Cứ 3 buổi mỗi tuần vào lúc 8h tối, cô Trần Thị Thanh Thủy chủ nhiệm lớp 1A, Trường Tiểu học Trung Đô (TP Vinh, Nghệ An) lại gửi đường link phòng học Zoom qua tin nhắn Facebook và Zalo cho phụ huynh.
Trải qua 4 buổi học, giáo viên này cho biết, nhiều phụ huynh và học sinh tỏ ra rất hào hứng khi tham gia hình thức học này.
![]() |
Thông báo cô trò ở Trường Tiểu học Đội Cung đến với phụ huynh cùng đồng hành với cô trò chuẩn bị trang thiết bị, tải phần mềm trước lúc học trực tuyến vào buổi tối |
Cô Thủy đánh giá, phần mềm học trực tuyến Zoom có nhiều chức năng hữu ích, trong lúc học cô và trò có thể tương tác, nói chuyện. Ngoài ra, thông qua giáo án điện tử, giáo viên có thể ra bài tập và học sinh trả bài ngay trong lúc học.
“Học qua Zoom chất lượng hình ảnh nét, âm thanh rõ ràng hơn gọi nhóm qua Facebook. Thông qua phần mềm học sinh có thể tương tác, nhận và trả bài tập. Qua đó giúp giáo viên nắm rõ hơn được mức độ tiếp thu và cách làm bài của các em” cô Thủy cho biết.
Bên cạnh những ưu điểm, việc học trực tuyến cũng có nhiều khó khăn nhất định. Trải qua 4 buổi học, lớp của cô Thủy chỉ có 3/4 học sinh tham gia học.
Theo nữ giáo viên, cái khó của dạy trực tuyến là các em bậc tiểu học còn nhỏ, chưa có điện thoại hay máy tính nên việc dạy học phụ thuộc rất nhiều vào phụ huynh. Trong khi đó, một số gia đình khó khăn không có điện thoại để con học.
“Ngoài việc ngồi kèm cặp các con, phụ huynh còn phải tìm hiểu các chức năng trong phần mềm mới có thể tương tác với giáo viên. Bên cạnh đó, đường truyền internet yếu và không ổn định khiến hình ảnh giật, chất lượng buổi học giảm sút” cô Thủy chia sẻ.
![]() |
Giáo viên Trường Tiểu học Trung Đô tập huấn công nghệ dạy học trực tuyến |
![]() |
Một buổi học trực tuyến của cô Thủy và học trò |
Phụ huynh Nguyễn Văn Cường (trú TP Vinh) cho rằng, mặc dù không tốt như dạy trực tiếp, nhưng học trực tuyến là cần thiết trong bối cảnh học sinh nghỉ học dài ngày.
“Hằng tuần cô giáo gửi bài tập qua Gmail, sau đó tôi in ra để cháu làm. Do cháu còn nhỏ nên bắt buộc bố mẹ phải kèm cặp, lúc học trực tuyến cũng cần ngồi bên cạnh. Sau buổi học trực tuyến tôi có hỏi lại thì cháu nói cô giáo bài giải dễ hiểu, làm bài tập đúng nên tôi cũng yên tâm” - anh Cường nói.
Khó khăn dạy học trực tuyến
Cô Phan Thị Hồng Mai - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trung Đô cho biết, trong thời gian học sinh nghỉ học, nhà trường đã sử dụng nhiều phương pháp để bổ sung, ôn tập kiến thức cho các em.
Ngoài dạy trực tuyến tại nhà, giáo viên còn sưu tầm bài giảng, bài tập gửi qua Gmail, Zalo, Facebook… cho phụ huynh, hướng dẫn các em học và làm bài tập.
“Điểm khó khăn nhất trong việc dạy học trực tuyến là các em bậc tiểu học còn quá non nớt, không có kỹ năng sử dụng phần mềm để tương tác với giáo viên. Quá trình học yêu cầu phải có phụ huynh kèm cặp, hướng dẫn. Ngoài ra, do chưa được đào tạo bài bản nên soạn giáo án điện tử gây khó khăn cho giáo viên” - cô Mai nhận định.
Cô Lại Thị Thái Hà - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đội Cung (TP Vinh) cho biết, trong thời gian học sinh nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19, việc dạy học trực tuyến giúp học sinh nắm bắt được kiến thức cần học, ôn bài tập giúp củng cố kiến thức.
Tuy nhiên, cô Hà cho rằng việc dạy và học trực tuyến còn gặp nhiều khó khăn như một số giáo viên không giỏi công nghệ thông tin do mới tập huấn trong thời gian ngắn. Giáo viên còn ngại vì mất thời gian làm lại giáo án.
![]() |
Các giáo viên Trường Tiểu học Đội Cung tập huấn dạy online |
Riêng học sinh bậc tiểu học còn nhỏ nên mỗi lần ngồi học cần có cả phụ huynh bên cạnh. Việc tương tác giữa giáo viên với học sinh, phụ huynh gặp khó khăn hơn so với trực tiếp trên lớp.
