Đêm nhạc EDM gây sốt
“Martin Garrix by VinaPhone” được đánh giá là đêm nhạc EDM quy mô bậc nhất từ trước tới nay tại Việt Nam. Chỉ cần nhắc tới cái tên Martin Garrix là đủ biết sức hấp dẫn của đêm diễn với người hâm mộ. Với không gian tổ chức với sức chứa lên tới 15.000 người, hệ thống âm thanh ánh sáng, trang thiết bị, đội ngũ nhân sự,… tối tân, hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế do các chuyên gia nước ngoài triển khai và giám sát, quy mô của “Martin Garrix by VinaPhone” không kém bất kỳ sự kiện EDM tầm cỡ quốc tế nào và tạo ra cơn sốt chưa từng có với thương hiệu này. Điều đó cho thấy độ “chịu chơi” cũng như “quyết tâm” chinh phục giới trẻ của mạng di động VinaPhone.
![]() |
Ông Nguyễn Trường Giang - Phó Tổng Giám đốc VNPT VinaPhone chia sẻ “VinaPhone muốn quan tâm đến đối tượng giới trẻ thông qua việc mang đến những trại nghiệm mới mẻ hơn để kết nối mọi người lại với nhau. Nhạc điện tử EDM là một giá trị văn hóa được yêu thích ngày nay và chúng tôi muốn người trẻ Viêt Nam được thụ hưởng những thành tựu đó theo đúng chuẩn quốc tế”.
![]() |
Điểm nhấn đặc biệt của đêm nhạc “Martin Garrix by VinaPhone” là những set nhạc mới nhất do Martin Garrix sáng tác và sản xuất riêng cho khán giả Việt Nam. Bên cạnh đó, một loạt bản hit đình đám của nhà sản xuất âm nhạc 9X cũng được trình diễn dưới sự đầu tư và giám sát kỹ lưỡng của ekip kỹ thuật viên chuyên nghiệp từ nước ngoài. Chương trình hứa hẹn mang đến bữa tiệc âm nhạc sôi động và hào hứng cho người hâm mộ tại Việt Nam.
Trong 8 giờ diễn ra chương trình, khán giả còn được gặp gỡ nhiều tên tuổi DJ nổi tiếng đã cùng Martin Garrix lưu diễn vòng quanh thế giới như Jay Hardway, Nghĩa… Để tất cả người hâm mộ Việt Nam có thể tận hưởng đêm nhạc sôi động, buổi biểu diễn sẽ phát trực tiếp trên kênh trực tuyến chính thức của VinaPhone. Ngoài ra, các chương trình nghệ thuật trong khuôn khổ Minishow EDM sẽ là hoạt động thú vị cho giới trẻ trong tháng 9.
![]() |
Khi thương hiệu gạo cội lột xác
Hơn 20 năm phát triển, VinaPhone là nhà mạng thuần Việt lâu đời và được đánh giá cao bởi chất lượng sản phẩm, dịch vụ, sự đa dạng của các tiện ích viễn thông… Tuy nhiên, nhiều người nhận định VinaPhone là thương hiệu dành cho những khách hàng đứng tuổi, có thu nhập tốt, công việc ổn định như dân văn phòng, tài chính, doanh nhân, chính khách,… Điều này giúp cho VinaPhone duy trì được sự tăng trưởng ổn định, với tỉ lệ cao các khách hàng trung thành, lâu năm. Nhưng xét ở khía cạnh khác, đây cũng là rào cản để VinaPhone tiếp cận đến các khách hàng trẻ.
Trong thời gian gần đây, bên cạnh việc chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ để làm hài lòng những khách hàng hiện có, VinaPhone đã và đang đầu tư mạnh cho những chiến lược mang tính khác biệt hoá, tạo ra những cú lột xác ngoạn mục về hình ảnh thương hiệu. Hàng loạt chương trình được tung ra như lắng nghe thay đổi, đưa yếu tố văn hoá vào kinh doanh với 088, các hoạt động trải nghiệm đã xây dựng một VinaPhone trẻ trung, khác biệt trong cảm nhận của khách hàng và công chúng, đặc biệt là những người trẻ.
![]() |
Câu hỏi đặt ra là, lựa chọn mang EDM nói chung hay “Martin Garrix by VinaPhone” nói riêng tới với giới trẻ đã đúng và đủ để giúp VinaPhone đạt được mục tiêu định hướng mới cho thương hiệu của mình? Tuy nhiên, việc là cầu nối để người hâm mộ trong nước có cơ hội thưởng thức màn biểu diễn EDM của các ngôi sao thế giới, đồng thời chia sẻ và gắn kết cảm xúc của những người yêu nhạc chắc chắn sẽ giúp VinaPhone gần gũi và được yêu mến hơn bởi giới trẻ.
