Những hành vi dùng tay đánh; dùng chân đạp; tát vào mặt, đầu; dùng vật dụng sinh hoạt để đánh, thậm chí là dùng dao làm bếp đập vào đầu trẻ em…của các bảo mẫu ở đây vừa bị phanh phui.
![]() |
Ảnh cắt từ clip |
Sáng 27/11, có mặt trên đường HT 05, đoạn qua trước cơ sở mẫu giáo Mầm Xanh chúng tôi ghi nhận lực lượng chức năng vẫn đang có mặt để phong tỏa, bảo vệ trật tự.
Trước cánh cổng đang dán bảng thông báo tạm ngưng hoạt động, cửa khóa chặt, hàng chục người dân tụ tập bàn tán xôn xao về việc chủ cơ sở và các bảo mẫu của ngôi trường này có hành vi dùng dao dọa, bạo hành nhiều trẻ.
“Suốt từ chiều đến khuya qua, rất đông phụ huynh có con gửi tại đây kéo đến vây kín cơ sở mẫu giáo này để yêu cầu bà Linh ra làm việc. Họ bức xúc quá đã lớn tiếng, đập cửa liền hồi”- bà Vân (40 tuổi, người dân trong khu vực) cho hay.
![]() |
Ông Nguyễn Văn Bình (49 tuổi, quê An Giang) |
Người phụ nữ 40 tuổi cho biết cơ sở mẫu giáo tư thục do bà Linh làm chủ đã hoạt động đã gần 5 năm nay. Bà chủ cơ sở là một người rất khéo miệng và luôn giữ thái độ niềm nở với phụ huynh cũng như người dân trong khu vực.
“Hàng ngày, tôi thường nghe các cháu khóc thét lắm, nhưng cứ nghỉ đó là chuyện bình thường vì cơ sở trẻ nào chẳng vậy. Đến hôm qua, xem clip đăng tải trên báo thì thực sự tá hỏa, phẫn nộ với hành vi của bà Linh và các bảo mẫu”- bà Vân nói và cho biết đã từng giới thiệu cho 5 công nhân gửi trẻ tại cơ sở này.
Có mặt trong số đông đó, chị Lê Thị Xinh (25 tuổi) mắt đỏ hoe ẵm đứa con thơ hơn 2 tuổi đứng trước cổng nhà mẫu giáo nhìn với vào bên trong cơ sở giữ trẻ lúc lực lượng chức năng đang phong tỏa.
![]() |
Chị Xinh cho biết quê ở miền Trung, vào Sài Gòn làm công nhân may, không có thời gian nên vợ chồng chị phải gửi con tại cơ sở gần một năm nay với số tiền 1,2 triệu đồng.
Chị cho biết thêm, mỗi buổi sáng đưa con đến gửi trẻ tại cơ sở này thì có 2 bảo mẫu ra tận ngoài ngõ để đón.
"Sáng nào chở con đến gửi cháy cũng khóc ré lên, cháu liên tục đòi mẹ, nhất định không vào. Thế nhưng, các bảo mẫu chạy ra dỗ dành. Họ bế con tôi vào bên trong rất nhiệt tình. Ai ngờ họ lại tàn nhẫn đánh con tôi đến như vậy”- chị Xinh ứa nước mắt.
Ông Nguyễn Văn Bình (49 tuổi, quê An Giang) chở theo cháu gần 3 tuổi đến trước cổng trường, đôi mắt ấm ức, tức giận. Ông cho biết, bà chủ cơ sở nói chuyện rất ngọt ngào nên tin tưởng gửi cháu ngoại gần 3 tuổi ở cơ sở này đã hơn 1 năm nay.
“Mình gửi trả tiền chứ có phải không đâu. Mỗi tháng 1,2 triệu, chưa kể tiền tôi bồi dưỡng, cô nào cũng có. Vậy mà họ ác vậy trời" - ông Bình bức xúc.
Ông cho biết, khi xem clip thấy cháu trai mình bị bà Linh cùng các bảo mẫu kéo lê vào nhà tắm, dùng đủ các vật dụng tát, đánh vào người không tiếc, ông và ba mẹ cháu phải trào nước mắt.
