Tạp chí Financial Timesước tính, hợp đồng có thể trị giá tới 1,4 tỉ USD. Theo thỏa thuận, Uber sẽ nhận dần tất cả số xe tự lái trên trong vòng 3 năm, bắt đầu từ năm 2019. Hãng đã bắt đầu thử nghiệm các nguyên mẫu do Volvo sản xuất ở Mỹ năm ngoái.
Uber và Volvo không tiết lộ các điều khoản tài chính của hợp đồng, nhưng xác nhận đây là thỏa thuận "phi độc quyền", đồng nghĩa với việc cả hai công ty có quyền hợp tác với các đối tác khác.
"Mục tiêu của chúng tôi là mang tới lựa chọn cho những công ty cung cấp dịch vụ gọi xe lái tự động khắp toàn cầu. Thỏa thuận hôm nay với Uber là một ví dụ quan trọng cho chiến lược đó", trích tuyên bố của Vovo. Công ty Trung Quốc Geely đã mua lại Volvo từ hãng Ford năm 2010.
Theo thỏa thuận trước đây, Uber đã sử dụng nhiều loại xe Volvo tùy biến khác nhau, bao gồm cả một số phần cứng tự hành của nhà sản xuất xe hơi, rồi bổ sung các công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI) của hãng. Hiện tại, các thử nghiệm xe tự lái của Uber mới chỉ giới hạn ở các khu vực Tempe, Arizona và Pittsburgh của Mỹ. Song, thỏa thuận mới sẽ tìm cách mở rộng đáng kể quy mô của hoạt động này.
Paul Newton, giám đốc công ty tư vấn IHS Automotive nhận định, diễn biến trên thực sự đáng chú ý. Tuy nhiên, ông hoài nghi việc Uber sẽ sẵn sàng bắt đầu dịch vụ xe tự động, không người lái sau vài năm tới.
Theo ông Newton, một vấn đề hiện nay là thế giới vẫn chưa có bất kỳ luật định nào về dịch vụ taxi không người lái hoàn toàn tại bất kỳ thành phố nào. Ngay cả khi công nghệ xe tự hành sẵn sàng triển khai trên các tuyến đường công cộng trong 5 năm tới, việc ban hành các quy định mới và phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết cho nó có thể mất nhiều thời gian hơn.
Các tham vọng xe tự lái của Uber cũng có thể bị trì hoãn vì một tranh chấp pháp lý với Waymo, doanh nghiệp chuyên về công nghệ xe không người lái thuộc Alphabet, công ty mẹ của Google. Waymo hiện cáo buộc Uber hưởng lợi từ việc một nhân viên cũ ăn trộm một số bí mật thương mại của công ty và đòi bồi thường tới 1,9 tỉ USD. Vụ việc dự kiến sẽ được xét xử ở tòa án San Francisco vào đầu tháng 12 tới.
Tuấn Anh(theo BBC, The Verge)
Sau hơn 8 năm, Waymo, công ty con của Google, tin rằng công nghệ của mình đã sẵn sàng để đưa xe hơi tự lái hoàn toàn ra đường mà không cần con người ngồi ở ghế lái.
" alt=""/>Uber mua 24.000 xe Volvo tự hành cho dịch vụ ôtô không người láiTừ thời điểm không có tên trong danh sách GfK, sau khi ra loạt smartphone Nokia 3, 5, 6 dưới sự dẫn dắt của HMD Global hồi tháng 6, Nokia chỉ mất một tháng để có 2,4% và một tháng sau nữa đạt 3,7%. Điều này không phải hãng nào cũng làm được. Tất nhiên số này còn dựa trên loạt điện thoại cơ bản vẫn đang bán bình thường tại Việt Nam nhiều năm qua dù tên Nokia đã vài lần đổi chủ.
Chỉ với việc ra mắt 3 smartphone và chiếc Nokia 3310 đời mới, những ông chủ mới của Nokia đã đưa thương hiệu này lên gần với nhóm dẫn đầu tại thị trường Việt Nam, vượt qua những hãng Trung Quốc tiềm năng như Vivo, Huawei, Xiaomi và các hãng có mặt lâu đời tại Việt Nam như HTC, Asus. Đây chắc chắn là bệ phóng đáng kể để những điện thoại gắn thương hiệu Nokia do HMD Global kinh doanh vượt lên.
