Trong tác chiến, TSB Mỹ nằm trong thành phần cụm chiến đấu, với ba loại cơ cấu gồm 1, 2 và 3 tàu sân bay. Trong đó, loại thứ nhất lấy 1 TSB làm hạt nhân, chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ tuần tra. Lực lượng phối thuộc thông thường gồm 4 tàu tuần dương mang tên lửa phòng không, 4 tàu hộ vệ và khu trục chống ngầm, 1-2 tàu ngầm hạt nhân tiến công. Ngoài ra, thông thường còn 1 tàu hậu cần hoặc tàu tiếp dầu cao tốc.
![]() |
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford (CVN-78). Ảnh: AP |
Loại thứ hai có 2 TSB. Lực lượng phối thuộc có: 8 tàu khu trục và tàu tuần dương mang tên lửa phòng không, 4 tàu hộ vệ và tàu khu trục chống ngầm, 2-4 tàu ngầm hạt nhân tiến công và 2-3 tàu hậu cần.
Trong đó, trên vòng tròn cách tâm (TSB) từ 8-10 hải lý bố trí 7-8 tàu khu trục và tàu tuần dương mang tên lửa phòng không. Trên nửa vòng tròn phía trước cách tâm 20-25 hải lý bố trí 4 tàu hộ vệ và tàu khu trục chống ngầm, nhằm hình thành lá chắn chống ngầm cho khu vực phòng thủ bên trong. Cách 50-185km ở cạnh bên và phía trước, phía sau TSB bố trí 2-3 tàu ngầm hạt nhân kiểu tiến công làm nhiệm vụ cảnh giới chống ngầm hoặc chống ngầm khu vực.
Đề phòng tàu ngầm hạt nhân đối phương đuổi theo phía đuôi, thông thường ở phía sau chừng 50km bố trí một tàu ngầm hạt nhân tiến công, còn một tàu ngầm khác bí mật xuất kích trước từ 3-4 ngày, đến trước tuyến đường mà cụm chiến đấu tàu sân bay nhất định phải đi qua để thực hiện việc trinh sát cảnh giới, nắm chắc tình hình tác chiến của tuyến đường hành quân và khu vực chờ thời cơ.
Cụm chiến đấu 2 TSB là dạng thức chiến đấu điển hình. Nó có khả năng tiến công - phòng ngự rất mạnh (bao gồm khả năng tác chiến đối bờ, đối hải) trên đường hành quân hoặc ở khu vực chờ thời cơ.
Loại thứ ba sử dụng 3 TSB làm hạt nhân, thông thường còn gọi là hạm đội hỗn hợp đặc biệt TSB, thường tác chiến trong khu vực có uy hiếp mức độ cao (như trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991). Lực lượng phối thuộc có 9 chiếc khu trục và tuần dương mang tên lửa phòng không, 14 tàu hộ vệ và tàu khu trục chống ngầm, 5-6 tàu ngầm hạt nhân kiểu tiến công và 3-4 tàu hậu cần.
Công cụ răn đe
TSB Mỹ thực hiện nhiều chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Trước hết, làm nhiệm vụ trinh sát, chỉ điểm, xác định vị trí lực lượng đối phương, trợ giúp các lực lượng Mỹ tiến hành cơ động, chờ thời cơ có lợi nhất để tác chiến tiến công đối phương. Khi tác chiến, máy bay trên TSB có thể tiến hành hiệu chỉnh điểm rơi của đạn pháo, từ đó phát huy được uy lực của pháo cỡ nòng lớn trên tàu.
Với vai trò là tàu chủ lực, do phạm vi hoạt động rộng, có nhiều tàu bảo vệ, số lượng vũ khí nhiều, uy lực lớn, TSB Mỹ có thể uy hiếp và tiêu diệt các tàu chủ lực của đối phương, bảo đảm quyền khống chế biển hiệu quả, tạo điều kiện cho các lực lượng Mỹ thực hiện tác chiến đổ bộ và tác chiến trên đất liền, tiến công đánh chiếm các khu vực trọng yếu trong hậu cứ của đối phương. Tàu sân bay còn là một lực lượng chủ yếu để Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân khi cần thiết. TSB hiện đại của Mỹ có thể đến được địa điểm xác định, mang theo nhiều máy bay ném bom hạt nhân với số lượng lớn làm cho đối phương bị bất ngờ về chiến lược và rất khó đối phó.
Tuy nhiên, chức năng chủ yếu của TSB Mỹ là làm một sân bay trên biển. Thực hiện chức năng này, TSB Mỹ thường duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu trên biển vài tháng, thậm chí vài năm, nhằm chi viện cho tác chiến gần bờ hoặc đảm bảo cho tác chiến trên không kéo dài, tiến công các khu vực nằm sâu trong lãnh thổ đối phương. Do nhiều máy bay trên TSB có bán kính hoạt động không lớn, nên TSB Mỹ thường cố tiến vào càng gần vùng biển đối phương càng tốt.