Anh Lê Văn Thuận (28 tuổi, quê Hải Phòng) ở trọ gần cơ sở mầm non kể đã từng gửi con tại trường hơn 6 tháng. Sau này khi phát hiện con hay bị bầm, than khóc chân đau, rồi nghe con nói việc bị đánh nên nên dừng gửi hai tháng nay.
![]() |
Anh Lê Văn Thuận (28 tuổi, quê Hải Phòng) |
“Bà ta làm thế xưa nay rồi. Cơ sở này cũng không có camera nên nhiều phụ huynh không theo dõi được”, anh Thuận kể.
Chị Hồng (35 tuổi) nhà sát bên cơ sở mẫu giáo Mầm Xanh cho biết thêm, chị có con nhỏ gửi tại cơ sở mẫu giáo này gần 3 năm.
“Con tôi năm nay đã 5 tuổi rồi. Trước đó 1 năm, con tôi đi học và bị đánh xịt máu mũi. Sau đó, bà Linh cùng chồng phải qua xin lỗi xin gia đình tôi và nói lỡ tay. Lúc đó, bà ta nói ngọt ngào mình cũng nhẹ dạ tin nên cho qua chuyện. Tuy nhiên, ngay hôm sau tôi không còn cho con gửi ở cơ sở này nữa”-Chị Hồng nói và cho biết hằng ngày nghe tiếng các cháu khóc thét bên trong cơ sở đóng kín cửa mà chị thấy nhói lòng.
“Đau lòng quá, tại đơn vị này, đầu năm tới nay, chúng tôi vừa phối hợp với phường đi kiểm 2 tra lần. Một lần vào tháng đầu tháng 9 và một lần vào ngày 22/11. Tức là chỉ cách thời gian sự việc này bị “bung” ra đúng 4 ngày. Chúng tôi đã nhắc nhở một số điều họ thực hiện không đúng" - ông Hùng nói.
Ông Hùng cho hay, khi đoàn kiểm tra đến, các cô giáo khá xởi lởi, tế nhị, niềm nở, vui vẻ và trông rất hiền từ.
Nhóm lớp mầm non Mầm Xanh do UBND phường Hiệp Thành cấp phép hoạt động, UBND quận cấp phép cho trường, Phòng GD-ĐT chỉ phối hợp với phường đi kiểm tra hoạt động thiên về chuyên môn là chính.
Sau sự việc, UBND phường Hiệp Thành đã có quyết định đình chỉ, chuyển sự việc sang cơ quan điều xử lý. Ông Hùng thừa nhận, cơ quan quản lý cũng rất đau đầu vì khi xin phép thì họ làm rất nghiêm túc nhưng khi được cấp phép rồi thì họ lại làm không nghiêm túc.
"Tôi rất đau đầu vì mỗi tháng, mỗi tuần chúng tôi đều họp đều và nhắc đi nhắc lại các đơn vị phải rút kinh nghiệm. Những bài học trước đây trong ngành chúng tôi đều mang ra để cảnh báo".
