![]() |
Cô dâu Nguyễn Quỳnh Nga là thạc sĩ chuyên ngành báo chí. Chồng cô, Đào Trung Hiếu hiện công tác tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội. |
![]() |
Cặp đôi tình cờ quen nhau 4 năm trước, khi Trung Hiếu đến cửa hàng lưu niệm nơi Nga làm thêm để mua quà sinh nhật cho em gái. |
![]() |
Sự nhiệt tình, cởi mở và thông minh, lém lỉnh của cô bán hàng đã hút hồn Trung Hiếu. Anh quyết định chủ động làm quen rồi mời Quỳnh Nga đi chơi. |
![]() |
![]() |
Tuy nhiên, buổi hẹn đầu tiên diễn ra không như ý muốn. Vì có việc đột xuất, Hiếu đã "bỏ bom" Nga ngay sát giờ hẹn. "Mình giận và thất vọng lắm. Sau lần đó, anh mời mình đi chơi để chuộc lỗi nhiều lần nhưng mình đều từ chối", cô dâu cho biết. |
![]() |
Tưởng chừng như mối lương duyên giữa họ đã hết, thế nhưng 3 năm sau, Trung Hiếu và Quỳnh Nga bất ngờ gặp lại nhau. Lần này, chàng trai Hà Nội đã quyết không để vuột mất người con gái của cuộc đời một lần nữa. |
![]() |
![]() |
Sau hơn 1 năm bên nhau, cặp đôi quyết định "góp gạo thổi cơm chung" bằng một đám cưới diễn ra vào ngày 19/9 tới. |
![]() |
Để chuẩn bị cho ngày trọng đại, Hiếu và Nga lựa chọn một resort 5 sao ở Nha Trang để ghi dấu khoảnh khắc hạnh phúc. |
![]() |
Chuyến đi chụp ảnh cưới kết hợp du lịch thành phố biển Nha Trang chứa đựng nhiều kỷ niệm khó quên của cặp đôi. |
![]() |
"Cảm giác chụp ảnh cưới rất thiêng liêng, không như chụp ảnh lưu niệm bình thường. Có lẽ đó là niềm hạnh phúc, hồi hộp khi sắp về nhà chồng", Quỳnh Nga chia sẻ. |
![]() |
![]() |
![]() |
H.Thúy
(Ảnh: Nupakachi)
" alt=""/>Ảnh cưới cặp đôi 'tan rồi hợp' gây sốt cư dân mạngVới mục tiêu đáp ứng sự phát triển công nghiệp ICT cùng nhu cầu của các doanh nghiệp, hướng tới tính liên ngành và mở rộng khả năng đáp ứng yêu cầu công việc trong các lĩnh vực khác nhau, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT), đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ TT&TT đã xây dựng chương trình đào tạo Kỹ thuật Dữ liệu trình độ Đại học thuộc ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu.
Trong thông báo mới nhất của PTIT, trong mùa tuyển sinh năm nay, nhà trường sẽ tổ chức tuyển sinh 80 sinh viên theo học chương trình đào tạo trình độ đại học chính quy mới – Kỹ thuật dữ liệu tại cơ sở đào tạo Hà Nội. Thí sinh đăng ký vào chương trình Kỹ thuật dữ liệu, sẽ được xét tuyển theo các tổ hợp môn A00 (Toán, Vật lý, Hóa học) và A01 (Toán, Vật lý, tiếng Anh).
Chương trình đào tạo mới này sẽ tập trung đào tạo ra các Kỹ sư kỹ thuật dữ liệu với các kiến thức, kỹ năng chuyên môn liên quan đến thiết kế, triển khai, vận hành và phát triển các hệ thống và dự án dữ liệu. Các lĩnh vực kiến thức ngành học trải rộng từ quá trình thu thập, truyền thông, xử lý, lưu trữ, phân tích đến trực quan hóa dữ liệu. Trong quá trình hoạt động, tất cả các tổ chức, doanh nghiệp dù lớn hay vừa và nhỏ, cũng đều cần đến các kho dữ liệu khổng lồ, khi đó những Kỹ sư kỹ thuật dữ liệu chính là người sẽ giúp các tổ chức và doanh nghiệp đó quản lý, tổ chức, xử lý dữ liệu.
Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo Kỹ thuật dữ liệu của PTIT có thể làm việc theo 5 nhóm công việc khác nhau gồm bộ phận quản lý, vận hành trung tâm dữ liệu; bộ phận CNTT, quản lý, vận hành, khai thác hạ tầng dữ liệu; bộ phận phân tích dữ liệu; bộ phận phát triển sản phẩm về nền tảng dữ liệu; đào tạo, nghiên cứu trong dữ liệu, viễn thông, CNTT.
Tiến sĩ Lê Hải Châu, Trưởng bộ môn Kỹ thuật dữ liệu, Khoa Viễn thông 1 của Học viện cho biết, trên thực tế, lĩnh vực khoa học dữ liệu không phải là một ngành đơn nhất mà được hiểu là một lĩnh vực bao trùm, tổng hòa của nhiều ngành thành phần, trong đó nổi lên có 3 ngành mới gồm: khoa học dữ liệu, kỹ thuật dữ liệu và phân tích dữ liệu. Dự báo đây là “bộ ba” hứa hẹn sẽ bùng nổ về nhu cầu nguồn nhân lực trong thời gian tới, Tiến sĩ Lê Hải Châu cũng cho hay, nếu mức lương trung bình của kỹ sư dữ liệu tại nước ngoài hiện khoảng 70.000 - 132.000 USD/năm thì mức lương trung bình của kỹ sư dữ liệu tại Việt Nam có thể đạt tới 400 triệu đồng/năm.
