại sao, ông thở dài đầy bực tức: “Kỳ thi đại học không kiểm tra phần thực hành”.