1. Họ có kỹ năng đọc ngôn ngữ cơ thể
Những người giao tiếp giỏi biết rằng thái độ không phải lúc nào cũng nói lên cảm xúc của một người. Thay vào đó, họ học cách nhận biết những dấu hiệu tinh tế hơn. Một người giao tiếp xuất sắc biết đọc các dấu hiệu rất nhỏ trên khuôn mặt, có khi chỉ kéo dài khoảng một giây.
2. Họ trung thực
Các nhà lãnh đạo tuyệt vời biết rằng những thông tin chỉ chứa một nửa sự thật thường gây ra sự mất lòng tin. Họ trung thực với người khác. Khi họ không thể chia sẻ những thông tin mật, họ sẽ nói chính xác như vậy. Khi họ có thể cung cấp thông tin, họ sẽ đưa ra thông điệp ngắn gọn và rõ ràng.
3. Họ không quản lý vi mô
Những người giao tiếp giỏi không yêu cầu kiểm soát chi tiết. Họ ủy nhiệm một cách hiệu quả, trao quyền để người khác làm hết sức mình. Họ tích cực và đáng khích lệ. Họ cho phép người khác thể hiện thoải mái khả năng của mình để đạt được mục tiêu.
4. Họ không lãng phí thời gian của người khác
Người thành công không kéo dài các cuộc họp vì họ biết tôn trọng thời gian của người khác. Họ thông tin cho mọi người rõ ràng và cụ thể kế hoạch họp hành của mình.
5. Họ có trách nhiệm
Người lãnh đạo xuất sắc nhất biết rằng mình không hoàn hảo. Họ không chờ đợi mọi người vạch ra những sai lầm của mình, mà chủ động thừa nhận. Họ không che giấu khi phạm sai lầm. Những người giao tiếp giỏi luôn nói “tôi xin lỗi” hay “đó là lỗi của tôi”.
![]() |
6. Họ coi trọng giá trị của người khác
Họ biết tầm quan trọng của việc khiến người khác cảm thấy mình có giá trị và được đánh giá cao. Họ dành thời gian để cảm ơn mọi người kể cả cá nhân và công khai.
7. Họ tự tin khi nói chuyện
Họ biết cách chọn tông giọng thích hợp và ngừng nghỉ đúng lúc. Họ không khiến người nghe bị áp đảo vì một loạt thông điệp mà họ đưa ra. Họ cung cấp thông tin một cách mạnh mẽ và khéo léo.
8. Họ biết lắng nghe
Họ rất tích cực tham gia cuộc trò chuyện. Họ không mất tập trung khi người khác đang nói. Họ tập trung để hiểu người khác đang nói gì, thay vì nghĩ về việc mình sẽ nói gì tiếp theo.
9. Họ đặt câu hỏi
Những người giao tiếp tốt nhất luôn đặt câu hỏi để đảm bảo rằng họ tiếp thu thông điệp một cách chính xác. Họ nhận ra những thông tin liên quan có thể bị mất nếu không được hiểu đầy đủ, vì thế họ sẽ đặt câu hỏi nếu cần. Họ cũng biết rằng họ không thể trả lời mọi câu hỏi về mọi lĩnh vực, nên họ cần chuyên môn của những người khác, và họ nhờ đến sự giúp đỡ thích hợp.
10. Họ đầu tư vào người khác
Họ đầu tư thời gian và năng lượng vào việc học tập những ưu điểm của người khác. Họ biết rằng khi phát huy được điểm mạnh và đam mê của mỗi người, công việc chung cũng sẽ phát triển. Những người giao tiếp thành công luôn tạo ra môi trường để người khác phát huy tối đa khả năng của mình.
Xem thêm:
9 điểm chung của phụ huynh có con thành công" alt=""/>10 cách giao tiếp hiệu quả của người thành côngĐến cuối thập niên 90, băng cassette bắt đầu nhường ngôi cho định dạng âm nhạc mới (đĩa CD và tập tin MP3). Các doanh nghiệp điện tử toàn cầu dự đoán đĩa CD sẽ sớm tuyệt chủng như băng cassette. Ai sẽ là người đầu tiên ra mắt máy nghe nhạc MP3 và trở thành “Walkman” tiếp theo.