Ngoài ra, khi dạy học online, học sinh không tương tác với bạn học chung lớp nên kỹ năng khó phát triển. Trong quá trình dạy học giáo viên không biết được học sinh có tập trung vào bài giảng hay không.
“Nhiều gia đình chưa có điều kiện để mua máy tính, điện thoại thông minh giúp con mình ngồi học trực tuyến. Một số gia đình khó khăn vì trong công việc, khoảng cách địa lý nên không thể cùng con đồng hành trong việc học trực tuyến với giáo viên” - cô Hà tâm sự.
TS Chu Cẩm Thơ, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, thì khuyến nghị rằng trẻ em (dưới 10 tuổi) không nên tiếp xúc với máy tính, màn hình tivi, điện thoại quá 2 tiếng/ngày. "Ngay cả với con gái lớn của tôi, cháu đã 12 tuổi, nhưng những ngày qua cháu học liên tục (vì trường cháu áp dụng mô hình này) khiến cho sức khỏe của cháu cũng có dấu hiệu bị ảnh hưởng. Tôi sợ nhất là các cháu sẽ bị hại về mắt, chức năng vận động, bệnh cột sống…" - TS Thơ nhận định.
Chưa nhiều địa phương mặn mà
Sở GD-ĐT TP.HCM mới đây đã ban hành văn bản hướng dẫn tổ chức dạy học trực tuyến ở bậc tiểu học. Đây là địa phương đầu tiên có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.
Theo đó, Sở yêu cầu các trường tiểu học xây dựng kế hoạch dạy trực tuyến đối với những môn học Toán, Tiếng Việt, Ngoại ngữ (khối lớp 1, 2, 3). Riêng khối lớp 4, 5 có thêm môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý. Số tiết dạy học trực tuyến sẽ căn cứ theo đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của nhà trường. Đối với các địa phương, khối lớp còn khó khăn thì có thể thiết kế qua tin nhắn, thư điện tử... hoặc in sao trên giấy và gửi đến cho cha mẹ học sinh.
![]() |
Ngoài học trực tuyến, giáo viên còn gửi bài giảng, bài tập qua Gmail, Zalo cho phụ huynh in ra để học sinh tự học và làm bài |
Đầu tuần này, Sở GD-ĐT Thanh Hóa đã công bố sẽ triển khai dạy học trực tuyến thí điểm tại 8 trường THPT và THCS, sau một tháng sẽ tổng kết, nhân rộng. Tuy nhiên, ở bậc Tiểu học, trao đổi với VietNamNet, ông Tạ Hồng Lựu, Trưởng phòng GD-ĐT TP Thanh Hóa cho biết Phòng đã thông tin cho các trường về việc hỗ trợ của mạng Viettel và VNPT để các cô có thể triển khai dạy trực tuyến cho các em học sinh.
“Nhưng việc này rất bất cập bởi học sinh tiểu học không có các phương tiện như máy tính, điện thoại thông minh, bên cạnh đó còn liên quan tới vấn đề phụ huynh có cho dùng điện thoại hay không… nên rất khó, không thể đồng bộ được.
Nếu như có phương án dạy trên truyền hình cho học sinh tiểu học, thì nhà ai cũng có ti vi, sẽ khả thi hơn” - ông Lựu nhận xét.
Trong khi đó, là địa phương nơi đã có các trường tiểu học triển khai dạy trực tuyến, ông Nguyễn Trọng Hoàn – Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT Nghệ An, vẫn cho biết hiện Sở chưa có chủ trương dạy học trực tuyến cho học sinh bậc Tiểu học mà đang tập trung dạy trực tuyến qua truyền hình cho các học sinh lớp 9 và lớp 12.
“Để dạy được 1 tiết học trực tuyến không đơn giản. Có trường dạy trực tuyến đầu tư 3 máy quay rất tốn kém, nếu không thận trọng các trường sẽ chạy đua theo hình thức nên Sở không khuyến khích. Trước mắt, các trường nên gửi bài tập cho học sinh qua Fabook, Zalo…” - ông Hoàn cho biết.
Còn Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thị Quyên Thanh cho biết, Sở đã có nhiều văn bản chỉ đạo các nhà trường tổ chức dạy trực tuyến cho các em học sinh theo các nhóm, phân theo trình độ. Cũng như phối hợp với Đài truyền hình Vĩnh Long khung giờ phát sóng để ôn tập cho các em học sinh lớp 9.
Vẫn theo người đứng đầu ngành giáo dục tỉnh Vĩnh Long, riêng đối với các em học sinh tiểu học, các giáo viên vẫn chỉ áp dụng hình thức giao bài tập nhẹ nhàng cho các em làm và kiểm tra qua hệ thống trường học kết nối.
“Sau này khi vào lớp sẽ kiểm tra, củng cố kiến thức lại từ từ, chứ không để các em quên kiến thức” - bà Thanh nói.