Chủ trường đối phó các đoàn kiểm tra ra sao? |
Để tiếp cận nhóm trẻ Mầm Xanh, ngày 14/11phóng viên báo Phụ nữ TP.HCMđã đóng vai bảo mẫu đi xin việc với mức lương 3,2 triệu/tháng. Tại đây, phóng viên chứng kiến nhiều cảnh bà Linh và giáo viên tên Quỳnh hành hạ các bé. Trưởng nhóm mầm non Linh đặt ra luật ngầm nếu trẻ nào nói chuyện, múa hát hay đùa dỡn gây ồn là sẽ bị no đòn. Những trận đòn của trẻ được miêu tả như sau: Trưa ngày 20/11 vào giờ ăn cơm, bảo mẫu Quỳnh được giao nhiệm vụ đút cơm cho trẻ nhưng có bé mệt mỏi không chịu ăn, Quỳnh đã vung tay tát vào miệng trẻ nhiều lần. Bé khóc Quỳnh cũng ném thẳng to cơm vào người bé khiến đúa trẻ rúm ró ôm ngực. Trưa ngày 22/11 bé An không chịu ngủ, Quỳnh đã dùng chân đạp lên người. Đứa bé khóc thét lên nhưng sau đó phải thút thít ngủ vì sợ bị ăn đòn. Trong lớp học, bé Châu là người bị ăn đòn nhiều nhất. Mỗi lần Châu khóc Quỳnh nổi đóa, xỉa xói vào mặt bé “Bà Châu điên này, tui giết bà chết, bà tin không?”. Nếu sau lời đe dọa đó Châu không nín khóc sẽ bị Quỳnh táng thẳng tay vào ngực và lưng… Riêng chủ nhóm Linh, trong giờ ngủ trưa nếu thấy học sinh nào ngọ ngậy sẽ dọa: “Toàn mấy con quỷ không chịu ngủ. Thằng nào ngủ đái trong quần thì xuống toa –lét mà ngủ”. Bà Linh còn lấy dao Thái Lan chỉ vào mặt từng bé cùng lời đe dọa: “Coi chừng tao đâm chết bây giờ”. Bà này còn dặn bảo mẫu tới giờ cơm cứ nhét vào miệng; trẻ nào ói cũng bị ép ăn lại đống ói đó và bị đánh đập trong tiếng la hét dữ dằn... Những đứa trẻ hay khóc được bà Linh xếp một vài trẻ theo nhóm đặc biệt bằng cách đưa ra nhà sau, đó là khu vực ăn, vứt các bé vào đó rồi đóng cửa, bỏ mặc các bé trên nền nhà chật bẩn, sau đó mở nhạc to để lấn át tiếng khóc của trẻ. Báo này cũng đưa tin, mặc dù thu của phụ huynh mỗi tháng 1,2 triệu đồng/bé nhưng bà Linh chỉ cho các bé ăn rất tệ hại. Để đối phó, tránh phụ huynh phát hiện bị bạo hành từ 15h30 hàng ngày bà Linh tập trung các bé lại một chỗ ngồi hát. Bà dùng chiếc thau nhựa nhỏ ngâm hai chiếc khăn lau mặt cho lần lượt 40 bé, trong đó có 20 bé thò mũi xanh và không ít bé ho liên tục. Ngày 22/11 trước lúc Phòng GD-ĐT quận 12 tới kiểm tra đột xuất bà Linh đã nhận được tin và tìm cách đối phó. Các bé được đánh thức lúc 14h để rửa mặt, chải chuốt, sau đó ngồi vào bàn ăn xế. Khác với mọi ngày, hôm đó món ăn xế được nấu bằng mì tôm với rất nhiều thịt. Để trình diễn với cán bộ kiểm tra việc các bé ăn ngoan, vệ sinh sạch sẽ bà Linh còn dặn bảo mẫu “Em cho bọn nó ăn vài muống thôi rồi đổ dồn hết vào một cái tô mang ra sau, chồng tô không lên nha”… Bà Linh cũng yêu bảo mẫu chép sổ sách gồm điểm danh học sinh, thu chi bán trú gồm tiền ăn, tiền vệ sinh với lời dặn “Cái này mình là đối phó thôi em, làm dối để đối phó với phòng giáo dục”… |
Lê Huyền - Như Sỹ
Chủ trường mầm non tư thục Mầm Xanh thừa nhận có cùng một số bảo mẫu khác đánh đập những đứa trẻ được gửi tại trường này.
" alt=""/>Bạo hành trẻ em ở TPHCM: Khi đi kiểm tra, các bảo mẫu rất hiền từThầy Lê Đức Dũng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Xuân Đường (huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai). Ảnh: Thanh Hùng. |
Vào nghề năm 1978, công tác đến nay đã gần 40 năm, thầy Dũng nở nụ cười mãn nguyện khi bộc bạch tình yêu trẻ là động lực lớn nhất để theo đuổi nghề giáo đến giờ phút này.
Tôi gặp thầy tại Hà Nội trong buổi lễ vinh danh những thầy cô tâm huyết, sáng tạo với nghề vừa diễn ra tuần trước.