TSB Mỹ có thể hoạt động ở vùng biển quốc tế mà không cần đến sự cho phép của các nước liên quan. Do vậy, các đời Tổng thống Mỹ rất coi trọng việc sử dụng TSB. Khi có khủng hoảng, TSB thường được điều đến khu vực liên quan để thể hiện sự quan tâm của Mỹ.
Mang theo nhiều nhiên liệu, vũ khí, tự thực hiện duy tu, bảo dưỡng, lại rộng lớn như một đảo nổi, TSB có thể làm nơi đóng quân của Mỹ trong một thời gian dài để răn đe đối phương, khi cần, có thể nhanh chóng thực hiện đổ bộ lực lượng thực hiện các nhiệm vụ quân sự hoặc hỗ trợ nhân đạo. Ngoài ra, TSB còn là phương tiện hữu hiệu để Mỹ bảo vệ tự do hàng hải, bảo vệ các tàu thương mại của Mỹ trên các vùng biển quốc tế.
Ngày nay, TSB có thể giúp lực lượng máy bay, tên lửa chiến thuật của Mỹ tránh được sự phụ thuộc vào căn cứ trên bờ, nhất là trong điều kiện nhiều nước không cho Mỹ sử dụng các căn cứ của họ. TSB giúp Mỹ sẵn sàng xử lý các tình huống khẩn cấp ở khắp các châu lục.
Ngày 11/10/2013, Mỹ đã hạ thủy TSB lớn nhất, hiện đại nhất lớp Ford mang tên USS Gerald R. Ford (CVN-78), đưa tổng số TSB Mỹ lên 11 chiếc, đều chạy bằng năng lượng hạt nhân. Thường thì 6 chiếc trong số này hoạt động ở Thái Bình Dương, 5 chiếc còn lại làm nhiệm vụ canh giữ ở Đại Tây Dương.
Nguyên Phong
Lầu Năm Góc bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc tiến hành tập trận ở Biển Đông, cho rằng động thái này sẽ gây mất ổn định trong khu vực.
" alt=""/>Lý do tàu sân bay là biểu tượng sức mạnh của quân đội MỹHiện video đã được nhà vô địch Ligue 1hạ xuống sau khi Mbappe phản ứng về quyền hình ảnh khi CLB không có xin phép trước đó.
Nhưng cũng có thể hiểu, chân sút tuyển Pháp nhất thiết phải lên tiếng, trong tình huống Messi và Neymar không được đếm xỉa giữa lúc cả 2 vẫn đang hiện diện ở phòng thay đồ Parc des Princes.
Tờ Le Parisien loan tin, để làm hài lòng Kylian Mbappevà cũng để giữ chân anh, các sếp bự PSG quyết định thay đổi chiến thuật chuyển nhượng hè này, sẽ mang về chủ yếu những cầu thủ người Pháp về để phục vụ quanh chân sút số 7.
Những cái tên được nhắc đến gồm có Khephren Thuram (Nice), Randal Kolo Muani (Frankfurt), Youssouf Fofana (Monaco), Manu Kone (Gladbach), Rayan Cherki (Lyon). Một PSG với nhiều cầu thủ Pháp trong đội hình tạo bản sắc riêng, đó chính là điều Mbappe muốn.
Những năm qua, PSG chỉ rất nhiều tiền để mang các sao bự đa quốc gia về nhưng vẫn không mang lại thành quả tương xứng trên sân cỏ. Thậm chí trong 2 mùa giải liên tiếp có Messi, nhà vô địch Ligue 1 đều bị loại ngay vòng 16 đội Champions League.
Với việc CLB đang bị ‘tuýt còi’ về luật công bằng tài chính, PSG cần giảm quỹ lương phình to nên không loại trừ khả năng họ để cả Messi lẫn Neymar rời nếu có thể.
Mbpape ít ngày trước hứa với người hâm mộ Paris, sẽ mang chiếc cúp Champions League danh giá về cho PSG. Để làm được điều đó, anh cần sự đồng lòng từ tất cả mọi người, điều hiện giờ phòng thay đồ Parc des Princes không có.
" alt=""/>Mbappe nổi giận, PSG mua dàn cầu thủ Pháp về để chuộc lỗiVì vậy, muốn ngăn ngừa bạo lực, cần phải “xả van” bằng cải cách giáo dục, nhất là hành chính giáo dục để trao quyền tự chủ cho các trường về cả nội dung, phương pháp giáo dục và các hoạt động văn hóa trong trường.
Xây dựng văn hóa trường học lành mạnh, phong phú, trong đó có văn hóa đọc là nền tảng, việc làm chiến lược, lâu dài. Thực tế, những ngôi trường có văn hóa đọc tốt ở Nhật ít có bạo lực học đường.
Có thể thấy các trường học ở Việt Nam hầu như đều có thư viện. Nhưng thực tế bạo lực học đường vẫn diễn ra, thậm chí ngày một nhiều hơn và mức độ các vụ việc nghiêm trọng hơn. Liệu văn hóa đọc có thực sự chống được bạo lực học đường không, thưa ông?
