Sự thay đổi trong tốc độ quay của Trái Đất chỉ mới được phát hiện sau khi con người phát minh ra đồng hồ nguyên tử vào thập niên 1960. Ảnh: USA Today.
Để xác định độ dài mỗi ngày trên Trái đất, các nhà khoa học tại Cơ quan Quan sát Trái Đất quay (IERS) đo thời điểm chính xác một ngôi sao cố định đi qua một vị trí trên bầu trời. Họ biểu thị phép đo này là Giờ quốc tế, sau đó so sánh với Giờ nguyên tử, một thang đo thời gian được tính bằng đồng hồ nguyên tử siêu chính xác. Từ đó, người ta có thể biết tốc độ quay Trái Đất đang lệch bao nhiêu so với chuẩn.
Những năm trước đây, tốc độ quay Trái Đất chậm lại khiến cứ mỗi một năm rưỡi, các nhà khoa học lại điều chỉnh Giờ Phối hợp Quốc tế tăng thêm một “giây nhuận”. Từ thập niên 1970 đến nay, đã có 27 giây nhuận được thêm vào.
Tuy nhiên, tháng 7/2020, IERS thông báo không có "giây nhuận" nào được thêm vào bởi Trái Đất đã quay nhanh hơn. Trong năm 2021, Trái Đất vẫn sẽ duy trì xu hướng tăng này, khiến năm nay trở thành năm ngắn nhất, đồng hồ nguyên tử bị lệch đi 19 mili giây.
Độ dài trung bình của một ngày là 86.400 giây, nhưng trung bình một ngày thiên văn vào năm 2021 sẽ ngắn hơn 0,05 mili giây. Do đó, nhà khoa học đang cân nhắc có nên thêm một “giây nhuận âm”, tức trừ một giây thay vì cộng vào.
Nhà vật lý Peter Whibberley thuộc Phòng thí nghiệm Vật lý Quốc gia ở Anh cho rằng việc thêm vào giây nhuận âm là cần thiết nếu Trái Đất tiếp tục quay nhanh, nhưng còn quá sớm để nói liệu điều này có thể xảy ra hay không.
Theo Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ (NIST), giây nhuận có ưu lẫn khuyết điểm. Chúng giúp đảm bảo các quan sát thiên văn được đồng bộ hóa với thời gian trên đồng hồ, nhưng giây nhuận cũng có thể gây rắc rối cho một số ứng dụng định vị và cơ sở hạ tầng viễn thông.
Năm 2012, sau khi một giây nhuận được thêm vào, các phần mềm, trang web như Mozilla, Reddit, LinkedIn…đều báo cáo các sự cố sập mạng. Hệ điều hành Linux gặp rất nhiều vấn đề, trong khi các chương trình vi tính viết bằng ngôn ngữ lập trình Java đều trục trặc.
Một số nhà khoa học tại IERS gợi ý để khoảng cách giữa thời gian thiên văn và thời gian nguyên tử lệch đến khi cần một "giờ nhuận", điều này giảm thiểu sự gián đoạn cho các cơ sở hạ tầng viễn thông.
Một nghiên cứu năm 2015 công bố trên Science Advancescho thấy nóng lên toàn cầu có thể là lý do đằng sau việc Trái Đất thay đổi tốc độ quay. Khi các sông băng tan chảy, khối lượng được phân bố lại khiến Trái Đất dịch chuyển và quay nhanh hơn trên trục.
Theo Zing/Telegraph, Business Insider, Space
Để ngăn chặn các tác động tồi tệ nhất do biến đổi khí hậu, lượng khí thải carbon trên toàn cầu cần bằng 0 vào năm 2050. Cần nhiều giải pháp khác nhau để đạt được mục tiêu này nhưng hydro xanh dường như đang là giải pháp tối ưu nhất.
" alt=""/>Trái Đất quay nhanh hơn, một ngày đang ngắn lạiCụ ông 70 tuổi nhập viện vì "yêu” liên tục
Ngừng cạo lông trong 1 năm, hot girl khiến người hâm mộ phải bất ngờ
Gần đây, một tài khoản mạng xã hội mang tên P.H.T đăng tải bài viết về việc bị bác sĩ Khoa Cấp cứu BV Đa khoa tỉnh Quảng Ninh tát khi dùng điện thoại quay lại việc thiếu trách nhiệm cấp cứu cho bệnh nhân.