Ấn tượng về thầy là một người dễ gần, vui tính pha chút dí dỏm:
“Bây giờ, nếu thả tôi vào lớp hay cho tôi một tiết dạy có lẽ nhiều học sinh kêu tôi bằng ông rồi, nhưng không sao, điều quan trọng là làm sao cho chúng nó luôn cười, tươi vui”, thầy Dũng nói rồi cười tít mắt.
"Giáo viên: Không giỏi nhất thì cố gắng làm người mới nhất"
Thầy Dũng khiêm tốn cho rằng vì lễ tuyên dương tôn vinh sự sáng tạo đổi mới nên mới có mặt tại đây, bởi so với thành tích của các trường khác trong tỉnh Đồng Nai thì “anh em chúng tôi không phải là dẫn đầu”.
Theo thầy Dũng, có lẽ được tuyên dương vì Sở GD-ĐT nhìn nhận rằng, trong những điều kiện khó khăn nhất định, trường của ông vẫn tìm được những điểm tích cực của mô hình trường học mới để không chỉ dạy học hiệu quả mà còn nhận được sự đồng thuận của phụ huynh.
“Tôi vẫn nói với các anh em giáo viên của trường rằng, hoặc mình phải là người giỏi nhất, không thì phải là người mới nhất. Giỏi nhất thì khó nhưng cố gắng làm người mới nhất, nhưng muốn như vậy thì mình phải là người sáng tạo”.
Trường Tiểu học Xuân Đường được các trường đánh giá cao với hình thức vận dụng một số điểm tích cực của mô hình trường học mới (VNEN) vào trong hoạt động giáo dục. Một cách nôm na dễ hiểu theo thầy Dũng là nắm tinh thần của phương pháp và tận dụng những điểm mạnh, còn những thứ quá hình thức có thể bỏ qua.
“Trong một lớp học sẽ có 3 nhóm đối tượng. Đối tượng thứ nhất là nhóm trẻ tiếp thu nhanh, thứ hai là vừa đủ tiếp thu khi thầy cô nói đến đâu thì hiểu đến đó, còn thứ ba là nhóm tiếp thu kém. Chúng tôi vận dụng điểm tích cực của mô hình trường học mới có sách giáo khoa soạn bài học sẵn, học sinh giỏi có thể tự đọc để làm bài, còn những em không tự học được thì giáo viên tập trung hỗ trợ. Do đó giáo viên thực tế chỉ làm việc vất vả với 1/3 học sinh trong lớp, số còn lại chỉ định hướng rồi kiểm tra và cho các em kiểm tra lẫn nhau”,thầy Dũng kể về cách làm của trường mình.
Thầy Dũng cũng thừa nhận trong 2 năm đầu việc quản lý lớp học cũng đầy vất vả nhưng đến nay bản thầy thầy có thể tự tin rằng trường mình đã làm được điều này khá hiệu quả.
Ngoài kiến thức, trẻ còn được có thêm những kỹ năng mềm như làm việc nhóm, bố trí, phân chia công việc.
Thấy chúng tôi vẻ nghi ngại khi mô hình trường học mới đang gặp phải nhiều phản ứng trái chiều, lại nhảy vào điểm nóng đó để tìm sáng kiến, thầy Dũng lý giải:
“Nhiều khi người ta có phản ứng vì chưa thấu hiểu rõ mà chỉ nhìn vào hình thức bề ngoài. Mà cũng hình thức thật, tại sao phải phong cho các em chủ tịch hội đồng tự quản, rồi phải điều khiển bạn này bạn kia, mà mấu chốt là phương pháp dạy học định hướng và để cho học sinh tự triển khai”.
Vị Hiệu trưởng gây ấn tượng với người đối diện với sự gần gũi, vui tính pha chút hóm hỉnh. Ảnh:Thanh Hùng. |
Theo thầy Dũng, điều cần nhất là hoạt động học của học sinh được coi là trung tâm của quá trình dạy học. Giáo viên với vai trò là người hướng dẫn học, quan tâm đến sự khác biệt trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh.
