Để làm được điều này, nhà trường đã vinh hạnh đỗn nhận sự hợp tác, ủng hộ hết minh của tất cả phụ huynh học sinh trong các năm học qua và từ đầu năm học này.
Nhờ sự chung sức chung lòng của phụ huynh học sinh trong sự nghiệp trồng người, Trường THPT Tây Thạnh đã ngày một lớn mạnh hơn từng ngày trong tất cả các mặt, các hoạt động. Hiệu trưởng nhà trường xin trân trọng tri ân công ơn đóng góp của phụ huynh học sinh phụ huynh học sinh....".
Cũng theo thư của Hiệu trưởng, năm học 2022-2023 có những thay đổi và yêu cầu đặc trưng riêng. "Do vậy, những kế hoạch mà nhà trường đưa ra từ đầu năm học là nhằm hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ năm học. Cho nên không tránh khỏi thiếu sót thông tin trong cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm, khiến một số phụ huynh học sinh hiểu nhầm. Nhà trường xin nhận trách nhiệm về các lỗi sơ suất này".
Hiệu trưởng Trường THPT Tây Thạnh xin đính chính và nhấn mạnh: "Với các khoản thu đầu năm học, nhà trường thống kê vào một phiếu để phụ huynh học sinh dễ theo dõi nhưng không bắt buộc phải hoàn tất một lần. Phụ huynh học sinh có thể đóng theo tháng, theo quý, học kỳ tùy vào khả năng của mình.
Với các khoản tài trợ giáo dục cho nhà trường là trên tinh thần tự nguyện, tùy tâm. Và nhà trường xin dừng việc tài trợ cho năm học này tại đây".
Ngày hôm qua, báo VietNamNet có phản ánh trong cuộc họp đầu năm của Trường THPT Tây Thạnh (TP.HCM), phụ huynh đã được nhà trường thông báo 10 khoản thu ngoài học phí của năm học 2022-2023.
Cụ thể, phụ huynh phải đóng các khoản cơ bản như: Bảo hiểm tai nạn 50.000 đồng; Bảo hiểm y tế 563.220 đồng; Dạy buổi 2 là 2.700.000 đồng; Nước uống 120.000 đồng; Tiền điện phòng học máy lạnh 320.000 đồng; Tiếng Anh giáo viên nước ngoài 2.080.000 đồng; Ấn chỉ ấn phẩm 200.000 đồng; Hệ thống thông tin quản lý học sinh 160.000 đồng; Phí tài khoản học trực tuyến K12 online 100.000 đồng; Thể dục tự chọn 100.000 đồng.
Ngoài ra, có hai khoản thu khác không có trong Phiếu báo thu tiền là tiền Quỹ phụ huynh lớp 400.000 đồng/học sinh và tiền Quỹ phụ huynh trường 500.000 đồng/học sinh.
Trường THPT Tây Thạnh có 2.600 học sinh. Một số phụ huynh chia sẻ nếu vận động thành công và tất cả phụ huynh đều đóng thì riêng Quỹ phụ huynh trường sẽ được 1,3 tỷ đồng, đồng thời thắc mắc khoản tiền lớn này sẽ dùng như thế nào. Trong khi đó, một số phụ huynh không đồng ý với khoản thu quỹ này.
Ông Nguyễn Quang Đạt, Hiệu trưởng Trường THPT Tây Thạnh xác nhận đúng là nhà trường vận động phụ huynh đóng góp dựa theo tinh thần Thông tư 16 của Bộ GD-ĐT, quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Tuy nhiên, theo ông Đạt, việc đóng góp là tự nguyện chứ nhà trường không ép buộc, không áp mức đóng 500.000 đồng/học sinh.
"Có lẽ do giáo viên chủ nhiệm hoặc trưởng ban phụ huynh lớp giải thích không rõ ràng nên dẫn tới sự phản ứng của một số phụ huynh" - ông Đạt nói.
