Bản đồ số có thể giúp liên kết các lớp dữ liệu đa ngành, xây dựng chiến lược đồng bộ, từ đó tạo ra bức tranh tổng thể của dữ liệu chạy ở nhiều lớp ứng dụng khác nhau.
Sử dụng bản đồ số "Make in Vietnam", hành vi và dữ liệu của người Việt sẽ được đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, sản phẩm có khả năng tích hợp thêm nhiều công nghệ khác như: phân tích dữ liệu lớn, công nghệ thực tế ảo, giúp doanh nghiệp sáng tạo và thúc đẩy chuyển đổi số.
Từ tháng 11/2020, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Lễ ra mắt Nền tảng Bản đồ số Map4D, chính thức trở thành nền tảng thứ 32 trong chuỗi các nền tảng số Make in Vietnam.
Ông Vũ Minh Trí, Phó Chủ tịch công ty IOTLink cho biết, bên cạnh chức năng là một bản đồ số thông thường, Map4D GIS Platform còn là nền tảng có thể tích hợp được nhiều lớp dữ liệu GIS và các loại dữ liệu khác hỗ trợ cho giải pháp quản lý quy hoạch hạ tầng đô thị, tài nguyên và môi trường, giao thông vận tải, nông nghiệp, du lịch…
Bản đồ số Map4D có khả năng hiển thị, tương tác với các đối tượng 3D và thể hiện chiều thời gian 4D. Qua đó, cho phép người dùng có thể đánh giá được sự thay đổi hiện trạng ở quá khứ, hiện tại và tương lai của các đối tượng 3D trên bản đồ và sẵn sàng tích hợp các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI) hay công nghệ thực tế ảo (VR), IoT, Machine Learning...
![]() |
Ông Vũ Minh Trí đại diện IOTLink nhận nhiệm vụ phát triển các nền tảng chuyển đổi số quốc gia |
Nền tảng thuần Việt, đảm bảo an toàn, bảo mật
Sở hữu các ưu điểm vượt trội như: đảm bảo chủ quyền, sẵn sàng, chính xác, chủ động, khả năng tích hợp và mở rộng, Map4D Platform có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như thương mại điện tử, du lịch, xây dựng, tài nguyên và môi trường, đô thị, nông nghiệp, giao thông; cung cấp nền tảng số phục vụ chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh và dịch vụ logistics nhằm tối ưu hóa các hoạt động quy hoạch, quản lý của cơ quan nhà nước và phát triển kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam.
“Bản đồ số là nền tảng của nền tảng cho chuyển đổi số. Với mục tiêu đưa Map4D trở thành nền tảng bản đồ số lớn nhất Việt Nam, chúng tôi hy vọng sẽ giải được bài toán về an toàn thông tin, an ninh quốc gia, mọi thứ của Việt Nam cần đặt tại Việt Nam và của người Việt Nam”, ông Vũ Minh Trí chia sẻ.
Cũng theo ông Trí, “Nếu chúng ta đẩy hết cơ sở dữ liệu lên bản đồ host tại nước ngoài, chúng ta sẽ mất đi toàn bộ sự chủ động với chính dữ liệu của mình. Mỗi năm, các doanh nghiệp Việt Nam đang chi cho nước ngoài hàng nghìn tỷ đồng chỉ riêng đối với bài toán xây dựng dịch vụ dựa trên ứng dụng bản đồ. Điển hình là một số doanh nghiệp sẽ phải chi trả cho Google một số tiền khá lớn - khoảng 50 triệu USD để được tích hợp API dịch vụ của Google Maps, theo thông tin thống kê của Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông”.
Sự ra đời của Map4D là minh chứng rõ ràng về năng lực sáng tạo của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam nói chung và IOTLink nói riêng. Đây là một trong những nền tảng số Make in Việt Nam được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn giới thiệu và bảo trợ về truyền thông để thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện, rộng khắp trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, góp phần quan trọng đạt thành mục tiêu của chương trình Chuyển đổi số quốc gia.
Sản phẩm Map4D Platform của IOTLink vừa đạt giải đồng “Nền tảng số xuất sắc nhất 2021” tại Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số.
