Đối với Sở Tài chính, cần kiểm điểm rút kinh nghiệm đối tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc chậm xác định giá đất cụ thể để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với 5 dự án.
Sở này đã chậm ban hành thông báo kết quả thẩm định phương án giá đất; chậm tổ chức cuộc họp, rà soát phương án dẫn đến ban hành văn bản yêu cầu Sở TN&MT, đơn vị tư vấn rà soát còn chậm. Thiếu đôn đốc Sở TN&MT, các đơn vị liên quan khẩn trương xác định giá đất cụ thể của 5 dự án.
Đối với Sở Xây dựng, Thanh tra TP kiến nghị UBND TP giao Sở này tổ chức kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân trong việc chậm thực hiện việc xem xét, cho ý kiến đối với văn bản của Sở TN&MT làm cơ sở xác định giá đất cụ thể tại dự án Đầu tư xây dựng khu nhà ở Sơn Lộc, thị xã Sơn Tây.
Báo cáo Chủ tịch UBND TP kết quả thực hiện
Thanh tra cũng kiến nghị UBND TP các giải pháp để xử lý vấn đề nêu trên.
Trong đó, kiến nghị giao Sở TN&MT, Sở Tài chính khẩn trương tham mưu Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể TP, UBND TP để ban hành quyết định phê duyệt phương án giá đất theo quy định đối với 3 dự án là dự án Tòa nhà hỗn hợp dịch vụ thương mại, văn phòng, khách sạn, phường Mai Dịch; Tòa nhà văn phòng và thương mại dịch vụ tại Lô C/D11, Khu đô thị mới Cầu Giấy và Tổ hợp văn phòng và nhà ở Housinco Tân Triều tại ô đất CT5, khu đô thị mới Tây Nam Kim Giang I.
Giao UBND quận Cầu Giấy phối hợp với chủ đầu tư xác định hiện trạng sử dụng đất, việc chấp hành pháp luật về đất đai và kết quả giải phóng mặt bằng làm cơ sở báo cáo Sở TN&MT làm căn cứ xác định nghĩa vụ tài chính bổ sung của dự án Khu đô thị Dịch Vọng.
Yêu cầu CTCP Thẩm định giá và đầu tư VIC khẩn trương, nghiêm túc rà soát, hoàn thiện chứng thư thẩm định giá đất. Trường hợp đơn vị tư vấn còn chậm thực hiện, Sở TN&MT báo cáo đề xuất UBND TP biện pháp xử lý theo quy định tại dự án Khu đô thị mới Dịch Vọng.
UBND T.P Hà Nội cũng đã có văn bản chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra việc chậm xác định giá đất cụ thể làm căn cứ tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Theo đó, UBND TP thống nhất với các kết luận thanh tra của Thanh tra TP, yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện. Đồng thời, giao Thanh tra TP theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận theo quy định và tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND TP Hà Nội kết quả thực hiện.
" alt=""/>Chậm xác định giá đất 10 dự án ở Hà Nội: Thanh tra chỉ rõ trách nhiệm sở, ngànhNgười dân dùng tam thất để bồi bổ sức khỏe vì có nhiều tác dụng cho cơ thể. Bạn có thể dùng rễ, lá, cây tam thất để cầm máu nếu có chấn thương. Tam thất còn điều hòa miễn dịch, kích thích cải thiện khả năng ghi nhớ, tránh căng thẳng.
Y học hiện đại cũng thấy rằng tam thất chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa nhiều bệnh tật trong đó có bảo vệ mạch máu. Người bị bệnh tim mạch dùng tam thất có thể cải thiện tình trạng bệnh. Tam thất cũng hỗ trợ trong điều trị ung thư, kháng khuẩn, kháng virus. Dân gian dùng tam thất trị u thũng.
Trong Đông y, tam thất có vị ngọt, tính ấm quy vào các kinh can, thận. Tam thất có tác dụng cầm máu chữa thổ huyết, chảy máu cam, trị các vết bầm tím, chữa đi ngoài ra máu, kiết lị, rong kinh, hoa mắt chóng mặt.
Với người bệnh ung thư, tam thất có tác dụng hỗ trợ cho người bệnh ung thư thực quản, đại trực tràng… Phụ nữ sau sinh đẻ dùng tam thất rất tốt giúp giảm sưng nề, viêm tấy, lưu thông khí huyết, đào thải sản dịch.
Tuy nhiên, tam thất tốt nhưng bạn không nên dùng nhiều. Liều lượng mỗi ngày là 5g bột tam thất. Bởi việc dùng tam thất kéo dài có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe như nóng, u nhọt, mệt mỏi.