Cũng theo ông Đạt, Trường THPT Tây Thạnh có 2.600 học sinh nhưng không thể tính bình quân 500.000 đồng/em rồi "tính nhẩm" là sẽ thu được 1,3 tỷ đồng, vì phụ huynh có quyền đóng hoặc không đóng.
"Chắc chắn nhà trường cũng không thể thu được đến ngần đó tiền" - ông Đạt khẳng định.
Hiệu trưởng Trường THPT Tây Thạnh nhấn mạnh khoản tiền vận động được này sẽ dành để khen thưởng cho học sinh, xây dựng không gian văn hoá phục vụ giáo dục chính trị, chi cho các hoạt động văn hoá văn nghệ vì chủ trương của trường là xây dựng trường học thân thiện, tích cực, vui vẻ.
Đối với khoản quỹ lớp 400.000 đồng/học sinh, ông Đạt thừa nhận việc vận động này là sai. Do vậy, nhà trường sẽ chấn chỉnh các giáo viên chủ nhiệm, trả lại cho học sinh bởi "trong lớp không nên tồn tại khoản tiền này".
Đó là một trong những nội dung của Chỉ thị về thực hiện nhiệm vụ chủ yếu năm học 2021-2022 của ngành GD-ĐT Hà Nội mà UBND TP vừa ban hành.
" alt=""/>Trường học ở TP.HCM xin dừng vận động 1,3 tỷ quỹ phụ huynhNhóm 1: Học sinh học tại các trường ở thành phố Thủ Đức và các quận: 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân.
Nhóm 2: Học sinh học tại các trường ở các huyện: Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ.
Việc đề xuất tăng học phí sau 2 năm diễn ra dịch bệnh là vấn đề hết sức nhạy cảm. Tuy nhiên, quy định Khung học phí năm học 2022-2023 theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP hiện tại quy định mức sàn thu học phí đối với các địa bàn dân cư thành thị và nông thôn tương đương với nhóm 1 và nhóm 2 là 100.000 đến 300.000 ngàn đồng/học sinh/tháng đối với tất cả các bậc học. Đồng thời, mức học phí dự kiến hạn chế thấp nhất mức chênh lệch tăng tuyệt đối so với mức thu của năm học 2021-2022.
So sánh mức chênh lệch của khung mức thu 2022-2023 đề xuất so với mức thu trước đây, Sở GD-ĐT TP.HCM nhận định khung thu học phí đang đề xuất thực hiện là đúng quy định và phù hợp với điều kiện thực tế, khả năng đóng góp của người học, việc thu học phí góp phần tăng nguồn thu cho các cơ sở giáo dục và đào tạo, khuyến khích và luôn tạo điều kiện cho học sinh thuộc các diện chính sách có điều kiện được đi học, tạo được đồng thuận của các tầng lóp xã hội. Ngoài ra cũng góp phần với ngân sách nhà nước nâng cao mức đầu tư trên mỗi học sinh, bên cạnh đó còn có tác động đến điều tiết ngân sách đầu tư nhiều hơn ở nơi còn nhiều khó khăn, thực hiện tốt tính công bằng trong hệ thống giáo dục.
Có phát sinh chênh lệch mức thu học phí giữa các địa bàn quận nội thành và các huyện nội thành do mức thu các năm trước đây TP.HCM luôn duy trì mức thu học phí thấp và không tăng trong suốt 6 năm nay.
Khung học phí năm học 2022-2023 và từ năm học 2023-2024 đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, học phí không quá 2 lần mức trần học phí tại điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP; Đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, học phí không quá 2,5 lần mức trần học phí tại điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị đối với khoản a, điểm 2, điều 9 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP như sau:
Đối với cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở đào tạo khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông được áp dụng mức học phí tương đương với mức học phí của cơ sở giáo dục phổ thông công lập cùng cấp học trên địa bàn TP.HCM.