Doãn Phong
" alt=""/>Bản đồ số ‘make in Việt Nam’![]() |
Vai của Jang Ja Yeon (trái) là một trong 3 nữ sinh "hot girl" ở trường trung học, chuyên bắt nạt nhân vật chính Geum Jan Di (Goo Hye Sun). Vào ngày 7/3/2009, cô bị phát hiện qua đời tại nhà riêng ở Bundang, tỉnh Gyeonggi. Sau khi Jang Ja Yeon chết, các nhà chức trách đã phát hiện cô để lại sổ tay 230 trang tiết lộ mình bị các ông chủ giải trí ép buộc quan hệ tình dục hơn 100 lần với 31 người đàn ông quyền lực và kêu gọi "hãy trả thù cho tôi". |
![]() |
Hiện, người bạn thân Yoon Ji Oh của Jang Ja Yeon đang về Hàn Quốc cung cấp lời khai cho vụ việc và kêu gọi sự ủng hộ của dư luận. Hôm 17/3, Goo Hye Sun, diễn viên chính của Vườn sao băng, cũng đăng một thông điệp về Jang Ja Yeon lên Instagram kèm bức ảnh này: "Người chị từng nhét vào tay tôi máy sưởi ấm khi đóng phim cùng nhau. Người chị mà tôi chưa có dịp chụp dù chỉ một bức ảnh chung. Hãy yên nghỉ trên thiên đường nhé. Người chị xinh đẹp". |
![]() |
Hiện tại, có rất ít tiếng nói từ giới giải trí Hàn Quốc ủng hộ lật lại vụ án Jang Ja Yeon. Trong khi đó, một nhóm cư dân mạng đang kêu gọi ký tên kiến nghị lên Nhà Xanh, hợp lực cùng Yoon Ji Oh. Phần đông còn lại cho rằng vụ việc đã rơi vào ngõ cụt khi dính líu đến quá nhiều nhân vật quyền lực trong xã hội Hàn Quốc. 10 "ông lớn" trong số 31 người lạm dụng nữ diễn viên đã bị tiết lộ nhưng chưa hề bị đưa ra xét xử. |
![]() |
Jang Ja Yeon trong một dịp hiếm hoi được diện đồ đẹp đi thảm đỏ khi ra mắt phim Vườn sao băng. Để có cơ hội diễn xuất, cô phải chấp nhận hầu rượu, phục vụ các khách VIP trong phòng karaoke hoặc chốn tiệc tùng tại Gangnam hay Suwon. Theo Yoon Ji Oh, cô từng chứng kiến tận mắt việc Jang Ja Yeon bị ép ngồi lên đùi một ông lớn và bị lạm dụng. |
![]() |
"Mỗi lần tôi được thay váy mới, điều đó có nghĩa là tôi lại phải tiếp một con quỷ", Jang Ja Yeon viết trong cuốn sổ được phát hiện. Sự việc xảy ra từ năm 2005 đến 2009, khi Jang Ja Yeon qua đời. |
![]() |
Thế nhưng, xung quanh cái chết của nữ diễn viên còn rất nhiều điều chưa được giải đáp. Có thông tin không tìm thấy dấu vân tay của cô trên văn bản được phát hiện. Hơn nữa, cư dân mạng cho rằng, thật vô lý khi nữ diễn viên cũng không để lại di chúc hoặc thư tuyệt mệnh thông qua một người tin cẩn nào. Thêm vào đó, Jang Ja Yeon thuộc cùng một công ty quản lý với Choi Jin Sil, UNee và Jung Dabin. Họ đều được cho là đã tự tử. Điều này khiến công chúng ngờ vực, cho rằng có uẩn khúc về những cái chết này. |
![]() |
Đám tang Jang Ja Yeon năm 2009 thu hút sự quan tâm của truyền thông và dư luận vì tính chất phức tạp của vụ việc. Cả dàn diễn viên chính và phụ của Vườn sao băng đã có mặt để đưa tiễn cô. |
![]() |
Nhưng đằng sau những giọt nước mắt khóc thương, người hâm mộ cảm thấy những bí mật bẩn thỉu của giới giải trí Hàn Quốc vẫn đang được che đậy và chôn vùi. "Trước khi chết, chị ấy đã chịu đủ nỗi nhục nhã", một người em của Jang Ja Yeon kể lại. |
![]() |
Chẳng hạn, trước khi qua đời, Jang Ja Yeon được phát hiện đã cố liên lạc 35 lần với Im Woo Jae, người từng là con rể của tập đoàn Samsung. Mối quan hệ giữa họ là gì? Tình tiết này đã được phát hiện vào tháng 11/2018 nhưng việc điều tra cũng chưa đi đến kết quả. |
Theo Zing
Sau 9 năm, những tình tiết mới về vụ tự tử của nữ diễn viên "Vườn sao băng" Jang Ja Yeon vẫn làm "dậy sóng" cộng đồng mạng xứ Hàn.
" alt=""/>Jang Ja Yeon và cuộc đời bi kịch bị ép tiếp khách 100 lầnHoa hậu Thùy Linh trong chương trình “Giai điệu tự hào”.
Học ở nước ngoài nên không biết sử Việt?
Tâm điểm của số thứ 2 chương trình truyền hình “Giai điệu tự hào” là việc Hoa hậu Thân thiện Dương Thùy Linh phải đối diện với một sự cố được cho là “khá trầm trọng” đối với một Hoa hậu khi để hổng những kiến thức khá cơ bản về lịch sử Việt Nam.
Cụ thể, ở phần đối đáp giữa khách mời bình luận về vật chứng lịch sử, khi MC Thu Nga đưa ra lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và hỏi Hoa hậu Dương Thùy Linh: “Bạn có biết tại sao lá cờ này lại có hai màu này không?”. Người đẹp họ Dương đã tỏ ra rất bối rối trước câu hỏi này và không thể đưa ra được câu trả lời.
