Một bản nghiên cứu nước mới được đăng tải đã mở ra một phần tấm màn bí mật về nước.
Các nhà khoa học đang muốn khám phá những thuộc tính của nước bằng việc nghiên cứu những loại nước được xử lý đặc biệt pha thêm những hóa chất khác. Khi thay đổi nhiệt độ nước, biểu hiện của các phân tử nước sẽ khác đi, nó chuyển dạng từ nước sang ... nước. Kết quả nghiên cứu này không khỏi khiến giới khoa học lao vào tranh luận.
"Đây là thứ mà chúng tôi đã tranh cãi với nhau lâu rồi", tác giả nghiên cứu trên, giáo sư C. Austen Angell từ Đại học Bang Arizona nói với Gizmodo như vậy. Hoạt động tinh thể hóa của băng đã ngăn các nhà khoa học hiểu được chuyện gì xảy ra với dung dịch nước khi đạt điểm cực lạnh này.
Đã từ lâu, các nhà nghiên cứu quan sát các thuộc tính kỳ lạ này của nước, và tự hỏi rằng ở mức phân tử, nước hoạt động như thế nào. Một vài người nghĩ rằng việc biến đổi từ chất lỏng này thành chất lỏng khác sẽ cho phép ta hiểu được những sự kì lạ của nước. Trước đây, cũng đã có một nhóm các nhà khoa học phát hiện ra hai giai đoạn của nước khi nó đang trong trạng thái siêu lạnh (supercool - trạng thái mà đáng lẽ nó đã phải đông lạnh, nhưng nó vẫn tồn tại ở dạng lỏng). Tuy nhiên, họ không phát hiện được sự chuyển giao giữa hai giai đoạn.
Giáo sư Angell và các cộng sự đã quan sát kỹ thứ nước này, thay đổi lượng nhiệt đưa vào đó, cho vào một chất hóa học đặc biệt có tên hydrazinium trifluoroacetate, có thể ngăn được việc tinh thể hóa của nước lạnh, ngăn nó biến thành băng. Khi họ nâng và hạ nhiệt độ, họ quan sát được rằng lượng nhiệt mà nước hấp thụ biến đổi rất rõ ràng tại mốc -83 độ C.
Việc quan sát này, kèm theo một mô hình giả lập máy tính, cho ta bằng chứng rằng nước đã chuyển hóa từ dạng lỏng sang dạng lỏng, tương đương với cách nó thể hiện khi bị nung chảy từ dạng rắn sang dạng lỏng.
Bởi sự can thiệp của hydrazinium trifluoroacetate nên nước không thể bị đóng băng, nó chỉ biến đổi từ dạng đặc thấp sang dạng đặc cao và ngược lại thôi. Nước, như ta vẫn biết, có hai nguyên tử hydro gắn với một nguyên tử oxy. Có nhiều điện tích dương xung quanh nguyên tử hydro, nhiều điện tích âm quanh nguyên tử oxy, khiến cho khiến nguyên tử hydro từ phân tử này gắn với nguyên tử oxy của phân tử kia, thông qua quá trình "liên kết hydro". Việc thay đổi các liên kết hydro đã khiến vật chất (nước) thay đổi giữa hai giai đoạn.
Có một nhà nghiên cứu không thuộc dự án này hết lời khen ngợi nó. "Các tác giả nghiên cứu đã cung cấp những bằng chứng đáng thuyết phục về sự tồn tại của việc nước tinh khiết có thể chuyển đổi giữa hai trạng thái lỏng", Federica Coppari, nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore, California nói. Nhưng bà cũng nói thêm rằng còn nhiều việc phải làm lắm.
Sử dụng muối để ngăn nước tinh thể hóa, thử nghiệm trong môi trường áp suất cao, ... là những ví dụ bà nêu ra. Nhưng suy cho cùng, thì tất cả mọi thử nghiệm đều chứng minh được một điều quan trọng nhất, đó là đến nước, thứ đơn giản như H2O mà ta vẫn còn chưa hiểu hết, thì thế giới này vẫn còn nhiều điều chưa khám phá lắm.
