PGS.TS Đỗ Văn Dũng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, cho rằng có sự chênh lệch này do các tiêu chí xếp hạng không rõ ràng. Cụ thể như tiêu chí cơ sở vật chất chỉ dựa vào số m2/sinh viên là rất vô lý, bởi vì chất lượng của một trường đại học phụ thuộc vào trang thiết bị.
Đặc biệt những trường khối kỹ thuật, y sinh bắt buộc phải có trang thiết bị rất giá trị. Chưa kể những yếu tố khác như sự khai báo không thành thật, khai man số liệu, số liệu chưa được kiểm chứng, một số trường đang có dư luận về việc "mua" bài báo quốc tế, đứng tên chung bài báo với người nước ngoài để tính số lượng, trong khi đó nhóm xếp hạng không dựa vào tiền thưởng bài báo hàng năm của Bộ GD-ĐT.
Theo ông Dũng một điểm bất hợp lý của bảng xếp hạng là những trường đại học không được đánh giá cao về chất lượng, chất lượng thí sinh đầu vào rất kém, điểm chuẩn 14-15, thậm chí tuyển sinh không được thì xếp hạng rất cao. Trong khi đó, những trường có uy tín, có chất lượng thì xếp rất thấp. Điều này tạo ra sự bất bình trong dư luận là bảng xếp hạng không đúng thực chất.
VietNamNet có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Vinh San, sau khi nhóm công bố bảng xếp hạng.
Lý do nào khiến nhóm chọn các tiêu chí: Chất lượng được công nhận (30%), Dạy học (25%), Công bố bài báo khoa học (20%), Nhiệm vụ khoa học công nghệ và Sáng chế (10%), Chất lượng người học (10%), Cơ sở vật chất (5%) để xếp hạng các trường đại học. Lần đầu xếp hạng đại học Việt Nam, nhóm có tham khảo tiêu chí của các bảng xếp hạng quốc tế không?
Ông Nguyễn Vinh San:VNER (Viet Nam’s University Rankings)- Bảng xếp hạng các trường đại học của Việt Nam được xây dựng trên cơ sở tham khảo, kế thừa các tiêu chuẩn, tiêu chí của các bảng xếp hạng quốc tế và các nghiên cứu công bố xếp hạng của Việt Nam trước đây. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đưa vào các tiêu chuẩn, tiêu chí mang tính chất đặc thù của Việt Nam như: Tiêu chuẩn chất lượng được công nhận và Cơ sở vật chất.
Việc xác định các trọng số của tiêu chuẩn, tiêu chí thông qua việc chuẩn hóa và thử rất nhiều lần, dựa trên đồ thị phân bố chuẩn của Gauss để đi đến bộ trọng số phù hợp với thực trạng đại học Việt Nam hiện nay.
Sau khi công bố Bảng xếp hạng đại học đại học Việt Nam 2023, nhóm nhận được phản hồi như thế nào?
Sau khi công bố, chúng tôi đã nhận được nhiều phản hồi, góp ý của các chuyên gia, nhà quản lý, lãnh đạo các trường đại học. Bên cạnh sự ủng hộ, động viên nhóm thực hiện và chia sẻ, góp ý, đề ra giải pháp để phát triển của các chuyên gia thì nhóm cũng nhận được các ý kiến chưa ủng hộ hoặc nghi ngại về chất lượng của bảng xếp hạng, dữ liệu thu thập và phương pháp tính toán.
Chúng tôi trân trọng tất cả những ý kiến đó và tổng hợp để đánh giá, rút kinh nghiệm và tiếp thu để có thể hoàn thiện và phát triển trong thời gian tới. Chúng tôi cũng xác định đây là những bước đi đầu tiên và bảng xếp hạng cũng chỉ là một thước đo khác có thể tham khảo về chất lượng của một trường đại học.
Dư luận nghi ngờ về sự thiếu minh bạch cũng như có động cơ phía sau bảng xếp hạng mà nhóm công bố, ông nghĩ như thế nào về điều này?