Nếu đến thăm các trường và nghe thuyết minh ta sẽ thấy mọi việc đều “very good”. Nhưng nếu bước chân vào thư viện ta sẽ thấy choáng vì nó quá… ngay ngắn. Các cuốn sách bìa cứng, to, dày nằm nghiêm trang trên giá; không ai đọc, không ai mượn!
Tức là có sách nhưng sách “chết”. Thư viện ngắc ngoải hoặc đã “chết lâm sàng”. Thư viện có, thủ thư có, sách có nhưng không mấy ai đọc, mấy ai mượn. Giáo viên có mượn cũng chỉ mượn sách thiết kế bài giảng, sách tham khảo soạn bài, bộ đề...
Tệ hơn, ở nhiều trường, thư viện chỉ có tấm biển và không có gì trong đó. Vài cuốn sách giáo khoa cũ phủ bụi, vài cái bàn chỏng chơ. Tôi đã đến hai, ba trường THCS không xa Hà Nội nhưng không hề có thư viện dù trường thành lập được trên 20 năm. Có một căn phòng gọi là thư viện nhưng ngó vào nó là một căn phòng bỏ hoang. Nhiều trường còn không có nhân sự phụ trách thư viện mà phó mặc cho giáo viên kiêm nhiệm...
Nếu làm một cuộc điều tra tổng thể xem giáo viên mỗi năm đọc bao nhiêu sách, đọc sách gì, học sinh mượn sách gì, đọc sách gì, tôi nghĩ kết quả sẽ làm cho tất cả chúng ta phải suy nghĩ. Tôi có số liệu do chính thủ thư một số trường cung cấp. Nhìn vào đó tôi thấy nhói lòng vì số sách học sinh mượn rất nhỏ, số học sinh đến thư viện ít không thể tin nổi.
Nếu so sánh với Nhật - nơi mỗi năm trẻ em mượn hàng trăm triệu bản sách từ thư viện công, ta sẽ thấy rất buồn, rất choáng váng. Chính vì vậy, có thể nói, văn hóa đọc ở trường học nói chung chưa có, chưa mạnh. Trong cái chung đó cũng có những trường làm tốt nhưng chiếm tỉ lệ rất nhỏ.
Hãy làm một phép thử, điều tra xem các trường xảy ra bạo lực học đường nghiêm trọng xem thư viện hoạt động thế nào, giáo viên, học sinh đang đọc sách gì, đọc thế nào, tôi tin sẽ có kết quả khớp với dự đoán của tôi.
Ông nhìn nhận và đánh giá việc phát triển văn hóa đọc ở các nhà trường hiện nay như thế nào?
Về cơ bản mới ở bước chập chững ban đầu. Một số trường làm được một số việc tốt. Song tổng thể chúng ta phải can đảm thừa nhận rằng còn rất yếu. Các thư viện chưa thu hút được giáo viên và học sinh. Học sinh chỉ đọc sách giáo khoa, giáo viên chỉ đọc sách tham khảo soạn bài là xu hướng chủ lưu.
Hiếm có các trường thư viện là trung tâm của các hoạt động thông tin, giáo dục. Nhiều nơi tổ chức ngày sách và văn hóa đọc nhưng mới chỉ là lễ lạt. Nhìn vào số lượng sách trong thư viện và số lượng học sinh đến thư viện là rõ. Kể cả các trường chuyên, tình hình cũng không mấy khả quan hơn.
Để chống bạo lực học đường bằng văn hóa đọc, theo ông, có cần quan tâm, “kén chọn” kỹcác loại sách?
Sách chọn vào thư viện trường học cần phải được lựa chọn kĩ dựa trên các tiêu chuẩn liên quan đến giáo dục. Như ở Nhật, Hiệp hội thư viện trường học có đặt ra tiêu chuẩn lựa chọn sách rất nghiêm ngặt, chi tiết.
Nếu vào thăm các thư viện trường học Việt Nam hiện nay và khảo sát, ta sẽ thấy có rất nhiều sách “cúng cụ” ở đây. Đó là những sách có nội dung không phù hợp với học sinh, giáo viên, hoặc không có nội dung thiết thực, vô thưởng vô phạt, thậm chí vi phạm bản quyền (xào xáo) nhưng các trường vẫn mua vì bị “gợi ý” hoặc vì chiết khấu của chúng rất cao. Vì vậy số lượng có vẻ nhiều nhưng thực ra lại không hề hữu ích.
Nên tham khảo các chuyên gia, giáo viên… để lựa chọn sách cho phù hợp. Sách cho học sinh cần đảm bảo phong phú và cân bằng. Phong phú là đầy đủ các lĩnh vực: Văn học, lịch sử, địa lý, đời sống, khoa học, triết học... Cân bằng là tỉ lệ sách học tập, khai phóng phải lớn hơn sách giải trí.
Xin cảm ơn ông!