Các nữ giáo viên Trung học cơ sở và Trung học phổ thông sau khi nghỉ hậu sản vào sẽ tiếp tục được Ban giám hiệu bố trí dạy lại bình thường mà không gặp khó khăn, trở ngại gì. Nhưng đối với nữ giáo viên Tiểu học, sau khi nghỉ hậu sản họ thường không có lớp dạy, nhiều giáo viên phải chờ đợi.
Có người đợi hết năm học đó nhưng cũng có người phải chờ đợi mất vài năm sau mới có lớp để dạy.
Từ thực trạng này mà nảy sinh một số vấn đề tiêu cực trong nội bộ của một số nhà trường, khiến không ít giáo viên phải âm thầm ngậm ngùi chịu đựng.
“Vật vờ” sau 6 tháng nghỉ hậu sản
Ở bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, mỗi bộ môn thường có nhiều giáo viên. Khi giáo viên này có việc hoặc nghỉ hậu sản thì Ban giám hiệu nhà trường bố trí các giáo viên khác dạy thay thế. Có thể trong thời điểm tổ chuyên môn có giáo viên nghỉ thì giáo viên khác dạy quá số tiết quy định, nhưng khi có giáo viên vào thì họ sẽ được bố trí số tiết ít lại để cân đối lại số tiết trong một năm học.
![]() |
Ở cấp Tiểu học, theo biên chế hiện nay, ngoài giáo viên Ngoại ngữ, Âm nhạc, Mỹ Thuật, Thể dục thì các giáo viên khác là chủ nhiệm lớp, dạy những môn học còn lại |
Việc “bù qua lấp lại” như vậy rất bình thường và ai cũng dễ dàng thông cảm, chấp nhận sự phân công của nhà trường. Bởi, ai cũng hiểu chuyện thai sản là chuyện đương nhiên của người phụ nữ nên gần như không có vấn đề gì phải thắc mắc cả.
Tuy nhiên, ở cấp Tiểu học lại hoàn toàn khác. Bởi, theo biên chế hiện nay, ngoài giáo viên các môn chuyên (Ngoại ngữ, Âm nhạc, Mỹ Thuật, Thể dục) thì các giáo viên khác là chủ nhiệm lớp, dạy những môn học còn lại. Chính vì vậy, nếu khi có người nghỉ hậu sản cũng đồng nghĩa lớp học đó không có giáo viên.
Vì thế, bắt buộc nhà trường phải điều giáo viên dự trữ hoặc tuyển thêm người mới thay thế để duy trì việc giảng dạy cho học sinh.
Do đó, khi giáo viên hết thời kỳ nghỉ thai sản, đương nhiên họ sẽ không còn lớp dạy trong năm học đó.
Họ sẽ trở thành giáo viên dự trữ cho nhà trường, có thể là dự trữ hết năm học đang dở và cũng có thể sẽ dự trữ nhiều năm cho tới khi có giáo viên trong trường nghỉ hưu, nghỉ hậu sản tiếp theo hoặc cơ cấu lớp được tăng lên thì mới có lớp.
Công việc của họ là hàng ngày đến trường ngồi hết giờ hành chính và làm một số công việc lặt vặt do Ban giám hiệu bố trí, hoặc hôm nào có giáo viên bệnh, bận đột xuất nghỉ thì lên lớp đó dạy thế.
Bạn bè của tôi có một số cô đang giảng dạy ở cấp Tiểu học. Sau mỗi kỳ nghỉ hậu sản mà năm học chưa kết thúc là đều phải “vật vờ” ở trường một thời gian dài mới có lớp dạy lại.
Có cô thì được phân công làm giám thị, cô thì dạy thủ công, cô thì dạy Mỹ thuật (thay giáo viên nghỉ hậu sản). Có cô thì làm những việc không tên trong nhà trường như trực thay giáo viên Tổng phụ trách Đội trong những ngày họ nghỉ, họp, đi công tác, có khi được phân công đem học sinh đi thi các phong trào của trường ở những đơn vị bạn…
Tóm lại, chuyện gì có thể giao được là Ban giám hiệu nhà trường giao cho. Thậm chí, có những giáo viên phải dạy tăng cường ở những đơn vị khác trên cùng địa bàn khi Phòng Giáo dục có công văn điều động.
Cuộc chạy đua ngầm
Chính từ chuyện thừa người kiểu này, nên có cuộc chạy đua ngầm giữa một số giáo viên trong trường với nhau.