Nội dung bài viết nói: "Khoảng gần 23h ngày 26-9, tôi đưa bệnh nhân cấp cứu tại khoa cấp cứu Bệnh viện ĐK tỉnh Quảng Ninh. Khi các bác sĩ đưa bệnh nhân lên giường, tiến hành kẹp các dây cáp vào tay, chân bệnh nhân để kiểm tra các yếu tố tim mạch, huyết áp... Các sợi cáp được kết nối với một màn hình hiển thị (monitor), nhưng không cắm nguồn điện kết nối cho monitor nên không hiện chỉ số tình trạng bệnh nhân.
Các bác sĩ trực ngồi cách xa người bệnh khoảng 5 mét. Tôi hỏi tại sao màn hình không có điện, lúc này một bác sĩ trực mới đứng dậy đi ra cắm điện cấp cho thiết bị màn hình.
Bác sĩ Sinh bị tố là tát người nhà bệnh nhân
Rất bức xúc về tinh thần làm việc của các bác sĩ trực ca hôm đó, tôi nói sẽ phản ánh sự việc này lên lãnh đạo bệnh viện thì bác sĩ Lê Bá Sinh (trực ca) nói thách tôi làm việc đó.
Khi đó tôi lấy điện thoại ra quay tác phong của bác sỹ trực để phản ánh lên lãnh đạo bệnh viện, bất ngờ bác sỹ này quay lại giơ tay đánh tôi. Rất may, có một bác sỹ đứng chắn ngang giữa tôi và bác sỹ Sinh nên sự việc được ngăn chặn kịp thời không gây ra hậu quả.
Tôi đã trình bày chi tiết sự việc này với ban lãnh đạo BVĐK tỉnh, đề nghị bệnh viện xác minh, xử lý.
Ngày 13-10-2018 tôi nhận được văn bản của Giám đốc BVĐK tỉnh Quảng ninh trả lời phản ánh của tôi trước đó.
Trong văn bản, BVĐK tỉnh Quảng Ninh không nhắc đến sự thiếu trách nhiệm của kíp trực khi sử dụng hệ thống kiểm tra tình trạng sức khỏe của bệnh nhân (không kết nối nguồn điện cho monitor hoạt động).
Trong văn bản bệnh viện gửi còn ghi, bệnh viện yêu cầu người nhà bệnh nhân cần có thái độ ứng xử hợp tác với nhân viên y tế.
Cuối văn bản có thông báo đã họp phê bình bác sỹ Sinh vì vi phạm qui tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động tại các cơ sở y tế nhưng không có một từ nào nhận lỗi và xin lỗi người nhà bệnh nhân.
Người đăng tải bài viết nêu thêm, lãnh đạo Bệnh viện đã thiếu tinh thần tiếp thu, cầu thị, biết sai nhưng không biết xin lỗi, nhận cái sai của mình…hình thức xử lý bác sỹ Sinh chưa phù hợp".
BV Đa khoa tỉnh Quảng Ninh
Giám đốc BV đa khoa tỉnh Quảng Ninh Trịnh Văn Mạnh cho biết đã tiếp nhận sự việc và xử lý cá nhân bác sĩ Lê Bá Sinh (bị tố tát người nhà bệnh nhân), tuy nhiên sự việc không như chủ tài khoản trên nói.
Ông Mạnh thông tin, 23h ngày 26/9, BV tiếp nhận bệnh nhân Ng.T.T.M (52 tuổi, trú phường Hà Tu, TP Hạ Long) trong tình trạng co giật.
Sau đó, các bác sĩ đã sử dụng thiết bị hỗ trợ người bệnh gồm khí máu, điện tâm đồ, monitor... Khi cắm hàng loạt thiết bị hỗ trợ khiến điện tâm đồ nhiễu sóng nên bác sĩ tạm thời rút thiết bị này ra.
Một lát sau ông Thái xuất hiện, thắc mắc tại sao không cắm thiết bị monitor. Các bác sĩ trong kíp trực đã giải thích nhưng ông không nghe và liên tục dùng điện thoại quay quá trình bác sĩ làm việc. Vừa quay, ông Thái vừa nói nhiều câu rất khó nghe.
Do bức xúc nên bác sĩ Sinh đã Tát vào tay người nhà bệnh nhân để yêu cầu dừng việc quay video.