Hiện tại, chúng tôi chưa tiếp nhận được những thông tin như vậy. Về động cơ và mục đích của nhóm đã được nhóm thể hiện rất rõ trên website của VNUR. Số lượng các trường đại học quan tâm đến chúng tôi cũng rất nhiều, dù một số trường chưa ủng hộ vì nghi ngờ về động cơ, chúng tôi không nghĩ nhiều về điều đó vì chúng tôi hoạt động hoàn toàn phi lợi nhuận.
Trong bảng xếp hạng nhóm công bố, những trường đại học vốn được đánh giá cao về chất lượng và được công chúng quan tâm như Trường ĐH Y Hà Nội, Trường Y Dược TP.HCM, … tại sao có thứ hạng khá thấp? Trong khi những trường từ trước đến nay ít được đánh giá cao như D.T; M.Đ.C, TSP K.T.H.Y… lại có thứ hạng khá cao. Ông có thể lý giải vì sao?
Tôi xin phép không trao đổi về một trường đại học cụ thể, vì đánh giá của bảng xếp hạng dựa trên một Bộ tiêu chuẩn với nhiều tiêu chí khác nhau, bên cạnh các trọng số của từng tiêu chí.
Chúng ta thường có tâm lý tự xếp hạng các trường dựa trên một vài yếu tố nhất định như: lịch sử hình thành, độ “hot” của ngành/lĩnh vực đào tạo hay điểm chuẩn đầu vào mà chưa có cái nhìn đầy đủ hơn về các lĩnh vực khác mà trường đại học phải thực hiện.
Trong xếp hạng thì các trường đa ngành hay các trường định hướng nghiên cứu sẽ có lợi thế hơn các trường chuyên ngành. Vì vậy, chúng tôi đã tạo ra bộ lọc để người dùng có thể so sánh các trường trong cùng lĩnh vực với nhau.
Việc xếp hạng được nhóm thực hiện từ thu thập thông tin trên website các trường đại học, vậy nhóm có tính tới những tình huống như một số trường khai man hồ sơ, trong khi đó một số trường khác thông tin chưa đầy đủ dẫn tới sự thiệt thòi khi xếp hạng?
Chúng tôi thu thập dữ liệu từ nhiều kênh khác nhau, trong đó có báo cáo công khai và đề án tuyển sinh hàng năm của các trường đại học. Đây là các báo cáo bắt buộc các trường phải công bố và chịu trách nhiệm giải trình xã hội. Vì vậy, chúng tôi không nghĩ các trường sẽ khai man vì các trường còn chịu sự giám sát từ chính cán bộ giảng viên và sinh viên của mình.
Chúng tôi chỉ xếp hạng 191 trường có đủ dữ liệu để xếp hạng. Các trường không thu thập đủ dữ liệu thì chúng tôi không đưa vào xếp hạng.
Từ bảng xếp hạng này, ông có đề xuất gì về sự thay đổi của giáo dục đại học? Các trường cần làm gì để đúng nghĩa - trường có thứ hạng cao là trường tốt?
Các nhân tôi mong muốn các trường đại học ở Việt Nam sẽ ngày càng minh bạch hóa thông tin, thực hiện tốt trách nhiệm giải trình xã hội của mình để mọi người có cái nhìn chính xác hơn về nhà trường.
Bên cạnh đó các trường phải không ngừng nâng cao chất lượng ở tất cả các lĩnh vực của nhà trường: Nhân lực, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, cơ sở vật chất, phục vụ cộng đồng… và thúc đẩy quốc tế hóa, vươn mình ra khu vực và quốc tế.
Khi các thông tin được minh bạch và tường minh thì xã hội sẽ không còn nghi ngờ về vị thứ xếp hạng của các trường đại học.
Thục Hiền từng bị chế giễu vì nặng gần 60kg, chân to và có sẹo. Người đẹp thổ lộ, chính siêu mẫu Minh Tú đã bênh vực và tạo nguồn động lực cho người đẹp tiếp tục theo đuổi đam mê. "Chị Tú đã kéo tôi ra khỏi vũng lầy của sự tự ti. Nếu không có chị lúc đó sẽ không có Thục Hiền tại Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2023".