Người vừa mới nghỉ vào trường muốn năm mới có lớp dạy, người đang dạy thế cũng muốn được duy trì công việc của mình. Thậm chí, một số giáo viên “có vấn đề” trong giảng dạy cũng được nhà trường lưu ý cắt lớp cho người khác dạy.
Vậy nên, chỉ một vị trí thừa nhưng có nhiều giáo viên phải “quan tâm” gặp gỡ các thành viên Ban giám hiệu, để mình không nằm trong vị trí “dự trữ” đó.
Phải thừa nhận một điều là ngay cả Ban giám hiệu cũng có những khó khăn trong việc phân công nhân sự khi trong trường có giáo viên nghỉ hậu sản.
Chính vì sự khó khăn trên nên một số giáo viên ở thành phố rất ngại sinh con. Bởi sinh xong, họ không chỉ gặp khó khăn về chuyện tìm lại lớp dạy cho mình, mà đôi lúc còn phải phát sinh thêm một số kinh phí để “gặp gỡ” người này, người kia nhằm xin xỏ, tác động cho việc dạy lại.
Vì thế, cuộc chạy đua ngầm giữa một số nữ giáo viên Tiểu học vẫn xảy ra khi có giáo viên hết thời gian nghỉ thai sản.
Ngoài công việc hàng ngày thì vai trò, thiên chức cao quý của người phụ nữ là có gia đình và sinh con. Song, sự khó khăn của nữ giáo viên Tiểu học sau sinh con lại là chuyện tìm lại công việc hàng ngày cho mình. Đây là thực trạng đã và đang xảy ra ở một số trường Tiểu học cần các cấp có sự quan tâm thích đáng hơn.
Nguyễn Đăng
Trẻ trung, tràn đầy năng lượng và rực lửa nghề là điểm mạnh của các giáo viên trẻ.
" alt=""/>Giáo viên tiểu học long đong tìm lại lớp dạy sau kì nghỉ hậu sảnNgày đó, đám cưới diễn ra khi cả hai đều đã trưởng thành, đủ chín chắn để quyết định và sắp xếp cuộc sống riêng. Hai bên gia đình đều vun vén, chúc phúc cho chúng tôi.
Hai vợ chồng hòa hợp từ ngoại hình đến tính cách, quan điểm sống. Bất cứ vấn đề gì trong hôn nhân đều được chúng tôi ngồi lại cùng tìm cách tháo gỡ.
Năm ngoái, trong cuộc bình bầu gia đình văn hóa của địa phương, gia đình tôi vinh dự được chọn và trao bằng khen.
Thế nhưng, tôi không thể ngờ, cuộc hôn nhân đó sắp rơi xuống vực thẳm khi chồng phản bội tôi một cách đau đớn.
Ông bà nội ở xa, khi chuẩn bị sinh cháu thứ 2, tôi thuê một người giúp việc qua trung tâm giới thiệu việc làm.
Cô ấy tên Thắm, bằng tuổi tôi, đã ly hôn nên gửi con cho người thân nuôi, lên thành phố làm.
Thắm sạch sẽ, biết việc, nhờ cô ấy mà tháng cuối thai kỳ, tôi không còn cảm thấy mệt mỏi hay khó chịu nữa.
Mọi việc chăm con gái lớn của tôi, Thắm làm đâu ra đấy. Thỉnh thoảng, Thắm hay mua kẹp tóc hoặc dạy con bé vẽ tranh.
Con tôi tỏ ra quý mến cô giúp việc. Tối đến không đòi ngủ với bố mẹ mà ôm gối sang phòng nằm cùng Thắm. Tôi hoàn toàn yên tâm giao con gái cho giúp việc chăm sóc.
Tôi chuyển dạ, sinh được cậu con trai bụ bẫm nhưng ca sinh khó khiến sức khỏe tôi yếu trầm trọng.
Thông thường người ta nằm viện 7 ngày là ra nhưng tôi được bác sĩ yêu cầu ở lại thêm 4 ngày nữa theo dõi vết mổ.
Về nhà, con bé quấy khóc đêm, con lớn nghịch ngợm, tôi bị trầm cảm, cáu gắt cả với chồng.
Sau sinh 1 tháng, mặc dù có gúp việc hỗ trợ nhưng tôi gầy rộc đi. Mẹ đẻ ở quê lên thăm, xót xa, bảo đón ba mẹ con tôi sang nhà, bà chăm cho mấy tháng ở cữ, đưa cả Thắm về cùng.
Nhưng về đó, con gái lớn tôi phải nghỉ học ở trường, như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc học tập của cháu, tôi thực tâm không muốn. Hơn nữa mỗi mình chồng tôi trên Hà Nội, lại vất vưởng, ăn cơm đường cháo chợ.