Theo GenK
" alt=""/>Các nhà khoa học theo dõi cách nước chuyển từ dạng lỏng sang ... dạng lỏngTrong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp với sự phát triển của nền tảng điện thoại thông minh. Một báo cáo của Hiệp hội Mobile Marketing (MMA) toàn cầu đã chỉ ra rằng, sự gia tăng thâm nhập vào thị trường của điện thoại thông minh và việc sử dụng dữ liệu di động ngày càng nhiều ở cả thành thị và nông thôn đã “thổi bùng” ngân sách chi tiêu cho quảng cáo trên thiết bị di động tại Việt Nam. Khoảng 77,1 triệu đô la Mỹ đã được sử dụng trong năm 2017, gấp đôi con số 38,5 triệu đô la Mỹ trong năm 2016, chiếm khoảng 50-60% toàn bộ ngân sách cho các hoạt động quảng cáo kỹ thuật số của hầu hết các nhãn hàng lớn.
Đáng chú ý hơn, đối với khoảng 70% dân số sống ở khu vực nông thôn, điện thoại di động đã trở thành công cụ liên lạc cơ bản và một phần không thể thiếu trong cuộc sống cũng như công việc của nhiều người. Mặc dù vậy, các marketers vẫn gặp phải nhiều khó khăn trong việc tiếp cận những đối tượng này bởi sự thiếu hụt thông tin thị trường và hành vi của người tiêu dùng.
Các thành viên của MMA ứng biến thế nào trước xu thế này?
Trong bối cảnh cuộc “cách mạng” kỹ thuật số trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang diễn biến với tốc độ cực kỳ nhanh, rất nhiều các doanh nghiệp đã và đang điều chỉnh chiến lược để phù hợp hơn với xu thế thời đại và xu hướng người tiêu dùng. Facebook – một trong các thành viên ban quản trị của Hiệp hội Mobile Marketing (MMA) Việt Nam – cũng đã “đi tắt đón đầu” với nhiều chính sách mang tính đột phá.
Trong bài chia sẻ tại Hội nghị CEO–CMO Việt Nam 2018, bà Christy Lê, Cựu Giám đốc Facebook Việt Nam đã nhấn mạnh: “Dữ liệu chính là công cụ kết nối người dùng online đến offline”. Có đến 90% người tiêu dùng mua sắm tại các cửa hàng thực tế, nhưng 60% trong số đó sẽ quyết định mua hàng khi đã nhìn thấy sản phẩm ở trên mạng. Hai nền tảng online – offline cần được phối hợp và kết nối với nhau để tiếp cận hiệu quả người tiêu dùng và thu hút việc mua hàng. Và cũng theo bà, dữ liệu chính là công cụ hiệu quả nhất để kết nối hai nền tảng này.
![]() |
Adtima – một thành viên khác trong Ban quản trị của MMA Việt Nam cũng là một ví dụ điển hình trong việc đổi mới kinh doanh để bắt kịp với cuộc chạy đua kỹ thuật số. “Sau thời đại di động (mobile) là thời đại của trí tuệ nhân tạo (AI)”là nhận định của ông Nguyễn Anh Tuấn, CEO Adtima, khi chia sẻ về hành trình và định hướng phát triển công ty công nghệ. Dựa trên hành vi và thói quen sử dụng di động của người dùng, Adtima đã thành công khi xây dựng một hệ sinh thái các ứng dụng từ nghe nhạc, tin tức, trò chuyện, tài chính,... trên nền tảng di động.
Tuy nhiên, để phát triển xa hơn, các công nghệ tiên tiến như AI cần phải được ứng dụng nhằm kết nối người dùng đến những dịch vụ, sản phẩm họ quan tâm, hướng đến sự tiện ích. Ông nhấn mạnh: “Trong tương lai gần, người Việt Nam có thể sử dụng Zalo như trợ lí ảo của mình, giống như Safari, Cortana hoặc Google Assistant.”
![]() |
Chính phủ số là nền tảng xã hội số, kinh tế số, doanh nghiệp và công dân số. Đây cũng là trọng tâm của quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực dịch vụ công. Do vậy, trong những năm gần đây, việc xây dựng Chính phủ số đang được triển khai rất mạnh mẽ tại Việt Nam.
