Trước đó, kể từ sau tuyên bố của Mark Zuckerberg, đồng tiền điện tử của Facebook đã gây ra lo ngại cho các chính trị gia Mỹ và cả các nước Châu Âu. Đây cũng là những người đã chỉ ra những rủi ro đối với vấn đề về quyền riêng tư của các trang mạng xã hội.
Theo Marcus, Calibra sẽ cung cấp các dịch vụ tài chính giống như một chiếc ví kỹ thuật số. Calibra chỉ được sử dụng cho các giao dịch trên Messenger hay WhatsApp và một ứng dụng độc lập.
Lúc này, Hiệp hội Libra - một tổ chức gồm 28 thành viên sẽ đứng ra chi phối hoạt động của mạng lưới tiền điện tử. Mục tiêu mà Hiệp hội Libra hướng đến là để quản lý Libra, cũng giống như mong muốn của các chính phủ.
Dante Disparte - người đứng đầu về chính sách của Hiệp hội Libra cho rằng, việc phải đến năm 2020 đồng Libra mới ra mắt cũng là cách để các nhà quản lý có thể trao đổi với các nhà hoạch định chính sách ở khắp nơi trên thế giới.
Tuấn Nghĩa (Theo CNET)
" alt=""/>Facebook không phát hành Libra cho đến khi được cấp phépApple Maps
Ứng dụng này tích hợp sẵn trên nền tảng iOS của Apple. Chỉ cần mở bản đồ lên, người dùng ngay lập tức biết được những tuyến đường nào đang ùn tắc. Có nhiều mức độ khác nhau, tăng dần từ vàng cam đến đỏ và theo thời gian thực.
Ngoài ra Apple Map còn cung cấp thông tin về những tuyến đường đang cấm tạm thời, từ đó tài xế có thể lựa chọn lộ trình phù hợp. Điểm trừ là ứng dụng này không thể hoạt động trên nền tảng Android.
Waze
Ứng dụng Waze chỉ cung cấp thông tin về những tuyến đường thực sự xảy ra kẹt xe chứ không thông báo các tuyến đường đông xe theo các cấp độ như Apple Maps.
Tuy nhiên bản đồ này có thể cung cấp tốc độ tối đa mà xe cộ có thể di chuyển được trên cả nước. Ngoài ra, đồ họa đẹp mắt và chế độ nhìn đêm là ưu điểm của ứng dụng này.
TTGT TP.HCM
Nếu người dùng chỉ muốn theo dõi tình trạng giao thông ở TP.HCM có thể sử dụng website giaothong.hochiminhcity.gov.vn và ứng dụng "TTGT TP.HCM" trên thiết bị di động sử dụng hệ điều hành Android và iOS.
Ứng dụng này hữu ích hơn với những người tham gia giao thông vì có nhiều công cụ trực quan.
Ứng dụng TTGT TP.HCM có giao diện khá đơn giản, chia làm 3 tab (thẻ) chính gồm Cảnh báo, Camera và Bản đồ. Trong đó, tab Cảnh báo sẽ dựa trên GPS để xác định vị trí người dùng, tuỳ vào bán kính được chọn (từ 500 mét đến 10.000 mét) hiển thị các nút giao thông lân cận kèm tình trạng lưu thông khu vực đó. Người dùng có thể chia sẻ hoặc bình luận ngay trên các thông báo này để bổ sung thông tin.
Ở thẻ Camera, người dùng có thể chọn xem hình ảnh trích xuất từ camera đặt tại các giao lộ. Những hình ảnh này được truy xuất tức thời nên có thể biết ngay tình trạng giao thông ở khu vực đó tức thời. Đây là ưu điểm mà các ứng dụng khác không có được.
Ở tab Bản đồ, người dùng được cung cấp cái nhìn toàn cảnh hơn về các tuyến đường. Màu xanh là bình thường, màu vàng là xe đông và màu đỏ là xe đông di chuyển chậm.
Ngoài TP.HCM, hiện chưa có ứng dụng tương tự cho các thành phố khác. Google Maps cũng chưa cung cấp tính năng theo dõi lưu lượng giao thông theo thời gian thực ở Việt Nam.
Theo Zing
" alt=""/>Cách đơn giản tránh 'bão' kẹt xe ở TP.HCM nhờ smartphoneTheo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, tư tưởng áp dụng Sandbox để thử nghiệm những dịch vụ, sản phẩm mới là tốt nhưng cần thực hiện với không gian và thời gian hữu hạn, không kéo dài quá lâu
Cụ thể, ở Việt Nam, Chính phủ cho rằng cách tiếp cận đó là tốt nhất và đã giao Bộ TT&TT xây dựng khung pháp lý về Sandbox. “Bộ TT&TT sẽ thúc đẩy để quý 3 thực hiện xong để trình Chính phủ vì sớm ngày nào tốt ngày đó cho các doanh nghiệp”, Bộ Trưởng Nguyễn Mạnh Hùng kết luận.
Trước đó, trong chia sẻ tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2019 của ngành TT&TT, Cục trưởng Cục Tin học hóa Nguyễn Thành Phúc cho biết, trong dự thảo Đề án phát triển Việt Nam số - Digital Vietnam, cơ quan này đề xuất tầm nhìn của chuyển đổi số Việt Nam đến năm 2030 là “Việt Nam sẽ trở thành quốc gia số và nền kinh tế số hàng đầu khu vực, nơi cho phép thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới trong kinh tế số”. Trong đó, cuộc cách mạng chuyển đổi số này chính là một cuộc cách mạng về thể chế. Nếu chúng ta không làm tốt môi trường pháp lý, sẽ không thể chuyển đổi số thành công. Tuy vậy, chúng ta cũng không thể thay đổi nhanh các Luật, Nghị định. Do đó, giải pháp trước mắt là giải pháp Sandbox để thử nghiệm những mô hình kinh doanh mới, các sản phẩm, dịch vụ mới.
" alt=""/>Dự kiến quý 3/2019, Bộ TT&TT sẽ trình Chính phủ khung pháp lý về Sandbox