Thầy Dũng nghĩ nhiều đến việc này khi trăn trở hình như giờ đây nhiều gia đình và thầy cô vô tình khiến những đứa trẻ trở nên ích kỷ hơn và các kỹ năng để ứng phó, làm việc không nhiều.
“Nếu có điều kiện học tập tốt, nhưng từ bé đã không biết tới và hòa nhập được với môi trường xung quanh thì lớn lên sẽ rất khó thay đổi, hòa nhập. Đó là điều đáng lo ngại”.
Cách giải quyết phần nào từ việc đổi mới giáo dục. Tuy nhiên, trong khi lương không tăng, điều kiện làm việc không tăng, do đó, thầy Dũng kể, muốn nói anh em giáo viên cần đổi mới là việc chẳng hề dễ dàng. Do đó, người quản lý càng cần phải chia sẻ, cảm thông.
“Nếu cái gì nói bằng mệnh lệnh, con dấu vô tình thì chỉ là hình thức và người ta sẽ đối phó ngay thôi. Nói làm sao để anh em người ta tin mình, nghe mình để cùng làm, đó mới là cái khó nhất. Nếu không có sự đồng thuận trong nhà trường thì nhiều khi việc trong trường chưa biết hết mà người ngoài đã tỏ, như vậy sẽ khó làm được điều gì tốt trong trường cả”.
Khiêm tốn cho rằng khả năng quản lý không quá xuất sắc, thầy Dũng chia sẻ ông chỉ thường nói chuyện tác động đến anh em bằng một sự cảm thông, trân trọng.
“Trường tôi nếu xét về mặt thuận lợi thì không bằng các trường khác nhưng về thành tích thì không kém cạnh bởi anh em có niềm tin. Tôi nghĩ người ta quý mến mình mà làm việc”.
Không có thầy tốt thì sách hay cũng vô nghĩa
Nhiều năm làm quản lý, thầy Dũng cho rằng quan trọng nhất của đổi mới là người thầy. “Nếu không có người thầy tốt thì mọi cuốn sách hay đểu trở nên vô nghĩa. Chính người thầy sẽ biến cuốn thường thành cuốn sách tốt và ngược lại, nếu thầy tồi thì cuốn sách có tốt cũng vứt đi”.
Tình yêu trẻ và sự chia sẻ của người vợ là động lực lớn nhất để theo đuổi nghề giáo đến giờ phút này. Ảnh: Thanh Hùng. |
Thầy Dũng nhìn nhận những cuốn sách chỉ là một phương tiện:
“Nếu kiểm tra bài cũ học sinh lớp 1, các cô bảo mở sách ra đọc thì đó chỉ là lối mòn. Nhưng nếu cô nói hôm qua chúng ta học vần mới là “ao”, vậy các con nhớ lại cả ngày hôm qua tìm được tiếng gì có vần “ao” thì viết ra và đọc cô nghe? Hai vấn đề này hoàn toàn khác nhau và thậm chí giáo viên linh hoạt có thể không cần đến sách nữa. Khi đứa trẻ suy nghĩ ra một tiếng nào đó và viết ra được thì khi đó độ thẩm thấu cao hơn nhiều là đưa cho trẻ đọc một cuốn sách mà không hiểu chuyện gì”
Vai trò của giáo viên là phải gợi mở làm sao cho học sinh bộc lộ ra những điều các em có thể biết.
“Mấu chốt là đội ngũ, do đó trong mọi đổi mới, nếu không chuyển biến người thầy thì coi như thất bại. Nhưng để có được người thầy tốt thì đó là vai trò của người quản lý. Người quản lý ngồi trong trường nhưng không canh cánh với nhiệm vụ làm cho đội ngũ, cho nhà trường tốt hơn thì dù có nói hay làm gì đi chăng nữa, chất lượng của nhà trường cũng khó có chiều sâu”.
Thầy Dũng cho rằng người quản lý cần phải đặt mình vào vị trí của anh em giáo viên trong từng tiết dạy, để hiểu và nếu họ thấy thoải mái khi dạy, học trò thấy thoải mái khi học thì chắc chắn thành công và ngược lại.