Lưu ý, một số người không nên dùng tam thất là bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa hay tiêu chảy, rối loạn đông máu, trẻ em.
Về cách dùng, bột tam thất có thể pha nước không cần dùng cùng mật ong. Những người bị bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường nếu muốn dùng thêm tam thất bồi bổ cho sức khỏe nên xin tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để sử dụng an toàn, hiệu quả.
“Đối với nhóm yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được hiện nay, các bạn trẻ mắc phải rất nhiều. Ví dụ, tỷ lệ béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường… đang gia tăng ở người trẻ nguyên nhân chủ yếu là do chế độ thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học”, BS Cường nêu.
Bác sĩ Cường cũng liệt kê ra 4 thói quen xấu gặp rất nhiều ở người trẻ Việt Nam làm gia tăng nguy cơ đột quỵ sớm:
- Lạm dụng đồ uống có cồn: Việt Nam là nước đứng thứ 3 thế giới về sử dụng đồ uống có cồn. Không hiếm để bắt gặp những hình ảnh người trẻ uống rượu bia tại những quán xá trong nhà hàng, hè phố.
- Dùng nhiều thức ăn nhanh: Các thức ăn nhanh được giới trẻ ưu thích. Loại loại thức ăn nhanh thường giàu chất béo, tinh bột, hàm lượng Natri cao, trong khi ít chất xơ, vitamin và khoáng chất, nếu thường xuyên ăn sẽ ảnh hưởng rối loạn chuyển hoá lipit máu, tăng nguy cơ thừa cân béo phì, xơ vữa mạch máu, đột quỵ.
- Lười vận động, ít tập thể dục: Điều này là yếu tố gây thừa cân, béo phì và các rối loạn chuyển hoá khác trong cơ thể.
- Thói quen thức khuya, sinh hoạt không điều độ: Người trẻ thường thức khuya, dành thời gian chơi điện tử, lướt web, làm việc… cũng gây ảnh hưởng tiêu cực tới huyết áp và sức khoẻ tim mạch.
Bên cạnh đó, những căng thẳng, áp lực trong công việc cũng là một điều kiện thuận lợi khởi phát đột quỵ khi người bệnh đã có sẵn nguy cơ cao.
Đồng quan điểm, PGS.TS Mai Duy Tôn - Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Maicũng chia sẻ, số bệnh nhân trẻ bị đột quỵ đang ngày càng gia tăng tại Trung tâm. Điều đáng nói, phần lớn bệnh nhân nhập viện muộn và hệ lụy là mất đi cơ hội hồi phục trong giờ vàng.
Lý do của việc đến viện muộn là do người trẻ thường chủ quan, không nhận diện rõ các dấu hiệu điển hình của đột quỵ và không nghĩ là đột quỵ có thể xảy ra ở người trẻ tuổi. Khi đến viện muộn, họ đã làm mất đi cơ hội vàng để phục hồi và để lại hệ lụy đáng tiếc về sức khỏe, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Về căn nguyên dẫn đến bệnh đột quỵ ở người trẻ tuổi, PGS.TS Tôn thông tin có nhiều yếu tố liên quan đến đột quỵ. Đó là bệnh tăng huyết áp, bệnh lý chuyển hóa như đái tháo đường, béo phì, tăng mỡ máu, hút thuốc, lối sống ít vận động, không lành mạnh, làm việc căng thẳng… Theo số liệu của Hội Tim mạch Việt Nam thì cứ 4 người từ 25 - 49 tuổi thì có một người tăng huyết áp và đây là nguyên nhân chính gây nên đột quỵ ở người trẻ. Ngoài ra, bệnh nhân đột quỵ trẻ còn liên quan đến các yếu tố di truyền, có bất thường về mạch máu, hoặc tình trạng đông máu, dẫn đến nguy cơ vỡ mạch máu, hoặc tắc mạch máu gia tăng.
Theo các chuyên gia, phòng ngừa đột quỵ không hề khó. BSCKI Phạm Văn Cường khuyến cáo, đối với những người có bệnh lý nền cần kiểm soát tốt bệnh lý đang có, kết hợp với lối sống lành mạnh.
Với những người trẻ cần giảm bớt các thói quen xấu, thậm chí phải từ bỏ thói quen như hút thuốc, lạm dụng rượu bia… đồng thời tăng cường rèn luyện thể lực để có một sức khoẻ tốt, phòng ngừa đột quỵ.