Người đẹp mong muốn được truyền cảm hứng đến những bạn trẻ còn tự ti về khuyết điểm bản thân. "Tôi bị cười nhạo vì đôi chân to nhưng tôi đã vượt qua và tự hào vì đó là một đôi chân khỏe mạnh. Đừng lo lắng, sợ hãi những lời dè bỉu, chỉ cần bạn cố gắng, tin tưởng vào bản thân mọi vấn đề luôn có thể vượt qua", cô khẳng định.
Chân dài khâm phục người chuyển giới vì nghị lực phi thường, trải qua nhiều đau đớn, hy sinh để được sống đúng với con người của mình. Cô rất ủng hộ việc người chuyển giới tham gia các cuộc thi sắc đẹp hiện nay.
Đỗ Phong
Ông Huỳnh Tấn Nguyên - bố Hoa hậu Huỳnh Trần Ý Nhi (Ảnh: Mộc Khải).
Khi con gái đăng quang, ông Nguyên vừa mừng vừa xúc động xen lẫn lúng túng. Ông cho biết bản thân không dám đặt kỳ vọng Ý Nhi đoạt được vị trí cao như thế tại cuộc thi này.
Bố ruột tân hoa hậu chia sẻ: "Sau mỗi phần thi, đến lúc gọi tên các thí sinh vô top là tôi lại hồi hộp, không dám xem. Tôi đi ra ngoài, sau khi gọi tên thí sinh được vào vòng trong xong, tôi mới trở vào khán đài. Tôi cứ đi ra đi vào như vậy.
Đến giờ phút này, nhiều người cũng hỏi han về cảm xúc của tôi nhưng tôi hạnh phúc quá, không biết nói gì. Thật sự tôi chỉ muốn cảm ơn Ban Tổ chức, các đơn vị truyền thông đã mang đến sự may mắn cho con gái của tôi".
Bố ruột của tân hoa hậu cũng tiết lộ, khi con gái quyết định đăng ký thi Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2023, ông hoàn toàn ủng hộ. "Con gái đã vào đại học, đã trưởng thành nên cũng chỉ tham khảo ý kiến bố. Tôi thì luôn ủng hộ con", ông Nguyên nói.
Cận cảnh nhan sắc Hoa hậu Huỳnh Trần Ý Nhi (Ảnh: Ban Tổ chức).
Về phần Ý Nhi, cô hết sức tự hào khi nhắc đến bố của mình. Tân hoa hậu cho biết bố cô đang làm giám đốc một công ty xây dựng, mẹ là nội trợ. Ngoài ra, tân hoa hậu còn có 2 em gái. Trong mắt cô, bố là người bản lĩnh, chững chạc và tự tin.
"Tôi là con trưởng trong gia đình, từ nhỏ tôi đã luôn tự lập, biết suy nghĩ cho người khác, đặc biệt là gia đình và 2 đứa em của tôi. Khi lớn lên, tôi còn học tập được những đức tính tốt, sự bản lĩnh và tự tin của bố. Cũng chính nhờ sự tự tin và bản lĩnh đó mà tôi đã chạm đến ngôi vị hoa hậu", Ý Nhi bày tỏ.
Người đẹp sinh năm 2002 cho biết trong tương lai, dù có tiếp quản công việc của bố hay có hướng đi riêng cho mình, cô vẫn sẽ khắc ghi những điều tốt đẹp được học tập từ bố và tỏa sáng theo cách của mình.
Huỳnh Trần Ý Nhi sinh năm 2002 quê ở Bình Định. Cô cao 1,75m, số đo 3 vòng 79-59-89cm, hiện là sinh viên ngành Quản trị kinh doanh của trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TPHCM.
Trước khi đăng quang Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2023, Huỳnh Trần Ý Nhi từng đoạt giải Á khôi cuộc thi Duyên dáng Sinh viên Bình Định 2022.
" alt=""/>'Bố giám đốc' của Hoa hậu Ý Nhi: Đi cùng 30 người, không dám xem con thi