Thương chồng, tôi định từ chối nhưng anh động viên tôi về. Chồng bảo để tôi và con nhỏ về quê ngoại vài tháng. Còn con gái lớn trên này đi học.
Thắm sẽ cơm nước cho hai bố con. Thấy phương án chồng đưa ra hợp lý, tôi thu xếp hành lý về quê với mẹ.
Mẹ tôi làm y tá nghỉ hưu nên bà có nhiều kinh nghiệm chăm trẻ sơ sinh và nấu đồ ăn cho sản phụ.
Ở với bà, sức khỏe tôi bình phục nhanh chóng. Cuối tuần, chồng đều tranh thủ mua quà và đưa con gái về thăm hai mẹ con. Mấy lần về thăm, chồng còn đề cập việc tăng lương cho giúp việc lên 5 triệu đồng.
Lần nào anh cũng xuýt xoa, bày tỏ sự mong nhớ. Anh hẹn, cuối tuần sẽ về đón hai mẹ con. Nhưng đến ngày hẹn, anh báo bận họp công ty, không về kịp, nhắn tôi để tuần sau.
Tôi lại nóng lòng muốn về nhà. Vì thế không cần gọi lại cho chồng, tôi ôm con, bắt xe lên thành phố.
Về đến nơi, mọi thứ im ắng, dường như không có ai. Tôi đoán chắc Thắm đi chợ nên không gọi.
Xe ô tô của chồng vẫn đậu ngoài cổng. Tôi thấy hơi lạ vì anh báo đi học, sao lại về giờ này. Vào nhà, con trai vẫn ngủ ngon lành trên tay, tôi khe khẽ đặt con xuống chiếc xe đẩy còn mình xách đồ lên tầng.
Vừa đẩy cửa phòng ngủ, tôi chết lặng thấy Thắm và chồng mình ôm nhau ngủ trên chiếc giường của hai vợ chồng.
Tận mắt chứng kiến cảnh đó, tôi khóc ngất, tim đau như ai cào xé. Tôi la hét, hai người họ giật mình tỉnh giấc.
Chồng tái mặt, quỳ xuống ôm chân tôi xin lỗi. Anh nói rằng chỉ một phút yếu lòng, bị Thắm lả lơi mới phạm sai lầm.
Trong khi đó, Thắm mỉm cười đắc ý.
Những giọt nước mắt tuôi rơi, tôi đuổi họ ra khỏi nhà. Hiện tại tôi vẫn chưa thể bình tâm trở lại. Hình ảnh đó ám ảnh tôi cả trong giấc ngủ.
Chồng tự hành hạ bản thân, ngày nào cũng xin tôi cho anh quay về nhà. Tôi phải làm sao để vượt qua giai đoạn này? Liệu có nên tha thứ cho chồng hay không? Bao kỷ niệm hạnh phúc năm xưa cứ ùa về khiến tôi nhức nhối. Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Mời độc giả tham gia bình luận gỡ rối cho các bài viết trong chuyên mục "Tâm sự" bằng cách nhập nội dung bình luận phía cuối bài và ấn nút "Gửi bình luận", hoặc gửi chia sẻ về địa chỉ email: [email protected] (ghi chú tên bài viết). Các bài viết thú vị, có giá trị sẽ được chọn đăng trên chuyên mục và nhận nhuận bút từ Tòa soạn. Trân trọng cảm ơn!" alt=""/>Ngoại tình: Giúp việc 'đắc thắng' sau khi vợ ôm con về nhà ngoạiThực hiện tốt vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp và NLĐ, Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) tỉnh đã đẩy mạnh CĐS, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kết nối cung - cầu lao động, tư vấn, giới thiệu việc làm cho NLĐ.
Bên cạnh việc tổ chức phiên giao dịch việc làm thường kỳ 2 lần/tháng và các phiên giao dịch lưu động tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các địa phương trong toàn tỉnh, Trung tâm DVVL tỉnh đã tổ chức sàn giao dịch việc làm online, phỏng vấn lao động xuất khẩu trực tuyến thông qua website, các trang mạng xã hội Facebook, Zalo… do trung tâm quản lý.
Từ năm 2023, trang website cung cấp thông tin về thị trường việc làm của trung tâm với tên miền vieclamvinhphuc.gov.vn được nâng cấp, đổi mới; các danh mục được thiết kế theo hướng tinh gọn, dễ nhìn.