![]() |
Chính phủ số là trọng tâm của quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực dịch vụ công. Cũng vì thế mà Chính phủ số đang được triển khai rất mạnh mẽ tại Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt |
Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu quốc gia, hạ tầng nền tảng để phát triển Chính phủ số trong các cơ quan nhà nước hiện đang tồn tại nhiều bất cập. Việc chia sẻ, kết nối, liên thông dữ liệu giữa các cơ quan, tổ chức ở Việt Nam còn hạn chế và thiếu đồng bộ. Mỗi cơ quan có một hệ thống thông tin khác nhau, không liên thông với nhau mà chỉ chia sẻ một số trường thông tin liên quan.
Thêm vào đó, hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia chưa hoàn thiện. Đặc biệt, một số hệ thống dữ liệu quốc gia quan trọng, cốt lõi của Chính phủ số như Cơ sở dữ liệu dân cư, Hệ thống mã số định danh cá nhân, Hệ thống xác thực định danh quốc gia vẫn chưa được triển khai thực hiện đầy đủ.
![]() |
Ông Hoàng Nguyên Vân - một trong những diễn giả tại hội thảo chia sẻ về thực trạng triển khai chính quyền điện tử. Ảnh: Trọng Đạt |
Chia sẻ quan điểm của mình, ông Hoàng Nguyên Vân - TGĐ Công ty Cổ phần Công nghệ Savis chỉ ra thực trạng về các “đám mây cát cứ dữ liệu” đang hình thành ngày một nhiều hơn ở Việt Nam.
Nguyên nhân là bởi sự đa dạng về kiến trúc và dữ liệu của các hệ thống thông tin. Việc liên thông, chia sẻ dữ liệu một cách rời rạc đã biến các hệ thống thông tin của mỗi tỉnh, thành phố thành những ốc đảo, ông Vân nói. Đây là một thực tế cần khắc phục để tiến tới chuyển đổi số trong hệ thống chính quyền điện tử từ Trung ương đến địa phương.
Theo ông Nguyễn Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ TT&TT, một trong những nút thắt lớn cần được tháo gỡ để thúc đẩy phát triển chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số là vấn đề chia sẻ dữ liệu.
Dữ liệu cần phải được chia sẻ, hệ thống thông tin cần phải được kết nối, liên thông để từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho người dân, doanh nghiệp và hiệu quả, hiệu lực quản lý, điều hành trong nội bộ của Chính phủ.
![]() |
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng. Ảnh: Trọng Đạt |
Đánh giá được tầm quan trọng của vấn đề này, tại Nghị quyết số 17 của Chính phủ năm 2019, Bộ TT&TT đã được giao nhiệm vụ xây dựng Nghị định về quản lý, kết nối & chia sẻ dữ liệu và Nghị định về định danh & xác thực điện tử.
“Khi nói về kết nối và chia sẻ dữ liệu, chúng ta hay đặt câu hỏi như: “Ai là chủ dữ liệu này? Ai được quyền cập nhật? Ai được quyền khai thác và được khai thác dữ liệu gì? Trong mọi câu hỏi đều có 1 từ “ai". Điều đó giải thích tầm quan trọng và sự liên quan mật thiết giữa 2 nghị định về chia sẻ dữ liệu và định danh, xác thực điện tử”, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng nói.
Do vậy, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng đánh giá cao việc tổ chức hội thảo nhằm tìm ra giải pháp kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu các hệ thống thông tin qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu từ Trung ương đến địa phương.
Thông qua hội nghị này, Bộ TT&TT sẽ thu nhận các phản hồi từ thực tế để hoàn thiện dự thảo Nghị định về quản lý, kết nối & chia sẻ dữ liệu số và Nghị định về định danh & xác thực điện tử. Bộ TT&TT dự kiến trình Chính phủ xem xét và ban hành 2 Nghị định này trong năm 2019.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng, Bộ TT&TT luôn sẵn sàng hướng dẫn, hỗ trợ và đồng hành cùng các Bộ, ngành, địa phương trong triển khai kết nối, cũng như đảm bảo an toàn thông tin trong việc kết nối các hệ thống thông tin nhằm đảm bảo việc tuân thủ đúng Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.
Trọng Đạt
" alt=""/>Chia sẻ dữ liệu là nút thắt để triển khai Chính phủ điện tử tại Việt Nam