Năm 1998, hãng Sahan Information Systems của Hàn Quốc tạo ra máy nghe nhạc kỹ thuật số cầm tay đầu tiên có tên MPMan. Nó bán được 50.000 chiếc trên thế giới trong năm đầu tiên. Khi iPod ra đời năm 2001, có khoảng 50 mẫu máy nghe nhạc MP3 đang có mặt tại Mỹ nhưng không loại nào đạt thành công như Walkman.
MP3 là một câu chuyện rất khác so với Walkman và băng cassette. Bạn không thể mua tập tin MP3 trong các cửa hàng bán lẻ truyền thống. Tải một album trên mạng – dù hợp pháp hay tải lậu – đều mất hàng tiếng đồng hồ. Nếu MP3 và băng rộng không phổ biến, không một máy nghe nhạc MP3 nào có thể phát triển. Song, iPod đã thay đổi tất cả, bất chấp Apple là người đến sau.
Thời điểm vàng
Apple đã chờ đợi cho tới khi thời cơ chín muồi. Công thức chiến thắng của iPod nghe qua vô cùng đơn giản: thiết kế đẹp mắt, hiện đại kết hợp với phần mềm thông minh. Cố nhà sáng lập Apple Steve Jobs hiểu rằng nếu chỉ dựa vào bản thân thiết bị, iPod chỉ là đồ bỏ. Ông hiểu rằng, để thiết bị có giá trị, hệ sinh thái máy nghe nhạc MP3 cần phải tập hợp. Vào tháng 10/2001, khi Apple giới thiệu iPod, hai yếu tố MP3 và băng rộng đều đã phổ biến.
Thế hệ iPod đầu tiên có giá 399 USD, bộ nhớ 5GB và lưu tối đa 1.000 bài hát. Nó có giao diện dễ sử dụng và khá nhẹ. Giá trị thực sự của iPod nằm ở phần mềm quản lý âm nhạc iTunes. Dù chỉ dành cho người dùng Mac, iPod là máy nghe nhạc MP3 bán chạy nhất từng có. Tháng 4/2003, Apple trình làng iTunes Music Store, thư viện nhạc trực tuyến, nơi khách hàng duyệt và mua nhạc với giá 99 cent/bài hát hoặc 9,99 USD/album. Tính đến cuối năm 2009, Apple thu về 22 tỷ USD từ iPod với sự trợ giúp đắc lực từ iTunes.
Theo tập đoàn NPD, doanh số máy nghe nhạc CD cầm tay vẫn cao gấp đôi máy nhe nhạc MP3 trong mùa lễ 2004. Dù vậy, từ quý III/2004 đến quý III/2005, doanh số iPod tăng tới 616%. Năm 2008, Apple chiếm 48% thị phần máy nghe nhạc MP3, bỏ xa đối thủ gần nhất là Sansa của SanDisk (8%).
iPod là một sản phẩm tuyệt vời mà không nhiều người có thể phủ nhận. Sau tất cả, Apple muộn những người chơi khác 3 năm song thời điểm mà họ lựa chọn lại rất “trúng”. Giống như trường hợp của iPhone, Steve Jobs thường có xu hướng làm muộn hơn mọi người vì ông muốn mọi thứ phải sẵn sàng. Năm 2008, khi nói về việc nắm bắt làn sóng công nghệ, ông cho rằng, chúng ta thường nhìn thấy làn sóng mới trước khi chúng thực sự xảy ra và phải lưa chọn một cách khôn ngoan nên cưỡi trên con sóng nào. “Nếu không chọn cẩn thận, bạn sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng, nhưng nếu chọn cẩn thận, nó sẽ diễn ra khá chậm và thường mất vài năm”. Tính kỷ luật của ông đã được đền đáp. Trong khoảng cách 3 năm giữa MPMan và iPod, mỗi yếu tố của hệ sinh thái máy nghe nhạc MP3 đều trưởng thành. Như vậy, thay vì chờ đèn đỏ như những người khác, tiêu tốn thời gian và tài nguyên đáng giá, Apple lựa chọn khi đèn đỏ chuyển sang xanh và hướng tới chiến thắng. iPod trở thành “Walkman của đầu thế kỷ 21”, như tạp chí Economist nhận định.
