Thông điệp này được ông đưa ra trong cuộc làm việc với Tập đoàn VNPT sáng nay, 9/6, và nó cũng được thể hiện một lần nữa trong ý kiến của Thứ trưởng Phan Tâm, người ví VNPT cần phải giống như "một quân đoàn thiện chiến với các 'chiến binh' kinh doanh tinh nhuệ thì mới có thể giành lại được vị trí số 1".
![]() |
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn phát biểu tại buổi làm việc với Tập đoàn VNPT. |
Trước đó, Báo cáo những nét chính của tình hình tái cấu trúc Tập đoàn theo quyết định 888 của Thủ tướng Chính phủ, TGĐ Phạm Đức Long cho biết quá trình này đã trải qua 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 bắt đầu từ ngày 1/4/2014, khi Tập đoàn chuyên biệt hóa hoạt động kinh doanh của các đơn vị trực thuộc với hoạt động hạ tầng, mạng lưới. Tại thời điểm này, VNPT đã tách thí điểm khối kinh doanh tại 3 nơi là Đà Nẵng, Tiền Giang và Nghệ An, trên cơ sở đó rút kinh nghiệm triển khai tiếp tại 63 tỉnh, thành.
"Sau khi tái cơ cấu, VNPT đã giảm được lực lượng quản lý từ trên 20% xuống còn 10%. Tương tự, trước đây toàn Tập đoàn chỉ có 4000 cán bộ kinh doanh, 40.000 người hỗ trợ thì nay, lực lượng trực tiếp SXKD là 15.000 người", ông Long nêu rõ. Mặc dù vậy, đại diện Tập đoàn cũng xác nhận việc đào tạo kỹ năng kinh doanh cho hơn 10.000 nhân sự kinh doanh mới cần có thời gian, không đơn giản.
Bước sang giai đoạn 2, sau khi có Quyết định cho phép từ Bộ TT&TT, VNPT đã công bố quyết định thành lập 3 Tổng công ty Kinh doanh, Hạ tầng và Dịch vụ, Giá trị Gia tăng vào ngày 15/5/2015. Đến ngày 1/7, Tập đoàn chính thức chuyển giao nguồn lực về các Tổng công ty để 3 đơn vị này có thể hoạt động tự chủ, độc lập.
Trọng tâm của giai đoạn 3 chính là tái cấu trúc khối chỉ đạo, điều hành của Tập đoàn, áp dụng mô hình quản trị mới. Sau mốc 1/10/2015, từ 15 đầu mối ban chuyên môn trên Tập đoàn đã rút xuống còn 11 đầu mối, từ 500 lao động giảm còn 300 lao động.
"Kết thúc giai đoạn này, Tập đoàn đã cơ bản hoàn thành quá trình tái cấu trúc theo chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ. Sở dĩ nói là cơ bản vì vẫn còn một số đầu việc nhỏ như thoái vốn, chia tách Bệnh viện Bưu điện", ông Long nhấn mạnh
Trước câu hỏi của Bộ trưởng về năng lực bảo mật thông tin mạng của VNPT, ông Phạm Đức Long cho biết, trước đây do hạ tầng của Tập đoàn bị chia cắt nên khó quản lý tập trung. Tuy nhiên, hiện tại hạ tầng đã được tập trung về một mối nên công tác bảo mật đã được nâng cao,quản lý điều hành xuyên suốt, chất lượng tốt hơn. Hiện Tập đoàn có 1 Trung tâm bảo mật cùng 1 Trung tâm CNTT riêng và cũng đang làm việc cùng nhiều đối tác nước ngoài về vấn đề này.
![]() |
Tổng giám đốc VNPT Phạm Đức Long báo cáo lãnh đạo Bộ TT&TT về tình hình tái cấu trúc Tập đoàn VNPT. |
Bộ trưởng cũng rất quan tâm đến hiệu quả kinh doanh của VNPT sau tái cấu trúc khi nêu ra nhiều câu hỏi liên quan đến sự "khác biệt" và chất lượng chăm sóc khách hàng của mô hình mới. Ông cũng băn khoăn liệu mục tiêu đẩy mạnh dịch vụ CNTT, vươn lên vị trí số 1 của Tập đoàn về CNTT đã được quán triệt đến từng nhân viên bán hàng, cụ thể hóa bằng những chỉ tiêu doanh thu hay chưa? VNPT đã chuẩn bị gì cho các mục tiêu kinh doanh CNTT? Đã có bao nhiêu chuyên gia phần mềm, có phần mềm tiêu biểu hay chưa hay vẫn chủ yếu làm theo đặt hàng?
Liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Đức Long khẳng định hoạt động kinh doanh của Tập đoàn đã có nhiều điểm mới sau tái cấu trúc. Với sự thành lập của Tổng công ty VNPT VinaPhone, hệ thống đã thống nhất, xuyên suốt trên cả nước với hơn 130.000 điểm bán hàng, số lượng nhân viên bán hàng tăng hơn 3 lần. Bên cạnh đó, ông thừa nhận trước đây VNPT không quan tâm đến khách hàng DN mấy dù đây là khách hàng bền vững, lớn. Giờ VNPT Vinaphone có ban Khách hàng DN riêng để quản lý toàn bộ những khách hàng lớn, tiềm năng kiểu này, ông Long nói thêm.