Những thành viên còn lại trong Hội đồng bình luận trẻ cũng không có ý kiến gì, kể cả ca sỹ Trần Lập và MC Cù Trọng Xoay. MC Thu Nga đành hướng câu hỏi về phía khán giả.
Một khán giả nam đã mạnh dạn chia sẻ: “Trong chương trình lịch sử lớp 12, em đã từng được học rất kỹ. Màu đỏ tượng trưng cho máu, màu xanh tượng trưng cho hòa bình, còn ngôi sao vàng là 5 tầng lớp: sĩ, nông, công, thương, binh cùng đoàn kết…”.
Nhạc sĩ, nhà thơ kiêm nhà phê bình âm nhạc Thụy Kha khi nghe câu trả lời này đã ngay lập tức bày tỏ quan điểm: “Tôi rất mừng khi có một bạn trẻ trả lời câu hỏi này. Đúng như bạn đã nói, bài học này đã được giảng dạy rất kỹ trong chương trình lớp 12.
Vậy thì những người ở đây, đặc biệt là cô Hoa hậu, tôi nghi ngờ Hoa hậu đã học hết lớp 12 hay chưa?”. Lời nhận xét mang tính nửa đùa nửa thật nhưng cũng đầy ẩn ý của Nhạc sĩ Thụy Kha như một gáo nước lạnh dội vào Dương Thuỳ Linh – một trong những Hoa hậu được xem là “có trình độ học vấn cao”.
Để “chữa ngượng” cho mình trước tình huống oái oăm này, Dương Thùy Linh chia sẻ, suốt những năm THPT và đại học, cô đều học Singapore. Về nước, cô lại may mắn được làm việc trong các tập đoàn đa quốc gia rồi điều hành công ty với hơn 200 nhân viên.
Dù được tiếng giỏi giang và có nền tảng xuất thân rất tốt (mẹ cô là hiệu trưởng một trường đại học, bố cũng là giảng viên đại học), nhưng không vì thế mà bất cứ thứ gì bản thân cô cũng biết, tiêu biểu là lịch sử của dân tộc.
“Rất tiếc là từ bé Dương Thùy Linh sống tại nước ngoài khá lâu lại không học cấp 3 tại Việt Nam nên không biết rõ vấn đề này. Đó cũng là cái hay của chương trình khi cho rất nhiều người bị hổng kiến thức như Linh có cơ hội hiểu về các tác phẩm âm nhạc kinh điển và lịch sử của dân tộc”, Hoa hậu Thân thiện “chữa thẹn” một cách khá thật thà.
“Tội” của người dạy Lịch sử?!
Nhà thơ, nhà báo Dương Kỳ Anh, người được xem là “cha đẻ” của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam chia sẻ, ông không góp mặt trong cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2008 (cuộc thi Dương Thùy Linh đăng quang với ngôi vị Hoa hậu Thân thiện) nên không biết tiêu chí chọn lựa Hoa hậu của cuộc thi này như thế nào.
Tuy nhiên, Hoa hậu Dương Thùy Linh có thể được thông cảm vì cô ấy không học phổ thông trong nước, lại không sống ở thời điểm lịch sử có lá cờ trên xuất hiện.
Nếu có, Dương Thùy Linh chỉ đáng trách vì là người Việt mà không tìm hiểu cặn kẽ lịch sử nước Việt chứ không nên bị “kết tội” nặng nề chỉ vì là một người đẹp, một hoa hậu.
Dưới góc độ xã hội học, PGS. TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra dư luận xã hội (Viện Xã hội học) cũng đồng tình với quan điểm của nhà báo Dương Kỳ Anh. Tuy nhiên, ông Bình lại cho rằng, việc một Hoa hậu không hiểu biết nhiều về lịch sử dân tộc mình quả là một điều đáng tiếc.
“Thệ hệ trẻ bây giờ có nhiều tuýp người lắm. Trong đó, rõ rệt nhất là tuýp người suốt ngày cắm đầu, cắm cổ vào tìm hiểu thời trang, thú vui chơi tiêu khiển hoặc nhân vật này nhân vật kia của showbiz để chứng tỏ mình sành điệu mà lại chẳng để ý gì đến thời sự.
Một tuýp khác biết nhưng không “thưa thốt” để chứng tỏ mình bí ẩn, cao đạo hoặc có biết thì cũng rất giáo điều, xơ cứng”, PGS. TS Trịnh Hòa Bình nói.
Dù vậy, PGS. TS Trịnh Hoà Bình cho rằng, trong hoàn cảnh này, đáng ra MC không nên đưa lá cờ này ra hỏi dù nó là một vật chứng lịch sử có liên quan đến bài hát...
(Theo Giadinh.net.vn)
" alt=""/>Ồn ào quanh chuyện “hoa hậu chưa học hết lớp 12”