Không chỉ đăng tải thông tin về các vị trí việc làm trong nước, chương trình xuất khẩu lao động và du học, trung tâm còn cung cấp tới NLĐ và doanh nghiệp thông tin về xu hướng của thị trường lao động; những ngành, nghề nổi bật hiện nay; hướng dẫn cách viết hồ sơ ứng tuyển; kỹ năng trả lời phỏng vấn…
"Thông qua website của trung tâm, các doanh nghiệp có thể tự đăng tải nhu cầu tìm kiếm lao động, ngược lại, NLĐ cũng có thể trực tiếp đăng tải hồ sơ ứng tuyển của mình. Các thông tin được trung tâm kiểm tra, giám sát nhằm tăng độ chính xác, độ bảo mật trước khi đăng tải công khai trên website". Giám đốc Trung tâm DVVL tỉnh Đặng Phú XuyênVới lượng truy cập đạt khoảng 1.000 lượt/ngày, website vieclamvinhphuc.gov.vn là kênh kết nối hiệu quả giúp nhà tuyển dụng và NLĐ dễ dàng tiếp cận, tăng khả năng tìm kiếm được việc làm phù hợp với năng lực, trình độ của NLĐ và nhu cầu của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Trung tâm DVVL tỉnh chú trọng đầu tư, nâng cấp các trang thiết bị, hạ tầng kỹ thuật phục vụ CĐS; phát triển hệ thống phần mềm tư vấn, giới thiệu việc làm trên các nền tảng IOS, Android; bố trí cán bộ, nhân viên trực website 24/24h hoặc tư vấn thông qua tổng đài 1900.866.646 nhằm kịp thời tư vấn, hỗ trợ tối đa doanh nghiệp, NLĐ khi có nhu cầu tuyển dụng nhân sự và tìm kiếm việc làm.
Thông qua các nền tảng số, tỷ lệ NLĐ tìm kiếm được việc làm mới phù hợp ngày càng cao. 6 tháng đầu năm, trung tâm đã tổ chức 16 phiên giao dịch việc làm cố định, lưu động, trực tuyến kết nối trong tỉnh và tới các tỉnh bạn; tư vấn việc làm cho hơn 10.600 lượt người; giới thiệu việc làm cho hơn 1.800 lượt người, trong đó có gần 500 lượt tư vấn trực tuyến; cung ứng gần 600 lao động làm việc cho các doanh nghiệp trong nước, điển hình như Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam, Công ty TNHH Compal Việt Nam, Công ty TNHH Solum Vina…
Đẩy mạnh CĐS trong tư vấn, giới thiệu việc làm cho thanh niên, cùng với việc đăng tải thông tin về nhu cầu tuyển dụng, vị trí việc làm của các doanh nghiệp trên các trang mạng xã hội Facebook, Zalo, từ năm 2023, Trung tâm DVVL thanh niên tỉnh (Tỉnh Đoàn) đã triển khai ứng dụng số i-HR do Trung ương Đoàn và Công ty cổ phần Cung ứng nhân lực chất lượng cao (CLC) ký kết thỏa thuận.
Ứng dụng có khả năng tương thích trên cả 2 hệ điều hành iOS và Android, giúp kết nối trực tiếp NLĐ, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp cùng tương tác trên một sàn điện tử. Hiện nay, ứng dụng i-HR đã có hàng nghìn tài khoản của thanh niên trong tỉnh và hàng chục tài khoản của doanh nghiệp đăng ký tham gia.
Thông qua dữ liệu của các tài khoản đăng ký, ứng dụng sẽ tự động phân tích thông tin, định hướng kết nối giữa các đối tượng bằng trí tuệ nhân tạo AI, đáp ứng nhu cầu về tìm kiếm việc làm và tuyển dụng nhân sự của NLĐ, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Vừa qua, trong “Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm, du học và xuất khẩu lao động cho thanh niên năm 2024” do Tỉnh Đoàn tổ chức, thông qua ứng dụng i-HR, đã có hơn 2.000 đoàn viên, thanh niên được tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm.
Với nhiều giải pháp đổi mới, sáng tạo trong giải quyết việc làm cho NLĐ, đặc biệt, tập trung vào việc đẩy mạnh CĐS để kết nối cung - cầu lao động, 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 13.700 lao động, đạt 81% kế hoạch năm 2024, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó, có hơn 520 NLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, các cấp, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh CĐS trong lĩnh vực lao động, việc làm; khai thác tối đa tiện ích các mạng xã hội trong việc tư vấn, giới thiệu việc làm; đẩy mạnh tuyên truyền tới người dân về những tiện ích, hiệu quả của nền tảng số trong tư vấn, giới thiệu việc làm…" alt=""/>Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả kết nối cung