![]() |
Mark Zuckerberg điều trần qua video trước Hạ viện Mỹ vào cuối tháng 7. Ảnh: Bloomberg. |
Cách Facebook "mua để giết"
Để mô tả hành vi "mua để giết" các đối thủ của Facebook, báo cáo này trích dẫn đoạn nói chuyện giữa CEO Facebook Mark Zuckerberg và Giám đốc tài chính của công ty này về việc mua lại Instagram với giá 1 tỷ USD.
"Một cách nhìn về vụ này là chúng ta đang bỏ tiền để mua thời gian. Kẻ cả khi có những kẻ cạnh tranh mới, mua Instagram sẽ cho chúng ta khoảng một năm hoặc hơn để tích hợp những điểm mạnh trước khi bất kỳ ai có thể đạt tới quy mô của Instagram", báo cáo này trích lời CEO Mark Zuckerberg.
Trong cuộc nói chuyện giữa Mark Zuckerberg và nhà đồng sáng lập Instagram Kevin Systrom, CEO Facebook được cho là đã đe dọa Instagram sẽ "phải nhận hậu quả" nếu như từ chối lời đề nghị của Facebook.
![]() |
Sau 6 năm bị Facebook mua lại, cả 2 nhà sáng lập của Instagram đã rời công ty này vì mâu thuẫn với Mark Zuckerberg. Ảnh: New York Times. |
"Sẽ có lúc anh nhận ra rằng anh thực sự muốn làm việc với chúng tôi. Đó có thể là một vụ mua bán, hoặc tích hợp sâu qua Open Graph, sử dụng API của chúng tôi, hoặc cũng có thể là không hợp tác gì cả. Tất nhiên là trong lúc đó, chúng tôi cũng sẽ phát triển chiến lược về ảnh riêng của mình, nên cách chúng ta hợp tác bây giờ sẽ ảnh hưởng tới việc chúng ta sẽ là đối tác hay đối thủ trong tương lai", CEO Facebook nói với đối thủ tiềm năng lúc đó.
Báo cáo cũng trích dẫn những cuộc hội thoại tương tự giữa Mark Zuckerberg và các quản lý cấp dưới khi nói về WhatsApp, ứng dụng nhắn tin mà Facebook mua lại với giá 19 tỷ USD năm 2014. CEO Facebook cho rằng công ty này vẫn có cơ hội để phát triển ứng dụng nhắn tin với số lượng người dùng khổng lồ, nhưng "cơ hội đó sẽ không tồn tại mãi mãi". Mark Zuckerberg nhận xét Facebook sẽ chỉ có chưa tới một năm trước khi phải cạnh tranh trực tiếp với WhatsApp.
Sự độc quyền về dữ liệu của Facebook
Với quy mô người dùng các dịch vụ lên tới hơn 3 tỷ, Facebook sở hữu lượng dữ liệu khổng lồ từ người dùng, nhiều hơn bất kỳ mạng xã hội cạnh tranh nào khác.
Việc sở hữu lượng dữ liệu quá lớn có tác dụng kép đối với Facebook. Càng có nhiều dữ liệu, Facebook càng có thể tạo ra những trải nghiệm cá nhân hóa hơn với người dùng, qua đó lôi kéo thêm người dùng mới và khiến người dùng cũ gắn bó hơn với dịch vụ của họ.
"Lợi thế về dữ liệu của Facebook do vậy ngày càng tăng lên theo thời gian, giúp vị thế số một của họ trên thị trường càng vững chắc hơn và khiến các nền tảng mới gặp khó hơn để đưa ra trải nghiệm người dùng tương tự", báo cáo này cho biết.
![]() |
Theo báo cáo này, sự độc quyền về dữ liệu của Facebook tạo cơ hội cho các nội dung thù hận, tin giả phát triển. Ảnh: New York Times. |
Thậm chí, sự cạnh tranh giữa các dịch vụ của Facebook còn lớn hơn sức cạnh tranh từ những dịch vụ bên ngoài. Instagram là một ví dụ. Dịch vụ chia sẻ hình ảnh này đã tăng trưởng quá nhanh, khiến Mark Zuckerberg lo ngại và phải đưa ra những biện pháp để Facebook cũng được hưởng lợi từ Instagram, như hợp nhất dịch vụ nhắn tin trên cả 3 nền tảng.
Do sở hữu quá nhiều dữ liệu, Facebookcũng trở nên thiếu tôn trọng dữ liệu người dùng. Điều đó tạo ra cơ hội cho tin giả, các nội dung thù hận phát triển trên các nền tảng của công ty này. Báo cáo của Hạ viện Mỹ đề xuất một hình thức tương tác, chia sẻ dữ liệu giữa các nền tảng lớn, cho phép các dịch vụ mới có lợi thế cạnh tranh tốt hơn.
