KT Corp, hãng viễn thông lớn thứ hai Hàn Quốc, gần đây tăng mức trợ cấp thôi việc tối đa cho người nghỉ hưu sớm từ 330 triệu won (238.000 USD) lên 430 triệu won.
Công ty cũng chi trả trợ cấp nghỉ việc tự nguyện cho những nhân viên đã làm việc hơn 15 năm và nhận đơn xin nghỉ hưu tự nguyện cho đến ngày 4/11.
Giới quan sát nhận xét những nỗ lực tái cấu trúc sẽ giúp KT thu hẹp quy mô và tạo không gian để tuyển dụng lực lượng lao động mới, tập trung vào các công nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn.
So với các đối thủ, số lượng nhân viên của KT đặc biệt đông đảo. Theo báo cáo bán niên, tính đến tháng 6/2024, KT có tổng cộng 19.370 người, trong đó 753 lao động hợp đồng.
SK Telecom, nhà mạng không dây lớn nhất nước, tuyển dụng 5.741 người, bao gồm 310 nhân viên hợp đồng, còn LG Uplus có 10.695 nhân viên, bao gồm 226 nhân viên hợp đồng.
"Độ tuổi trung bình của nhân viên tại các công ty viễn thông có xu hướng cao hơn so với các ngành khác, do tính chất ổn định của doanh nghiệp, chủ yếu tập trung vào thuê bao di động", một quan chức trong ngành cho biết.
Chương trình hưu trí tình nguyện của SKT có tên Next Career. Công ty vừa tăng trợ cấp thôi việc cho nhân viên trên 50 tuổi, từ 50 triệu won ban đầu lên tới 300 triệu won.
LG Uplus cũng nhận đơn xin thôi việc tự nguyện trong năm 2022 đối với những nhân viên đã phục vụ hơn 10 năm và trên 50 tuổi.
(Theo Korea Herald)
" alt=""/>Nhà mạng Hàn Quốc khuyến khích nhân viên nghỉ hưu sớmMặt khác, năm 2022, Bộ TT&TT đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt "Chiến lược phát triển bưu chính đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030". Chiến lược này đã xác định rõ quan điểm: Phát triển bưu chính thành một trong các hạ tầng quan trọng, thiết yếu của quốc gia. Hạ tầng bưu chính được sử dụng để cung ứng các sản phẩm, dịch vụ bưu chính và các sản phẩm, dịch vụ khác; tham gia phòng, chống thiên tai, dịch bệnh và các trường hợp khẩn cấp, trong đó lấy mạng bưu chính công cộng làm nòng cốt.
“Chủ trương, định hướng đã có, tầm quan trọng của lĩnh vực bưu chính cũng đã được khẳng định. Chúng tôi muốn lắng nghe ý kiến của Sở TT&TT để Bộ chỉ đạo Vụ Bưu chính và các đơn vị liên quan sớm hoàn thiện, trình Chính phủ dự thảo Luật Bưu chính sửa đổi”,Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương chia sẻ.
Đại diện Vụ Bưu chính (Bộ TT&TT) cho biết thêm, chiến lược phát triển bưu chính là chiến lược độc lập cấp quốc gia đầu tiên của lĩnh vực bưu chính, mang một khát vọng và tầm nhìn lớn của lĩnh vực khi xác định đến năm 2030, bưu chính phải trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số.
“Vì thế, việc rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Luật Bưu chính 2010 cũng là nhiệm vụ quan trọng đã được xác định trong chiến lược, tạo cơ sở pháp lý để lĩnh vực bưu chính sớm đạt được mục tiêu, tầm nhìn như chiến lược đã đề ra”, đại diện Vụ Bưu chính cho hay.
Đề xuất sửa phạm vi, điều kiện cấp phép bưu chính
Trao đổi tại hội nghị, đại diện các Sở TT&TT đều thống nhất rằng, đã đến lúc cần xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Bưu chính 2010 nhằm giải quyết những tồn tại, hạn chế, đảm bảo quy định pháp luật bưu chính phù hợp hơn với tình hình mới.
Đánh giá tổng kết công tác thi hành Luật Bưu chính 2010, bên cạnh việc điểm ra những kết quả đạt được trong hơn 13 năm qua, đại diện Vụ Bưu chính cũng nêu ra 8 nhóm vấn đề được tổng hợp, khái quát từ ý kiến của các bộ, ngành và địa phương, bao gồm: chồng lấn giữa bưu chính và vận tải hàng hóa; phạm vi cấp giấy phép bưu chính; điều kiện cấp giấy phép bưu chính; bảo đảm an toàn, an ninh bưu chính; chất lượng dịch vụ bưu chính; dịch vụ bưu chính công ích; quản lý doanh nghiệp nhận nhượng quyền thương mại trong bưu chính; quản lý mô hình kinh doanh mới.
Nêu quan điểm của một đơn vị trực tiếp quản lý lĩnh vực bưu chính tại địa phương, đại diện Sở TT&TT TP.HCM cho rằng, việc sửa đổi Luật Bưu chính phải làm sao để vừa thúc đẩy phát triển lĩnh vực, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia thị trường bưu chính, vừa đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho người dùng và an ninh bưu chính, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội quốc gia.