Mức thu học phí theo hình thức học trực tuyến (học online) bằng 50% mức thu học phí của các cơ sở giáo dục công lập đã được ban hành. Mức thu học phí được làm tròn đến đơn vị nghìn đồng.
" alt=""/>Học phí TP.HCM chính thức tăng gấp 5 lầnCụ thể, Hội phụ huynh dự trù kinh phí “chăm cô” trong năm học hết 54 triệu đồng, trong đó hàng tháng sẽ chuyển khoản cho giáo viên chủ nhiệm và bảo mẫu mỗi người 3 triệu đồng. Tổng mỗi người 27 triệu đồng/năm học.
Chi phí cho Ngày 20/11 và Tết Nguyên đán mỗi khoản là 19,6 triệu đồng. Các ngày này sẽ gửi phong bì cho giáo viên chủ nhiệm và bảo mẫu mỗi người 3 triệu đồng, phong bì cho hiệu trưởng 2 triệu đồng, hiệu phó 1 triệu đồng, 5 giáo viên bộ môn 5 triệu đồng, 4 bảo vệ mỗi người 500 nghìn đồng.
Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 và Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Hội phụ huynh lớp này cũng dự chi mỗi ngày 4,6 triệu đồng, trong đó bao thư cho giáo viên chủ nhiệm 2 triệu đồng, bảo mẫu 2 triệu đồng, lãng hoa 600 nghìn đồng.
Trong khi đó, chi phí cho các hoạt động của học sinh trong lớp rất ít. Trong dự chi chỉ có 11,7 triệu đồng cho sinh nhật học sinh. Các hoạt động cho học sinh như Halloween, Giáng sinh, Tết nguyên đán chi tổng cộng 9 triệu đồng. Ngoài ra, phụ huynh lớp cũng dự chi 7,1 triệu để mua sắm cơ sở vật chất.
Như vậy, trong 130,2 triệu đồng tiền quỹ lớp, kinh phí để chăm sóc giáo viên và bảo mẫu cùng lãnh đạo trường hết hơn 100 triệu đồng, khoảng 30 triệu để chăm lo các hoạt động cho học sinh.
Báo VietNamNetđã liên hệ với ông Phan Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu để tìm hiểu sự việc.
Ông Phong nhấn mạnh trong cuộc họp phụ huynh đầu năm vào ngày 25/9, ông đã thông tin đến tất cả các giáo viên, phụ huynh của trường là năm nay trường không thu bất kỳ khoản quỹ nào của phụ huynh. Trong biên bản cuộc họp phụ huynh của lớp 1/3, cũng thể hiện điều này.
Ngay khi nhận được phản ánh từ VietNamNet, ông Phong đã gọi giáo viên chủ nhiệm lớp 1/3 để tìm hiểu.
“Giáo viên chủ nhiệm nói trong cuộc họp phụ huynh đầu năm cũng không đề cập đến nội dung thu, nhưng sau đó trưởng ban phụ huynh có dự kiến thu mỗi em 1 triệu đồng để mua sắm trang thiết bị cho con. Đối với bảng thu chi này, ban phụ huynh tự trao đổi rồi đưa lên nhóm phụ huynh của lớp mà không thông qua giáo viên chủ nhiệm và nhà trường” - ông Phong cho biết.
Theo ông Phong, chính bản thân ông thấy "ngợp" khi đọc bảng dự kiến thu chi này. "Nhà trường đã nói rõ lớp 1 năm nay đã được cha mẹ học sinh năm trước để lại tất cả trang bị học tập. Học sinh lớp 5 ra trường tặng lại đồ và nhà trường dùng để trang bị cho các lớp sau nên không thu bất kỳ khoản nào" - ông Phong khẳng định.
Ông Phong cho hay ngay ngày mai (7/10), ông sẽ họp với Ban đại diện Cha mẹ học sinh và yêu cầu dừng thu các khoản này.