Một tháng tuổi, Gia Huy bị xuất huyết đường tiêu hóa, nôn ra máu không rõ nguyên nhân. Bệnh tình ngày càng nặng, vợ chồng chị Lam phải đưa con ra tuyến trung ương để điều trị, "cắm rễ" ở thủ đô suốt một thời gian dài.
Đó là những tháng ngày khổ cực tận cùng đối với hai người khi vừa chăm sóc con, vừa lo xoay sở viện phí cùng hàng trăm khoản chi tiêu khác. Thời điểm đó, Huy cần dùng nhiều loại thuốc nằm ngoài danh mục bảo hiểm nên rất tốn kém. Chưa kể, để tìm ra nguyên nhân căn bệnh, bác sĩ phải gửi mẫu bệnh của con sang nước ngoài xét nghiệm với chi phí 12 triệu đồng/đợt.
Nghe con trai mắc chứng suy giảm miễn dịch, hai người vẫn mơ hồ. Chỉ đến khi bác sĩ giải thích đây là chứng bệnh hiếm gặp do đột biến gen, khiến bé mất miễn dịch, bạch cầu không có chức năng diệt khuẩn nên liên tục bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, phải can thiệp ghép tuỷ mới giữ được tính mạng, vợ chồng chị Lam bàng hoàng, hai chân đứng không vững.
“Nghe nói cháu vẫn còn hy vọng, nhưng chi phí ghép tuỷ cần đến 2 tỷ đồng, chúng tôi chết lặng. Số tiền lớn quá, có làm cả đời cũng chẳng biết bao giờ có được", chị nghẹn ngào. Chưa có tiền phẫu thuật, để duy trì sự sống cho con, mỗi tháng chị Lam đưa con ra bệnh viện tuyến trung ương truyền kháng thể.
Những lần không đáp ứng điều trị, bé Huy phải dùng nhiều loại thuốc uống, thuốc tiêm nằm ngoài danh mục bảo hiểm và truyền kháng thể với mức 1 triệu đồng/kg cân nặng. Mỗi đợt điều trị kéo dài 2 đến 3 tháng, chi phí khoảng 60-70 triệu đồng.
Khó khăn chồng chất
Hiện tại, mỗi lần đưa con ra bệnh viện, vợ chồng chị Lam phải đi vay mượn khắp, nợ nần ngày một chồng chất. Chi phí hàng tháng đã khiến gia đình khốn đốn, chưa nói đến con số 2 tỷ vốn chỉ dám nghĩ đến trong mơ.
“Chỗ nào vay được vợ chồng em đã vay cả rồi, đến giờ này chẳng hỏi thêm ai được nữa. Còn mỗi căn nhà đang ở, bán đi cũng chẳng được bao nhiêu, mà bán đi thì ở đâu, nhất là khi con đang đau ốm thế này. Giá như có một phép màu..", chị xúc động.
Bố của Huy, anh Phạm Ngọc Bảy (SN 1978) vốn làm công nhân với mức lương ít ỏi, đã cố xin tăng ca để có thể kiếm thêm chút tiền mua vài lọ thuốc cho con. Thế nhưng anh thường xuyên phải nghỉ việc để chăm con cùng vợ, thu nhập cũng giảm dần. Họ hàng hai bên đều khó khăn, chẳng cậy nhờ được mãi.
Ông Võ Xuân Nhâm, Phó chủ tịch UBND xã Đức Hương xác nhận: Cháu Phạm Gia Huy là con trai của vợ chồng chị Lê Thanh Lam. Cháu Huy vừa sinh ra không may mắc phải căn bệnh hiểm nghèo, cần nhiều tiền điều trị. Gia đình hoàn cảnh khó khăn, vợ chồng làm công nhân thu nhập thấp. Hy vọng qua báo chí, cháu Huy sẽ nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ cộng đồng.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp:Chị Lê Thanh Lam, ở thôn Hương Phố, xã Đức Hương, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh. SĐT: 0342331688 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2023.206(bé Phạm Gia Huy) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081. |
Lexus phiên bản RC F Fuji 2021
Một trong số đó là trần xe được làm bằng sợi carbon, ống xả titan, phanh bằng gốm carbon, cánh gió và mui xe thiết kế theo phong cách thể thao.
Việc giảm thiểu trọng lượng giúp Lexus RC F trở thành một chiếc sedan có khả năng tăng tốc nhanh nhất về mặt kỹ thuật, tăng tốc từ 0-100km chỉ mất chưa đầy 0,3 giây.
Bên cạnh đó, hệ thống treo của xe bị đánh giá khá cưng nhắc. Đây là mẫu xe được sản xuất giới hạn với chỉ 60 chiếc xuất xưởng trong năm 2021 và khoảng 50 chiếc vào năm 2022.
Vấn đề lớn khiến chiếc xe bị đánh giá thấp là những trang bị nói trên khiến người tiêu dùng phải tốn thêm một khoản chi phí hơn 30.000 USD. Trong khi trên đường phố, nó không thực sự mang lại cảm giác khác biệt so với một chiếc RC F tiêu chuẩn.
Ford Mustang Mach 1
Chiếc Mustang Bullitt gần đây nhất có thể được mệnh danh là "chiếc Mustang hoàn hảo". Tuy nhiên, Mustang Mach 1 – phiên bản mới sử dụng động cơ Bullitt cũ và bổ sung hộp số Shelby GT 350 (đã ngừng sản xuất) thì gây ấn tượng ngược lại.