Quốc Huy – Phạm Tâm - Hoài Thanh – Lê Anh – Ngân Anh
- Trong mùa dịch Covid-19, nhiều trường đang tổ chức việc dạy học trực tuyến đến các học sinh. Nhiều phụ huynh băn khoăn có phải đóng học phí và nếu có thì mức bao nhiêu là đủ.
" alt=""/>Cô trò tiểu học với học trực tuyến trong khi nghỉ phòng dịch Covid![]() ![]() |
Bị 4 con chó tấn công, cậu bé Vũ Đức Duy bị thương nặng |
Không giống những bệnh nhi khác vào Khoa, tai nạn của Duy hết sức hi hữu. Nhập viện trong tình cảnh gia đình khó khăn, em được các bác sĩ quan tâm đặc biệt. Những ngày Duy và mẹ ở bệnh viện, mọi người trong phòng đều giúp đỡ em bằng nhiều cách, khi hộp sữa, lúc chiếc bánh, còn lại hai mẹ con sống nhờ vào những suất cơm từ thiện.
“Tội thằng bé, nghe kể về tai nạn mà ai cũng rùng mình. Bác sĩ bảo điều trị còn lâu dài lắm nên chúng tôi mong em Duy được cơ quan báo chí kêu gọi cộng đồng giúp đỡ, cho gia đình có thêm điều kiện chạy chữa cho bé”, chị Nguyễn Thị Thùy Linh, cán bộ phòng CTXH, Bệnh viện Việt Đức chia sẻ khi dẫn chúng tôi vào thăm.
Chị Phùng Thị Trang, mẹ của Duy kể, khoảng 10 giờ sáng hôm ấy, Duy ở nhà một mình thì bị 4 con chó nhà nuôi tấn công. Lúc phát hiện, gia đình đã đưa cháu đếnBệnh viện tỉnh Yên Bái rồi làm thủ tục chuyển xuống Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội).
“Cháu là con đầu, dưới còn 2 em nhỏ. Từ lúc sinh ra cháu đã bị bại não bẩm sinh nên từ đó đến nay chỉ nằm yên một chỗ. Hôm xảy ra chuyện, lúc đó chỉ có mình cháu trong nhà, tôi đang đi làm còn chồng chạy ra ngoài có chút việc. Chắc vì cháu đi vệ sinh ra giường, thấy mùi nên cả 4 con chó xông vào cắn. Lúc bố cháu về phát hiện ra thì cháu đã nằm bất tỉnh, máu me khắp người“.
![]() |
Hiện tại tình trạng sức khỏe của bé Duy đã tốt hơn rất nhiều, tuy nhiên do chấn thương nặng vùng nhậy cảm nên cần phải điều trị một thời gian dài |
Trực tiếp phẫu thuật và điều trị cho Duy, bác sĩ Nguyễn Việt Hoa, Trưởng khoa phẫu thuật Nhi và Trẻ sơ sinh của Bệnh viện Việt Đức cho biết, đây là trường hợp rất thương tâm, hoàn cảnh nghèo khó. Hiện tại, các bác sĩ đã cắt cụt dương vật chỉ còn 1 cm, vết thương khô, dương vật còn lại đã được chuyển ra và che phủ, các vết thương tương đối ổn định.
Bệnh nhi sẽ được tạo hình dương vật về sau, kiểm tra tinh hoàn có ở trong vùng bụng không và tiếp tục theo dõi, chăm sóc vết thương tránh nhiễm trùng, uốn ván.
Được biết, gia đình chị Trang thuộc vào diện cận nghèo của địa phương. Thu nhập chính chủ yếu dựa vào mấy sào ruộng, quanh năm “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” cũng không đủ ăn. Chồng chị, anh Vũ Văn Hoàn sức khỏe yếu nên chị phải đi làm thuê làm mướn để kiếm sống, nuôi cả nhà 5 miệng ăn. Cũng bởi cuộc sống thiếu thốn nên từ lúc nhỏ phát hiện ra bệnh, Duy chưa một lần được đi bệnh viện thăm khám.
![]() |
Hoàn cảnh gia đình khó khăn, tình cảnh của em Duy đang rất cần được bạn đọc giúp đỡ |
Đưa con xuống Hà Nội, chị Trang chỉ có vọn vẹn 500 ngàn đồng trong túi. Trong khi đó, tình trạng của bé Duy vẫn nguy hiểm, phải nằm viện điều trị lâu dài, khá tốn kém. Không biết vay ở đâu, tìm ai giúp đỡ, chị Trang gần như bất lực, ngày nào cũng ôm con khóc. Rất mong hoàn cảnh của mẹ con chị nhận được sự sẻ chia, quan tâm của cộng đồng.
Phạm Bắc
Mọi đóng góp xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Chị Phùng Thị Trang ở thôn Đoàn Kết, xã Bảo Ái, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. SĐT: 0972628591 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.054 (bé Vũ Đức Duy) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
Nắm lấy bàn tay buông thõng của con mà lòng người mẹ như tan nát. Lay gọi con nhưng đáp lại chị chỉ có sự im lặng...
" alt=""/>Đau lòng bé trai bại não bị 4 con chó cắn trọng thương