Ra mắt chính thức vào ngày 28/11 năm ngoái, Artifactchưa bao giờ có ít hơn 650 người chơi cùng lúc vào điểm trong suốt 24 giờ.
Dĩ nhiên là lượng người chơi hàng ngày của Artifactchưa bao giờ ổn định kể từ ngày phát hành. Ngoại trừ ngày 16/02 vừa qua, khi Artifactthu hút 1,030 người chơi cùng lúc vào cao điểm – điều mà tựa game này đã không thể làm được kể từ ngày 10/02.
Rõ ràng, cộng đồng game thủ không có quá nhiều lý do để hy vọng vào Valve sẽ thực hiện phép màu nào đó để cứu sống Artifact. Kể từ đoạn tweet cuối cùng được đăng tải vào ngày 21/12 năm ngoái, cho đến nay, Valve chưa hề nhắc tới những bản updates hay reworks dành cho Artifact.
Các giải đấu Artifactcũng vô cùng ảm đạm khi không có bất cứ sự kiện quy mô nào được lên lịch trình. Mặc dù trước đó, Valve công bố sẽ đầu tư một triệu USD để hâm nóng bầu không khí cạnh tranh cho cộng đồng Artifact– nhưng có vẻ như mọi thứ đã lắng xuống và dần đi vào quên lãng.
Số lượng người xem nội dung Artifacttrên Twitch thậm chí còn tệ hại hơn thế. Trading-card game của Valve nổi tiếng là không hề thân thiện, khó tiếp cận và Artifactchỉ thu về trung bình 100-300 người xem mỗi ngày.
Tình hình streaming Artifact rất ảm đạm
Tại thời điểm bài viết được đăng tải, có bảy kênh đang livestream Artifactbằng ba ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nga – với kênh nhiều người xem nhất chỉ đạt 55 viewers.
Để tiện so sánh, khi Artifactxuất hiện vào cuối tháng 11 năm ngoái, trung bình tựa game này thu hút 8,300 người xem mỗi ngày. Sang tới tháng 12, con số này sụt giảm xuống còn 4,500 – nhưng vẫn còn khá khẩm hơn rất nhiều so với hiện tại.
Điều đó có nghĩa là sau hai tháng vừa qua, Artifact đã đánh mất tới 95.5% lượng người xem trên Twitch.
Với tình hình hiện tại, liệu Valve còn kiên trì, nhẫn nại với Artifactở tháng thứ tư nữa không?!
ABC (Theo VPEsports)
" alt=""/>Artifact chưa có nổi 650 người chơi cùng lúc vào cao điểmVới hầu hết con người bình thường, ngủ là hoạt động tối quan trọng để cảm thấy sảng khoái, minh mẫn vào ngày hôm sau. Trên lý thuyết, thiếu ngủ sẽ gây mệt mỏi, lờ đờ, thậm chí là cáu bẳn và cảm thấy khó chịu với mọi thứ. Thiếu ngủ trong thời gian dài còn gây nguy hiểm đến tính mạng.
Vậy tại sao có những hôm đã ngủ 8 tiếng, bạn vẫn cảm thấy như mình chưa hề nằm xuống? Một nghiên cứu mới của nhóm chuyên gia đánh giá nệm The Sleep Judge đã chỉ ra rằng, tư thế ngủ có ảnh hưởng đáng kể đến cảm giác của bạn vào ngày hôm sau.
Cụ thể, 1021 ứng viên đã được hỏi về thói quen ngủ nghê của họ. Những người tham gia đại diện khá tốt cho lượng dân số trưởng thành ở Mỹ: Tuổi từ 18 - 77, với 54,4% nữ giới và 45,6% là nam giới.
Khi được hỏi rằng, tư thế nào giúp họ ngủ ngon nhất - đa số đều trả lời là ngủ trong tư thế nằm ngửa, ngủ say như chết.
Số còn lại thích ngủ nghiêng, cuộn tròn trong tư thế của thai nhi trong bụng mẹ vì kiểu này khiến họ cảm thấy an toàn và thoải mái. Tuy nhiên, 40% trong số người thích ngủ nghiêng cũng tiết lộ rằng, nằm nghiêng thoải mái thật nhưng ít nhiều khiến giấc ngủ của họ bị ảnh hưởng.
Trên thực tế, người nằm nghiêng và nằm sấp được cho là "khó tính nhất vào buổi sáng". Mặt khác, người nằm ngửa lại thức dậy với cơ thể tràn đầy năng lượng.
Tiếp theo, nghiên cứu xem xét vấn đề không gian có liên quan gì tới chất lượng giấc ngủ. Liệu phải chia sẻ giường với một người khác có gây mất ngủ không?
Cụ thể:
- Các cặp đôi ngủ nghiêng (quay lưng vào nhau) có giấc ngủ khá tệ, 37% cho biết chất lượng của họ dưới mức trung bình.
- Các cặp đôi ngủ theo kiểu "úp thìa từ xa" (không chạm vào nhau) có giấc ngủ tương đối ổn, 72% cho biết họ khá thoải mái với kiểu này.
- Trong khi đó, 85% các cặp đôi chủ yếu ngủ theo kiểu nằm ngửa tỏ ra hài lòng với giấc ngủ. Tuy nhiên, phải là giường đôi - có thể co duỗi thoải mái.
Theo GenK
" alt=""/>Khoa học chứng minh: Ngủ nghiêng có thể khiến bạn gắt gỏng hơn vào buổi sáng