"Quan sát toàn bộ video từ camera của BV thì không có chuyện các bác sĩ đứng cách 5 mét mà luôn luôn có hai người túc trực để trợ giúp", ông Mạnh khẳng định.
Ngoài ra, với hành vi của bác sĩ Sinh, BV đã thành lập ban thanh tra nhân dân đưa ra hình thức kỷ luật đối với BS Sinh là hạ một bậc thưởng và phê bình bác sĩ trước toàn thể cán bộ bệnh viện.
Phạm Công
Trong lúc ăn thịt vịt, cô gái trẻ không may bị hóc xương nhưng không hề hay biết cho đến 3 tháng sau.
" alt=""/>Thực hư chuyện bác sĩ tát người nhà bệnh nhân trong phòng cấp cứuBất ngờ với công dụng chữa bệnh của 4 món luộc, không phải ai cũng biết
Anh tử vong, em nguy kịch nghi ngộ độc sau khi ăn sáng
Các bác sĩ của Bệnh viện Feng-Yuan (Đài Loan) mới cảnh báo về dạng chấn thương khi quan hệ tình dục nguy hiểm có thể để lại di chứng vĩnh viễn, thông qua ca bệnh của một nam bệnh nhân tên Liao, 62 tuổi.
Vì hình ảnh chấn thương khá phản cảm, các bác sĩ phải dùng một quả bóng bay để mô tả - ảnh: ASIA WIRE
Ông Liao nhập viện trong trạng thái đau đớn, "cậu nhỏ" sưng lên như một quả cà tím và… bị gãy làm 3 đoạn, gập khúc "như cây kèn saxophone". Bác sĩ Kuo Chia-cheng, chuyên gia tiết niệu tại Bệnh viện Feng-Yuan, người trực tiếp tiếp nhận bệnh nhân, dùng một quả bóng bay được vặn xoắn nhiều khúc để mô tả lại với báo giới về tai nạn khủng khiếp này.
Rất may ông Liao được đưa đến bệnh viện sớm và ca phẫu thuật đã diễn ra tốt đẹp; các bác sĩ tin rằng ông sẽ không bị di chứng gì.
Bác sĩ Kuo Chia-cheng nói về ca chấn thương - ảnh: ASIA WIRE
Tuy nhiên, theo bác sĩ Kuo Chia-cheng, nhiều người lại không may mắn như ông Liao. Ước tính khoảng 3-5% bệnh nhân bị gãy dương vật phải chịu các di chứng như rối loạn cương dương, biến dạng dương vật. Nguy cơ biến chứng tăng thêm nếu họ ngại ngùng, không đến bệnh viện sớm hoặc không chịu sơ cứu.
Cách sơ cứu tương tự các chấn thương cơ – xương – khớp khác: chườm đá và cố giữ yên vùng bị thương tổn, di chuyển đến bệnh viện. Cách chườm đá đơn giản: dùng loại túi chườm chuyên dụng hoặc lấy khăn, vải quấn quanh một bọc đựng nước đá, áp vào vùng bị chấn thương.
Bác sĩ Kuo Chia-cheng lưu ý thêm một chi tiết đáng để các cặp đôi suy nghĩ: tất cả bệnh nhân bị gãy dương vật mà ông điều trị, bao gồm ông Liao, đều gặp nạn trong cùng một tư thế! Đó là tư thế khi người nữ ngồi bên trên người nam, giữ thế chủ động. Tư thế này vốn khó kiểm soát độ an toàn hơn các tư thế người nam chủ động. Vì vậy các cặp đôi nên hết sức cẩn thận khi thực hiện tư thế này.
Một điều đáng lưu ý nữa là nhiều trường hợp gãy dương vật nhẹ, người đàn ông không cảm thấy ngay mà chỉ nghĩ rằng mình hơi bị đau do quan hệ. Điều này có thể dẫn đến các hậu quả do điều trị chậm trễ, vì vậy, các bác sĩ khuyên quý ông đừng coi thường bất kỳ cơn đau nào, dù nhỏ.
(Theo Người lao động)
Nhiều người nghĩ rằng, việc quan sát màu của tinh dịch là “bất thường”. Nhưng theo các chuyên gia, màu sắc của tinh dịch có thể tiết lộ về tình trạng sức khỏe của bạn 1 cách rất chính xác.
" alt=""/>Tư thế yêu táo bạo khiến súng gãy làm 3