Sai lầm của Sony
Một điều khá mỉa mai chính là Walkman không thể tiếp tục đà thành công của mình và bại trận dưới tay iPod. Không chỉ có vậy, Steve Jobs còn “mê mẩn” Walkman. Trong cuộc phỏng vấn với cựu CEO Apple John Sculley, ông nhớ lại: “Ngài Akio Morita tặng cho Steve và tôi mỗi người một chiếc Sony Walkman. Khoogn ai trong chúng tôi nhìn thấy một thứ như thế trước đó. Steve vô cùng phấn khích. Điều đầu tiên ông ấy làm là tháo tung nó ra và nhìn vào từng bộ phận một”.
Steve Jobs đã đưa máy nghe nhạc cá nhân lên một tầm cao mới với iPod, mà Sony cũng không thể với tới. Việc Sony không phát minh ra một sản phẩm như iPod là điều khó hiể, nhất là khi ngoài thiết kế phần mềm, tập đoàn còn sở hữu vô số nội dung thông qua công ty con Sony Music. Họ có hệ thống cửa hàng riêng cùng các kênh bán hàng khác. Họ sở hữu những kỹ sư tài năng trong mọi lĩnh vực công nghệ mới nổi. Họ có thương hiệu nổi tiếng. Sony nắm mọi thứ trong tay nhưng đã không biến lợi thế ấy thành tiền.
![]() |
Nhà báo Hiroki Tabuchi của tờ New York Times đổ lỗi cho các vấn đề lớn hơn bên trong Sony. “Ban đầu, các kỹ sư Sony kháng cự quyền lực của bộ phận truyền thông. Sau đó, Sony phải vật lộn với cách chế tạo thiết bị cho phép người dùng tải và chép nhạc mà không làm ảnh hưởng đến doanh số nhạc hay thỏa thuận với các nghệ sỹ. Công ty đã đi theo hướng riêng, đó là các máy nghe nhạc kỹ thuật số đầu tay của họ sử dụng những tập âm thanh độc quyền, không tương thích với định dạng MP3 đang phát triển nhanh chóng.
Thực tế, Sony tạo ra rất nhiều định dạng đa phương tiện riêng. Một số (CD, BluRay) trở thành tiêu chuẩn ngành nhưng nhiều định dạng khác thì không. Chúng bao gồm MiniDisc, UMD, Video8, DAT, TransferJet, S/PDIF, Memory Stick, Super Audio CD, Cell Processors và Betamax. Chúng không tương thích với thiết bị của các hãng khác và đôi khi không dùng được trên cả thiết bị cùng hãng.
Không chỉ có vậy, Sony còn vận hành nhiều hệ điều hành khác nhau. Chẳng hạn, trong thập niên 90, Clie PDA của Sony chạy Palm OS, laptop Vaio chạy Windows, smartphone Sony Ericsson chạy Symbian, máy chơi game Sony PlayStation có định dạng phần mềm riêng. Nói cách khác, danh mục thiết bị của Sony không chung nền tảng, đồng nghĩa các chương trình làm cho thiết bị này không hoạt động được trên thiết bị khác.
Vào thời điểm các bộ phận chịu hợp tác với nhau, Sony đã đánh mất chỗ đứng trong hai danh mục sản phẩm quan trọng: tivi và thiết bị nghe nhạc di động. Họ cũng chậm chân trên thị trường tấm nền màn hình phẳng, cũng như máy nghe nhạc kỹ thuật số như iPod”.