“Do đó, tôi nghĩ khi đặt ai đó vào vị trí quản lý nhà trường thì phải là người biết chia sẻ tâm tư, ngẫm nghĩ cùng anh em trong từng tiết dạy. Muốn vậy cũng phải là người có chuyên môn thật sự. Song xu thế hiện nay, hình như có quá nhiều tiêu chí khiến việc chọn 1 người lãnh đạo có chuyên môn đang bị lu mờ”,thầy Dũng trăn trở.
Thầy Dũng kể hàng ngày thầy vẫn thường hay ghé lớp của các thầy cô dạy, thậm chí có hôm đến 10 lớp, nhưng ít khi vào lớp ngồi dự giờ bệ vệ.
“Tôi thường đứng ngoài cửa để xem, có thể là một hoạt động nào đó và sau đó gặp riêng và đề nghị các thầy cô làm lại. Đối với giáo viên chưa đạt, thì điều quan trọng là phải cho họ được học hỏi. Như vậy thường những buổi sinh hoạt chuyên môn, giáo viên tốt dạy còn giáo viên chưa đạt thì ngồi quan sát. Những giáo viên còn chưa đạt tôi không công khai bởi như vậy vô tình khiến họ thêm rụt rè, xấu hổ. Với họ, tôi dành nhiều thời gian đến xem lớp thường xuyên hơn và trân trọng những điểm mà họ phát triển”.
Hẳn cũng vì thế mà điều khiến thầy giáo già vui nhất và nhắc đến đầy hạnh phúc khi chia tay chúng tôi là “khi nói đến một tiết dạy nào đó tôi với anh em không bao giờ tách rời nhau”.
Thanh Hùng
" alt=""/>Thầy hiệu trưởng luôn trân trọng giáo viênNăm 2007 tốt nghiệp ngành Sư phạm Mỹ thuật, Trường CĐ Sư phạm Quảng Bình (nay là Trường ĐH Quảng Bình), đến đầu năm 2008 anh Nguyễn Quang Tuệ đã xin dạy hợp đồng môn Mỹ thuật ở một số trường trên địa bàn huyện.
Với mức lương hợp đồng không được đóng bảo hiểm thời điểm đó là hơn 700 nghìn đồng, anh phải đi chụp ảnh thuê vào ngày nghỉ và dạy kèm để kiếm thêm thu nhập.
![]() |
Cựu giáo viên Mỹ thuật Nguyễn Quang Tuệ |
“Trong suốt 5 năm, tôi rất chật vật để có thể trang trải cuộc sống với mức lương hợp đồng. Có những thời điểm, tôi phải xin dạy ở hai trường cùng một lúc, ngày nghỉ đi làm thêm nhưng vẫn không đủ trang trải cuộc sống”- anh Tuệ kể.
Sau đó, anh biết đến xăm hình nghệ thuật. Với năng khiếu và niềm đam mê sẵn có, ngoài giờ lên lớp anh đã tìm hiểu và bén duyên với nghề.
Sau 5 năm dạy hợp đồng và 8 lần chuyển trường, tới năm học 2013-2014, anh được đặc cách vào viên chức ngành giáo dục và được nhận vào dạy Mỹ thuật tại Trường Tiểu học Thanh Thủy. Mức lương tăng dần nhưng cuộc sống của anh vẫn rất chật vật. Bây giờ, ngoài đi dạy, đi chụp ảnh thuê, anh Tuệ còn tranh thủ thời gian xăm hình cho khách.
“Có những ngày tôi chỉ ngủ được vài ba tiếng đồng hồ, vì ngoài giờ lên lớp tôi lại đi xe buýt hơn 30km về thành phố Đồng Hới để xăm hình cho những khách gọi điện đặt trước. Có những hình xăm rộng phải làm rất lâu, nên cứ rảnh lúc nào là tôi lại tranh thủ lúc đó”- anh Tuệ kể tiếp.