Thị phần của VinaPhone trước tái cấu trúc chỉ 17%, giờ thị phần với các thuê bao phát sinh cước thật là hơn 20%. Mục tiêu đặt ra cho VinaPhone trong thời gian tới là phải chiếm 33% thị phần, quay trở lại vị trí số 2.
Đối với lĩnh vực CNTT, ông Long cho biết hiện Tập đoàn có 1500 lao động làm phần mềm, CNTT, riêng phần mềm là 800 người, tập trung vào những nhóm sản phẩm chính như Chính phủ điện tử (Tập đoàn đã ký hợp tác chiến lược về VT- CNTT với 45 UBND tỉnh, thành và 1 số bộ ngành, triển khai Chính phủ điện tử cho nhiều địa phương); Y tế (Tập đoàn đang cung cấp Hệ thống Phần mềm quản lý khám và chữa bệnh cho 3600 trên tổng số 14.000 cơ sở y tế trên cả nước. Thị phần VNPT đang lớn nhất, tiếp tục triển khai hợp tác với các cơ sở y tế và bệnh viện cấp I). Ngoài ra, Tập đoàn cũng tập trung vào Nhóm sản phẩm giáo dục VN-EDu (triển khai tại 9100 trường và 3,8 triệu học sinh); Nhóm sản phẩm TN&MT: Quản lý đất đai và môi trường; Nhóm giải pháp smartcity (Đang thử nghiệm ở Phú Quốc và một số địa phương khác đang đặt hàng).
Riêng với nhiệm vụ đầu tư tiến ra quốc tế, trước câu hỏi của Bộ trưởng, ông Long chia sẻ VNPT đang chuẩn bị hợp tác với 1 số đối tác nước ngoài nhưng chủ trương đi đồng bộ cả hạ tầng đi kèm cung cấp dịch vụ CNTT, công nghiệp CNTT. Chủ động đi ra nước ngoài, tìm kiếm đối tác, phấn đấu xuất khẩu 200 triệu USD (tương đương 4000 tỷ đồng) phần cứng.
T.C
" alt=""/>VNPT phải là một quân đoàn thiện chiếnTừ ngày 31/5 đến 3/6/2016, Bộ TT&TT cùng các doanh nghiệp CNTT tiêu biểu của Việt Nam, trong đó có Công ty TNHH MTV Hanel tham dự Triển lãm và Hội nghị quốc tế về CNTT-TT lần thứ 27 (CommunicAsia 2016) được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Marina Bays Sand, Singapore. Đoàn công tác của Bộ TT&TT do Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng làm Trưởng đoàn.
Hanel cho biết, doanh nghiệp này mang đến CommunicAsia 2016 các sản phẩm, dịch vụ CNTT đã và đang được triển khai mạnh tại Việt Nam và thị trường quốc tế.
Trong đó, có 3 dự án đặc biệt được Hanel giới thiệu tới các đối tác toàn cầu trong khuôn khổ sự kiện là: Hệ thống Giám sát hành trình và Sàn Giao dịch vận tải trực tuyến (nằm trong dự án về Giải pháp Giao thông thông minh trên nền Bản đồ số đến năm 2020); và Giải pháp bán hàng đa kênh iZiSell - sản phẩm công nghệ dành cho các Doanh nghiệp Bán lẻ vừa đạt giải Sao Khuê 2016 dành cho phần mềm ưu việt.
Với các giải pháp này, Hanel hướng tới việc cung cấp giá trị cho cộng đồng dựa trên thế mạnh công nghệ. Đây là một bước đi trong chiến lược mà Hanel đã đặt ra để trở thành một tập đoàn công nghệ toàn cầu vào năm 2018.
![]() |
Trong công văn gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà ký ngày 2/6/2016, Văn phòng Chính phủ cho biết, thực hiện Nghị quyết 36a ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, đến nay Văn phòng Chính phủ đã liên thông văn bản điện tử với 6 bộ, ngành và 44 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương qua trục liên thông Chính phủ trên mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước do Cục Bưu điện Trung ương quản lý, được quy định tại Thông tư 23 ngày 11/8/2011 của Bộ TT&TT.
Để đảm bảo tính đồng bộ trong triển khai kết nối giữa các cơ quan nhà nước, Văn phòng Chính phủ đề nghị các cơ quan, đơn vị khi liên thông gửi nhận văn bản điện tử 4 cấp hành chính từ trung ương đến địa phương thống nhất sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
Nghị quyết 36a về Chính phủ điện tử được Chính phủ ban hành vào ngày 14/10/2015 hướng tới mục tiêu đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Nâng vị trí của Việt Nam về Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên hiệp quốc. Công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.
Kết nối, liên thông các phần mềm quản lý văn bản của các bộ, ngành, địa phương với Văn phòng Chính phủ được xác định là một trong 3 nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyêt 36a. Nhiệm vụ này được Chính phủ giao cho Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai.
" alt=""/>Thống nhất dùng mạng truyền số liệu chuyên dùng trong liên thông văn bản điện tử