Về vấn đề cụ thể, bên cạnh đề xuất quy định các đơn vị kinh doanh dịch vụ thư, bưu gửi có địa chỉ đều phải cấp phép, đại diện Sở TT&TT TP.HCM cũng kiến nghị Luật Bưu chính sửa đổi có quy định cụ thể về các điều kiện để các đơn vị được cấp phép kinh doanh dịch vụ bưu chính như về tài chính, nhân sự, hạ tầng song không nên đưa quy định về ký quỹ. Đồng thời, để bảo đảm an toàn, an ninh bưu chính, cần yêu cầu doanh nghiệp phải ứng dụng công nghệ số trong quản lý dữ liệu của doanh nghiệp.
Từ thực tế công tác quản lý nhà nước lĩnh vực bưu chính tại Hà Nội, đại diện Sở TT&TT Hà Nội nhận xét: một bất cập hiện nay là cơ quan quản lý nhà nước đang quản lý chặt số ít doanh nghiệp, trong khi số lượng lớn doanh nghiệp hoạt động theo nội dung của văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính thì khó quản lý. Vì thế, Sở TT&TT Hà Nội đề xuất phương án gộp Giấy phép bưu chính và Văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính thành 1 loại giấy phép là Giấy phép bưu chính để quản lý chặt các doanh nghiệp được cấp phép.
“Việc này cũng phù hợp với xu hướng hiện nay khi thương mại điện tử phát triển và bưu chính là hạ tầng của thương mại điện tử, phù hợp với Luật Đầu tư, xác định kinh doanh dịch vụ bưu chính là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và không phân biệt dịch vụ thư hay gói, kiện”, đại diện Sở TT&TT Hà Nội phân tích.
Khẳng định sẽ tích cực phối hợp với Vụ Bưu chính trong quá trình sửa đổi Luật Bưu chính 2010, đại diện Cục An ninh chính trị nội bộ - A03 (Bộ Công an) thông tin thêm về tình trạng nhiều doanh nghiệp được cấp phép nhưng không trực tiếp đứng ra kinh doanh, mà nhượng quyền, đi thuê các cá nhân hoạt động và tiếp nhận thư, bưu gửi như 1 doanh nghiệp bưu chính, nhưng hoàn toàn bỏ qua khâu kiểm tra bưu gửi. Thực tế này, theo đại diện A03, đang là một vấn đề đặt ra với công tác quản lý, cần thiết đưa vào Luật Bưu chính sửa đổi quy định quản lý với cá nhân, doanh nghiệp tham gia thị trường theo hình thức nhượng quyền.
Kết luận hội nghị, một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của lĩnh vực bưu chính, Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương đề nghị các Sở TT&TT thời gian tới tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng, có những ý kiến đóng góp cụ thể để hỗ trợ Vụ Bưu chính trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Bưu chính sửa đổi.
Sau hơn 13 năm thi hành Luật Bưu chính 2010, số doanh nghiệp đã tăng gần 18 lần, từ 40 doanh nghiệp lên 707 doanh nghiệp; số điểm phục vụ hơn 1,4 lần, từ khoảng 16.400 điểm lên trên 23.500 điểm. Quy mô sản lượng dịch vụ tăng khoảng 7,3 lần so với năm 2010; doanh thu từ dịch vụ bưu chính cũng tăng tới 14,7 lần, từ khoảng 4.000 tỷ đồng vào năm 2010 lên gần 60.000 tỷ đồng vào cuối năm 2023. |
Theo Cát Tường, cô hiện sống một mình ở TPHCM, em trai và con gái đều ở Úc. Bố mẹ của cô chủ yếu sống ở Vĩnh Long, thỉnh thoảng bay sang Úc để thăm con cháu. Vì sống một mình nên Cát Tường mong muốn đưa bố mẹ đi du lịch, nghỉ dưỡng thường xuyên hơn.
Cát Tường cho biết, chuyến đi trùng với sinh nhật của bố cô nên gia đình đã kết hợp để tổ chức sinh nhật cho ông tại Ấn Độ. Họ có buổi tiệc ấm cúng, nhiều kỷ niệm bên nhau ở nơi đất khách.
"Ở tuổi này, tôi muốn dành hết thời gian cho bố mẹ, vì chỉ khi ở bên họ, tôi mới thấy được bình yên. Dù đã lớn tuổi nhưng bố mẹ tôi vẫn không ngừng lo lắng, chăm sóc cho tôi từng chút", nữ MC nói.
Nữ nghệ sĩ cũng tiết lộ, gia đình cô không ăn được đồ ăn địa phương, chỉ có thể ăn mì gói, bánh được mang từ Việt Nam sang. Cô nói thêm: "Tôi cũng đoán trước được chuyện này nên hành lý mang sang đây chỉ toàn là mì gói và đồ ăn".
Đến các vùng xa xôi ở Ấn Độ, Cát Tường cho biết cô cảm thấy xót xa trước những hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu của người dân. Tại đây, Cát Tường cùng người thân đã tặng tiền và quà cho những người kém may mắn.
(Theo Dân Trí)
" alt=""/>Cát Tường đưa gia đình đi du lịch Ấn Độ, bí mật làm sinh nhật cho bố