Một cựu lãnh đạo Sony thừa nhận, họ thực sự muốn phát minh ra một thiết bị như iPod song lại bị chính bản thân đánh bại. Để làm được điều đó, các kỹ sư phần cứng phải hoàn toàn hợp tác với kỹ sư phần mềm; Sony Music phải tham gia 100% mà không sợ bị ăn vào kênh phân phối; các bộ phận khác không được ghen tỵ và cùng tìm cách cải thiện sản phẩm. Công ty phải có chung một mục tiêu. Tuy nhiên, Sony không làm được. Mỗi bộ phận trong Sony hoạt động như một tổ chức riêng, việc hợp tác trở nên hạn chế, vì thế các sản phẩm không thể liên kết với nhau.
Apple đã thành công tại nơi Sony gục ngã. Thành công của iPod không chỉ nằm ở thiết kế, phần mềm mà còn thời cơ, trong khi thất bại của Sony lại trở thành bài học đắt giá cho mọi doanh nghiệp khác. Đó chính là tránh xung đột mục tiêu, dẫn đến thiệt hại cho toàn bộ đoàn thể.
Du Lam
Ngay cả Apple cũng đã bỏ rơi iPod.
" alt=""/>Sony Walkman và thất bại để đời trước Apple iPodNói một tiếng xin lỗi với bản thân, bởi những năm qua đã không học cách yêu lấy mình. Và cảm ơn những gì đã qua để tôi được sống tiếp, mạnh mẽ hơn".
![]() |
Văn Mai Hương viết những dòng chia sẻ lạc quan sau sự cố lộ clip nhạy cảm. |
Dòng trạng thái của nữ ca sĩ lập tức nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng vì đây là lần đầu tiên cô lên tiếng sau bất ngờ bị lộ đoạn clip trích xuất từ camera trong nhà. Nhiều bạn bè, đồng nghiệp vui mừng khi tinh thần của Văn Mai Hương ổn định trở lại và gửi lời động viên cô.
MC Phan Anh viết: “Mừng em trở lại, yêu mình đúng cách nhé", "Em bé đã trở lại và đăng 1 chiếc status quá hay và ý nghĩa", ca sĩ Bảo Thy động viên.
"Vui khi thấy Hương quay lại, hãy đứng lên và đi tiếp nào", "Cố lên nhé cô gái. Tất cả rồi cũng sẽ qua", "Mừng chị lấy lại được tinh thần"... khán giả để lại lời động viên tới nữ ca sĩ.
Cuối tháng 12/2019, Văn Mai Hương bất ngờ bị kẻ xấu tung lên mạng hàng loạt clip riêng tư. Toàn bộ clip được quay từ camera an ninh lắp trong căn hộ riêng của nữ ca sĩ.
Sau khi sự việc xảy ra, rất nhiều nghệ sĩ và cả cộng đồng mạng đều đứng lên bảo vệ Văn Mai Hương. Đồng thời, một làn sóng phản đối mạnh mẽ đã được dấy lên yêu cầu trừng phạt kẻ đã xâm phạm đời tư người khác. Về phía Văn Mai Hương, cô không lên tiếng bất cứ lời nào. Tuy nhiên, qua những dòng tin nhắn của cô với bạn bè đồng nghiệp thân thiết, mọi người có thể biết nữ ca sĩ đã trải qua những giờ phút khủng khiếp dường nào. Thậm chí, cô còn nghĩ đến cái chết qua dòng tin nhắn với một người bạn.
Sau đó, nữ ca sĩ Phạm Quỳnh Anh đã chia sẻ đoạn tin nhắn giữa cô và giọng ca “Cầu hôn”, đồng thời tiết lộ tình trạng sức khỏe, tâm lý của Văn Mai Hương giữa “tâm bão” thị phi. Sau những lời động viên, khuyên nhủ của đàn chị, Văn Mai Hương cho biết cô đã bình ổn tâm lý và vô cùng xúc động trước tình cảm của mọi người dành cho mình.
T.N
- Sau một ngày xảy ra sự cố, theo chia sẻ của Phạm Quỳnh Anh, Văn Mai Hương đang dần bình tĩnh trở lại.
" alt=""/>Văn Mai Hương lần đầu chia sẻ sau ồn ào lộ clip nhạy cảm