Bước vào năm học 2017-2018, trong khi các đồng nghiệp và học sinh chuẩn bị cho một năm học mới, thì anh Tuệ lại quyết định nộp đơn xin nghỉ việc tại ngôi trường đã gắn bó suốt 4 năm qua. Đây cũng là nơi anh trở thành viên chức và giảng dạy chính thức.
![]() |
Đơn xin ra khỏi biên chế ngành giáo dục của anh Tuệ |
![]() |
Không còn dạy vẽ bằng phấn tôi sẽ dạy bằng kim, quan trọng là mình có đam mê và hết mình với công việc đang làm |
Đơn xin nghỉ việc của an Tuệ có đoạn: “Lý do xin nghỉ việc là vì điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn, bản thân bị bệnh, mức lương và thu nhập thấp không đảm bảo cuộc sống gia đình. Kính mong Ban Giám hiệu, Ban chấp hành Công đoàn nhà trường cho tôi được nghỉ thôi việc để tìm công việc mới đảm bảo thu nhập cá nhân và gia đình".
Đơn xin nghỉ việc của anh Tuệ sau đó đã được Ban giám hiệu, Ban chấp hành công đoàn trường chấp thuận. Như vậy đến tháng 9/2017, anh Tuệ đã có 9 năm trong ngành, và mức lương ở thời điểm ngừng công tác là 3,6 triệu đồng.
Khách hàng nghe tiếng rồi tự tìm đến, không chỉ trong mà còn có người ngoài tỉnh và cả người nước ngoài. Ngoài xăm hình cho khách, anh còn nhận dạy cho một vài học viên.
Khi được hỏi còn muốn quay lại trường lớp không, anh Tuệ cho biết vẫn nhớ trường, nhớ học sinh, nhưng "không còn dạy vẽ bằng phấn tôi sẽ dạy bằng kim, quan trọng là mình có đam mê và hết mình với công việc đang làm".
Sẽ thiếu giáo viên nghệ thuật Khi trao đổi với VietNamNet về Chương trình Giáo dục phổ thông mới, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình, cho biết ở cấp tiểu học và THCS thực hiện giáo dục toàn diện, tích hợp, còn THPT thực hiện giáo dục phân hóa, tự chọn. Trừ lớp 10 là lớp dự hướng, phải học đầy đủ các môn, từ lớp 11, học sinh được chọn học những môn phù hợp với định hướng nghề nghiệp và sở thích, sở trường của mình. Chương trình quy định mỗi học sinh chọn tối thiểu 5 môn học với điều kiện tổng số giờ học 5 môn đó không thấp hơn 20 tiết/tuần. Tuy nhiên, nếu cho phép học sinh tự chọn môn học, ông Thuyết bày tỏ sự lo lắng sẽ thiếu giáo viên nếu đưa các môn nghệ thuật vào dạy ở THPT. "Hiện nay, các trường THPT không có giáo viên dạy những môn này. Chỉ cần bổ sung mỗi trường một giáo viên Mỹ thuật và một giáo viên Âm nhạc thì số giáo viên cần bổ sung cũng đã lên tới khoảng 6.000 người. Nhưng nếu đổi mới Chương trình Giáo dục phổ thông mà chỉ giới hạn trong phạm vi sắp xếp 8 môn học Văn, Sử, Địa, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Công nghệ thì điều đó chưa đáp ứng được định hướng nghề nghiệp của học sinh. và khó có thể nói đó là đổi mới căn bản và toàn diện Dĩ nhiên, trước mắt có thể áp dụng biện pháp mời giảng viên các trường mỹ thuật, âm nhạc đến dạy theo hình thức hợp đồng. Nhưng về lâu về dài thì Nhà nước có trách nhiệm giải quyết vấn đề này" - ông Thuyết nói. |
Hải Sâm
Đang là giáo viên dạy môn văn của Trường THPT huyện Mường Lát (Thanh Hóa), cô Nguyễn Thị Thành đột nhiên viết đơn xin ra khỏi biên chế ngành giáo dục.
" alt=""/>Quảng Bình: Bỏ biên chế, thầy giáo trẻ chuyển nghề xăm hình nghệ thuật