Việc mở chương trình đào tạo đại học về Kỹ thuật dữ liệu cũng là một hoạt động hưởng ứng “Năm dữ liệu số quốc gia 2023”. Trước đó, ngày 25/5, PTIT đã cho ra mắt Cổng dữ liệu mở opendata.ptit.edu.vn. Các bộ dữ liệu công khai theo 4 nhóm chính gồm: Tuyển sinh, đào tạo, dự án sinh viên và hỗ trợ học tập đã được công bố trên Cổng dữ liệu mở của PTIT. Thời gian tới, Cổng dữ liệu mở này sẽ tiếp tục cập nhật thêm các bộ dữ liệu, hướng tới phát triển thành kho tri thức dùng chung của xã hội.
Cuối tháng 3/2023, kế hoạch triển khai “Năm dữ liệu số quốc gia” của Bộ TT&TT đã được phê duyệt. Với chủ đề “Tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị mới”, các nhiệm vụ trong kế hoạch triển khai “Năm dữ liệu số quốc gia” tập trung vào 4 nhóm nội dung chủ yếu, bao gồm: Phát triển dữ liệu mở; Phát triển cơ sở dữ liệu; Phát triển, thúc đẩy sử dụng các nền tảng số sử dụng thống nhất trên toàn quốc hoặc trong phạm vi mỗi địa phương; Nâng cao năng lực quản trị dữ liệu, an toàn, bảo mật dữ liệu. Tại kế hoạch này, PTIT được giao tổ chức tối thiểu 1 sáng kiến hoạt động cộng đồng phù hợp với tinh thần "Năm dữ liệu số quốc gia". |
Trên Medistaff, cộng đồng trực tuyến của các bác sĩ và sinh viên y, có danh sách các bác sĩ không tham gia cuộc đình công. Bài đăng nêu chi tiết số lượng bác sĩ nội trú, thực tập sinh còn lại ở 70 bệnh viện đào tạo của Hàn Quốc. Một số người bị tiết lộ thông tin cá nhân, bao gồm họ tên và trường học, bị chế giễu là “bác sĩ chân chính” trong các bình luận.
Theo Korea Herald, liên quan đến danh sách trên, một cá nhân ẩn danh đã viết: “Tôi là một bác sĩ thực tập sinh muốn quay lại làm việc”. Người này cho biết “đồng ý với quyết định của chính phủ về việc tăng chỉ tiêu sinh viên trường y ngay từ đầu” nhưng tham gia đình công vì không có lựa chọn nào khác.
Tác giả bài đăng giải thích: “Tôi không thể chịu đựng được sự kỳ thị và cái nhìn gay gắt mà tôi sẽ phải nhận từ các tiền bối và đồng nghiệp, những người mà tôi sẽ làm việc cùng trong 3 đến 4 năm tới”.
Cơ quan Cảnh sát Quốc gia tuyên bố: “Việc đăng tên đầy đủ của các bác sĩ quay về và viết bình luận đe dọa họ có thể bị coi là tội hình sự nghiêm trọng và nhận án phạt”.
Đến ngày 8/3, gần 12.000 bác sĩ nội trú, thực tập sinh (93%) tại 100 bệnh viện đã rời khỏi nơi làm việc. Bộ trưởng Y tế Cho Kyoo-hong tuyên bố, chính phủ sẽ có biện pháp khoan dung nếu các bác sĩ trở lại làm việc trước khi thủ tục đình chỉ giấy phép của họ hoàn tất.
Một số bệnh viện địa phương đã phải hủy bỏ và trì hoãn nhiều ca phẫu thuật và điều trị y tế khẩn cấp vì các bác sĩ nội trú, thực tập sinh im lặng trước lời kêu gọi của chính phủ yêu cầu họ quay lại vào cuối tháng 2.
Để bù đắp cho sự thiếu hụt nhân viên y tế, ngày 11/3, Hàn Quốc bắt đầu cử 158 bác sĩ quân y và y tế công cộng đến các bệnh viện địa phương trong 4 tuần. Tuần trước, Bộ Y tế cũng cho phép y tá thực hiện một số vai trò của bác sĩ, bao gồm cả hô hấp nhân tạo.
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực tăng số lượng bác sĩ để giải quyết tình trạng thiếu nhân viên y tế ở khu vực nông thôn và các lĩnh vực thiết yếu như nhi khoa và phẫu thuật thần kinh, đồng thời ứng phó với tình trạng dân số siêu già. Bởi vậy, Hàn Quốc đưa ra giải pháp tăng số lượng tuyển sinh vào các trường y thêm 2.000 người từ năm 2025.
Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng giải pháp trên sẽ làm suy yếu chất lượng giáo dục y tế và các dịch vụ khác, đồng thời khiến chi phí y tế của bệnh nhân cao hơn. Họ kêu gọi chính phủ cần giải quyết vấn đề trả lương thấp cho các bác sĩ chuyên khoa và bảo vệ họ trong những vụ kiện liên quan tới sơ suất y tế.