![]() |
Ford Mustang Mach 1 |
Hệ thống treo cứng của xe tạo ra một chuyến lái xe khó chịu khi di chuyển trên đường phố và trên đường cao tốc.
Mach 1 trên thực tế không được xem là một chiếc xe mang đến cảm giá lái tuyệt vời so với các mẫu xe tiền nhiệm GT 350 hay Bullitt đã bị ngừng sản xuất.
Maserati Quattroporte Trofeo 2021
Khá bất ngờ kho Maserati Quattroporte Trofeo 2021 sử dụng động cơ Ferrari nhưng lại bị chê là một trong những chiếc xe đáng thất vọng nhất năm 2021.
![]() |
Maserati Quattroporte Trofeo 2021 |
Khả năng xử lý tình huống kém là một nhược điểm lớn của Maserati Quattroporte Trofeo 2021. Nội thất, thiết kế mềm mại, sang trọng cũng không thể bù đắp được điều đó. Nội thất chiếc xe được lát đá cuội cùng với sự kết hợp của các vật liệu sang trọng là điểm cộng của mẫu xe này.
Với mức giá 142.890 USD, Trofeo 2021 được mong đợi mang lại nhiều điều hơn thế nữa.
Quân Hiếu(theo Autoblog)
Bạn đang sở hữu một chiếc xe độc hay bản độ siêu đẹp? Hãy chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Khi vẻ bề ngoài không phải điểm mạnh nhưng khả năng vận hành và cảm giác lái lại mang lại giá trị thực sự cho những mẫu xe này.
" alt=""/>Những chiếc siêu xe sang gây thất vọng nhất năm 2021Theo các bác sĩ, GIST là một loại ung thư dạng sarcom mô mềm đường tiêu hóa, chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Tuy nhiên, không giống như những trường hợp ung thư dạ dày khác, dù phát hiện sớm cũng là ung thư, GIST dạ dày ở giai đoạn sớm đa phần là lành tính.
Dạ dày có cấu tạo gồm 6 lớp, trong đó niêm mạc là lớp lót trong cùng - nơi xuất phát của loại ung thư dạ dày loại biểu mô tuyến thường gặp; còn mô đệm là lớp thứ 3, dưới niêm mạc.
Do u xuất phát từ lớp giữa của dạ dày nên khối u GIST có thể phát triển vào trong, xuyên qua niêm mạc của dạ dày và gây chảy máu đường tiêu hóa. U cũng có thể phát triển ra bên ngoài, trong trường hợp này, có thể không có triệu chứng sớm, ngoại trừ cơn đau. GIST thường gặp ở dạ dày (60-70%) nhưng một số ít trường hợp u có thể ở ruột hoặc thực quản.
Dù GIST dạ dày thường gặp ở người trưởng thành, hiếm gặp ở trẻ nhỏ nhưng các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới (Quảng Bình) cho biết, cuối năm 2022 đã tiếp nhận, phẫu thuật cắt 3/4 dạ dày cho bé gái mới 8 tuổi bị GIST dạ dày.
Mắc GIST, người bệnh có thể có triệu chứng đau bụng, xuất huyết tiêu hóa, nhưng cũng có thể không, được phát hiện tình cờ khi khám sức khỏe. Tiên lượng bệnh GIST dạ dày có nguy cơ tăng dần theo kích thước khối u.
Cụ thể, u nhỏ dưới 2cm có nguy cơ thấp, u kích thước 2 - 5cm có nguy cơ trung bình và u kích thước trên 5cm có nguy cơ tiến triển ác tính cao, có thể xâm lấn di căn trong ổ bụng, gan... đe dọa đến tính mạng.
Phát hiện u càng sớm khi kích thước u còn nhỏ sẽ giúp bệnh nhân có cơ hội điều trị ít xâm lấn và triệt để về mặt ung thư học cao hơn. Tuy nhiên, không dễ để phát hiện sớm khi u còn nhỏ, chưa có triệu chứng. Vì thế, việc sàng lọc và tầm soát ung thư rất quan trọng.
Khi nào cần sàng lọc ung thư đường tiêu hóa?
Theo các bác sĩ Khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Gan mật tụy thuộc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), người dân cần đi khám ngay nếu xuất hiện các biểu hiện bất thường như: Chán ăn, đầy bụng, sụt cân không rõ nguyên nhân, đại tiện phân nhỏ dẹt, phân máu, táo bón hoặc tiêu chảy…
Tầm soát ung thư đường tiêu hóa (dạ dày, đại trực tràng) định kỳ ở các cơ sở y tế uy tín, ngay cả khi cơ thể không xuất hiện các dấu hiệu nói trên. Đặc biệt, lưu ý là những người thuộc nhóm có nguy cơ cao như:
- Người trên 45 tuổi
- Bản thân hoặc người trong gia đình có tiền sử bệnh lý liên quan đến đường ruột, polyp đại trực tràng, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày
- Người thường xuyên bị táo bón, đại tiện ra máu không rõ nguyên nhân
- Người có lối sống ăn uống không lành mạnh, thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia
- Người có các bệnh liên quan đến tổn thương đường tiêu hóa: Viêm teo niêm mạc dạ dày, viêm loét đại trực tràng, bệnh Crohn.