"Quan trọng nhất, việc chia sẻ dữ liệu sẽ phá vỡ hiệu ứng mạng lưới, cho phép một công ty mới nhận được lợi thế từ mạng lưới đang tồn tại ở mức độ thị trường chứ không phải mức độ sở hữu của một công ty. Nó cũng sẽ giảm chi phí chuyển đổi nền tảng cho người dùng, bằng cách đảm bảo họ không bị mất dữ liệu khi chuyển từ một mạng lưới này sang mạng lưới khác", báo cáo này đề xuất.
Theo Zing
Tiểu ban chống độc quyền Hạ viện Mỹ vừa công bố báo cáo sau 16 tháng điều tra Apple, Amazon, Facebook và Google.
" alt=""/>Facebook dùng sức mạnh độc quyền để tìm, diệt đối thủ cạnh tranhCộng dồn từ đầu năm 2021, tổng lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu về Việt Nam đạt 104.025 chiếc tương ứng giá trị kim ngạch đạt trên 2,3 tỷ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, xe nhập khẩu đã tăng 92,5% về lượng và tăng 90,6% về giá trị.
Nhiều chuyên gia về thị trường ô tô nhận định, với tình hình dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp như hiện nay, nhiều doanh nghiệp khó khăn trong việc nhập khẩu và bán hàng thì lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu còn tiếp tục lao dốc trong nhiều tháng tới.
Hoàng Hiệp
Bạn hài lòng hay thất vọng với chiếc xe đầu tiên của mình? Hãy chia sẻ câu chuyện mua ô tô lần đầu tiên của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Sau một tháng giảm sâu, trong tháng 7/2021 vừa qua, lượng ô tô nhập khẩu về Việt Nam tăng đến 11% về số lượng nhưng giảm nhẹ về giá trị kim ngạch. Giá trị trung bình mỗi xe giảm, chỉ còn khoảng 450 triệu đồng/chiếc.
" alt=""/>Ô tô nhập khẩu tháng 8 giảm mạnhTheo cơ quan công an, thời gian qua địa bàn Hà Nội xuất hiện một số công ty lợi dụng danh nghĩa công ty cổ phần mua bán nợ để hợp thức hóa việc đòi nợ thuê.
Nhóm này mua tên miền trang web, lập trang Facebook để quảng cáo hoạt động, mua lại các khoản nợ "xấu", nợ khó đòi. Sau đó, các công ty cho nhân viên đi gửi thông báo đến con nợ, đến công an cơ sở về thời gian đến làm việc.
Nhân viên sẽ mặc đồng phục, đeo thẻ công ty, đi ô tô có dán chữ "Công ty mua bán nợ" đến đỗ tại nhà con nợ để thị uy, đồng thời đi đông người gây sức ép, chửi bới, đe dọa con nợ. Nếu con nợ chây ỳ không trả, nhân viên "ăn nằm" tại nhà, buộc con nợ phải viết cam kết trả tiền theo kế hoạch, lộ trình đưa ra.
Một trong những công ty có mô hình hoạt động như trên là Công ty mua bán nợ Hưng Thịnh.
Năm 2010, bà Lê Thị M. (quê Vĩnh Phúc) góp khoản tiền 2,5 tỷ đồng để kinh doanh cùng với anh Đ.T.A (trú tại Hà Nội). Do công ty làm ăn thua lỗ, bà M nhiều lần gặp vợ chồng anh A để đòi số tiền góp vốn nhưng không được.
Qua mạng internet, bà M. tìm hiểu và biết đến Công ty mua bán nợ Hưng Thịnh có trụ sở tại Cầu Giấy, Hà Nội nên chủ động liên hệ để thỏa thuận đòi số tiền trên.
Tháng 10/2022, bà M. ký hợp đồng với Công ty mua bán nợ Hưng Thịnh Hà Nội, bán khoản nợ 2,5 tỷ đồng để công ty đi thu hồi nợ.
Thực tế, đây chỉ là hợp đồng giả cách, hai bên không thanh toán tiền mua nợ, hợp đồng nhằm hợp pháp hóa việc đi đòi tiền. Bản chất là đòi nợ thuê, khi đòi được hai bên ăn chia 50/50.
Sau khi ký hợp đồng, nghi phạm Tống Văn Vịnh chỉ đạo và trực tiếp cùng nhiều người đến nhà anh A. để đe dọa, chửi bới, gây sức ép trả số tiền 2,5 tỷ đồng. Vịnh đọc và yêu cầu anh A. viết giấy nợ và hẹn phải trả trước 200 triệu đồng.
Do anh A. chưa trả được, Vịnh cùng nhân viên nhiều lần kéo đến nhà, gọi điện đe dọa.
Ngày 31/10, khi Vịnh viết phiếu thu tiền và nhận số tiền 50 triệu đồng từ anh A. thì bị công an bắt giữ.
" alt=""/>Bắt phó giám đốc Công ty mua bán nợ Hưng Thịnh Hà Nội cùng 8 đàn em