Sự vươn lên khá nhanh của Nokia không làm nhiều người ngạc nhiên. Trước đây khi nói với ICTnews, ông Mai Triều Nguyên - một người kinh doanh điện thoại lâu năm tại TP.HCM - cho biết thương hiệu Nokia đã rất quen thuộc tại Việt Nam. Hãng này từng có thời gian giữ vị trí số 1 tại thị trường này và xuyên suốt những lần chuyển đổi sở hữu qua Microsoft hay HMD Global thì vẫn có những chiếc “cục gạch" Nokia bán đều đặn và được ưa chuộng tại các siêu thị. Nhiều người Việt, đặc biệt nhóm tuổi từ thế hệ 8x trở về trước, vẫn yêu thích thương hiệu Nokia, đây chính là yếu tố giúp hãng có bệ phóng nhất định mà không hãng nào ở tốp dưới có được.
" alt=""/>Nokia: Cờ đến tay chưa chịu phất?Huawei Technologies, một nhà sản xuất smartphone mới, mạnh dạn nghĩ rằng thế giới đã sẵn sàng chi hàng đống tiền cho một sản phẩm “đắt xắt ra miếng” đến từ Trung Quốc. Hãng này vừa ra mắt Mate 10 Pro – cùng một phiên bản nâng cao và một phiên bản rút gọn – tại châu Âu, Trung Đông và nhiều nơi khác ở châu Á. Họ cũng đàm phán với nhà mạng AT&T để mang những mẫu smartphone siêu cấp này đến Mỹ, theo lời kể của một nguồn đáng tin cậy.
Về công nghệ, Trung Quốc không còn là vùng đất của những sản phẩm giá rẻ hay sao chép. Các phòng thí nghiệm ở quốc gia đông dân nhất thế giới này có thể chạy đua về công nghệ trí tuệ nhân tạo, máy tính lượng tử và những lĩnh vực công nghệ cao khác.
Các công ty Internet tại đây đang tiên phong trong việc tìm kiếm phương thức thúc đẩy tăng trưởng của thị trường bán lẻ, tài chính, vận tải và các ngành khác sử dụng công nghệ di động.
Vấn đề đặt ra là Trung Quốc phải làm cho thế giới nhận ra tất cả những tiến bộ của họ trước khi muốn nâng cấp nền kinh tế bằng cách bán các loại hàng hóa giá trị cao hơn như xe hơi, máy bay phản lực, hàng điện tử tiên tiến và hơn thế nữa.
Các thương hiệu nổi tiếng có thể giúp mở ra cánh cửa của thị trường mới và thuyết phục người dùng toàn cầu rằng hàng hóa của Trung Quốc cũng đáng tin cậy như của Mỹ, Nhật hay Hàn Quốc.
Huawei được biết đến rộng rãi tại quê nhà và là nhà sản xuất đạt doanh số dẫn đầu tại Trung Quốc - thị trường smartphone lớn nhất thế giới. Ông lớn đến từ Trung Quốc đã nối gót Samsung và Apple để trở thành nhà sản xuất smartphone lớn thứ ba trên toàn cầu.
Theo nghiên cứu của Canalys, Huawei đã bán được 39 triệu điện thoại trong quý gần nhất, con số tương ứng của Apple là 47 triệu máy. Nhưng các thiết bị của Huawei hầu hết đều thuộc phân khúc bình dân hoặc trung cấp.
Glory Cheung, Giám đốc tiếp thị thiết bị tiêu dùng của Huawei cho biết: “Có tín hiệu tốt cho thấy người dùng nhận ra sự thay đổi lớn trong nỗ lực trở thành một thương hiệu phong cách và sáng tạo của chúng tôi”.
“Huawei thích chi tiêu cho việc phát triển các tính năng thông minh và công nghệ tốt hơn là dành chi phí để tiếp thị”, bà nói thêm. Thậm chí ngay cả khi bà biết rằng tầm quan trọng của tiếp thị trong việc tạo cầu nối để chiếm cảm tình của người tiêu dùng.
Thách thức lớn
Thách thức lớn đối với Huawei chính là sự so sánh với các thương hiệu toàn cầu như Apple hay Samsung. Hãng cần thêm nhiều bước đột phát để níu chân người dùng gắn bó với sản phẩm của mình.
Thậm chí ở Trung Quốc, nhiều người vẫn xem và lựa chọn các thiết bị của Huawei đơn thuần vì chúng có giá trị tốt so với tầm tiền.
Li Haoran, nhân viên kế toán 24 tuổi ở Bắc Kinh, vốn là một người dùng sản phẩm Apple lâu năm. Khi được hỏi rằng liệu cô ấy có chuyển sang dùng điện thoại Huawei thì được hồi đáp rằng: Không phải mua cho tôi, nhưng tôi sẽ cân nhắc sắm điện thoại Huawei cho gia đình vì chúng tương đối rẻ.
Khi được gợi ý về dòng Mate 10 thì Li Weito - một nhân viên tiếp thị ở Thượng Hải – cho rằng với hơn 600USD, có lẽ nên mua iPhone.
" alt=""/>Smartphone Trung Quốc đánh cược ở phân khúc cao cấp