![]() |
Trong khuôn khổ chương trình, VinaPhone dành tặng nhiều ưu đãi đến khách hàng: 1.000 vé xem biểu diễn đêm nhạc “Martin Garrix by VinaPhone”, miễn phí nhạc chờ là các bản hit độc quyền mới nhất của Martin Garrix, gói cước Martin Garrix với nhiều ưu đãi, các mini EDM show với sự tham dự của những DJ tên tuổi trong nước trước đêm diễn chính “Martin Garrix by VinaPhone” vào ngày 18/9/2016 tại Hà Nội. |
Minh Nguyễn
" alt=""/>VinaPhone mang Martin Garrix tới Việt NamPhiên bản mới với thiết kế thay đổi về màu sắc, Honda SH Mode 125cc mang dáng vẻ thể thao hơn nhờ bộ vành xe và tay xách sau được sơn đen mờ trông giống như phiên bản Honda SH Sport đời 2008 nhập khẩu mà hiện nay vẫn đang được ưa chuộng trên thị trường. Honda Việt Nam đang ngày làm mới mẫu xe tay ga hạng sang của mình để mang tới cho khách hàng nhiều sự lựa chọn về màu sắc trên từng phiên bản. Nếu như hai dòng xe SH 125i và 150i mang lại sự mạnh mẽ, đẳng cấp thể hiện trong từng đường nét, góc cạnh, thì giờ SH Mode 125cc cũng mang những điểm nhấn riêng mà Honda thay đổi trên mẫu xe này. Sự phối hợp màu sắc giữa Đỏ đậm và Bạc mờ thì đây là nét cá tính riêng mà Honda Việt Nam muốn thu hút được tình cảm của nhiều khách hàng.
![]() |
Ngoài ra, SH Mode vẫn giữ nguyên kiểu dáng thiết kế với mặt nạ trước hình chữ V cùng logo hình thoi được đặt ở trung tâm mặt nạ tạo nên một vẻ đẹp ấn tượng đặc trưng của mẫu xe tay ga này. Thân xe được thiết kế với những đường cong ấn tượng cho SH Mode vẻ đẹp sang trọng và tinh tế. Thiết kế đuôi xe trông gọn gàng và sang trọng hơn nhờ cụm đèn hậu thon gọn cùng với lớp trang trí mạ cờ rôm cao cấp. Bên cạnh đó, người sử dụng còn thoải mái hơn khi SH Mode được trang bị bộ yên xe dài và rộng mang lại tư thế ngồi thoải mái cho người lái và người ngồi sau. SH Mode 125cc trông thể thao hơn nhờ cặp vành xe 10 chấu hình sao và yên xe nổi bật với lớp chỉ kép cùng mặt đồng hồ hiển thị thông tin hiện đại.
![]() |
Văn bản ý kiến đối với Điều 292 - “Tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông” của Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) dài 10 trang được Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc ký gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 8/8/2016 để phục vụ cho quá trình rà soát, sửa đổi BLHS sự số 100/2015/QH13.
Điều 292 phân biệt đối xử giữa DN trong và ngoài nước
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cũng cho biết, văn bản kiến nghị điều chỉnh các nội dung có liên quan đến Điều 292 trong BLHS vừa được gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã được đơn vị tham vấn ý kiến các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp và chuyên gia có liên quan.
Cụ thể, VCCI chính thức kiến nghị bãi bỏ Điều 292 BLHS và phi hình sự hóa các hành vi cung cấp dịch vụ không có/không đúng giấy phép đối với (1) Sàn giao dịch thương mại điện tử; (2) Trò chơi điện tử trên mạng; (3) Trung gian thanh toán; (4) Các dịch vụ khác bao gồm trang thông tin điện tử, mạng xã hội, dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông.
VCCI nhận định, Điều 292 BLHS 2015 tác động rất lớn đến việc kinh doanh các dịch vụ trên mạng tại Việt Nam hiện nay, bởi điều luật này đã hình sự hóa nhiều hành vi vốn chỉ nên xử lý hành chính. Ví dụ như, cung cấp trò chơi điện tử trên mạng mà không có giấy phép. Thực tế, điều luật này không phù hợp với cách thức kinh doanh trong lĩnh vực thông tin, đặc biệt là các dịch vụ mới, các start-ups.
Đặc biệt, với điểm e Khoản 1 Điều 292 quy định “Các loại dịch vụ khác trên mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định của pháp luật” - điểm khiến cộng đồng doanh nghiệp CNTT, nhất là các start-ups lo lắng, bức xúc hơn cả, VCCI phân tích, hiện nay có 3 dạng dịch vụ trên mạng máy tính, mạng viễn thông phải xin phép/đăng ký bao gồm: Trang thông tin điện tử tổng hợp (không có phát hành tin mới), nếu phát hành tin thì gọi là báo điện tử và quản lý theo pháp luật báo chí; Mạng xã hội, gồm cả diễn đàn hoặc bất kể các website, ứng dụng nào có chức năng trao đổi, tương tác giữa người dùng với nhau, lưu ý nếu website thương mại điện tử, trò chơi điện tử trên mạng cho phép các thành viên trao đổi với nhau thì cũng được coi là mạng xã hội và phải xin Giấy phép mạng xã hội; cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông (nhắn tin đầu số). Trong đó, trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội thì phải có Giấy phép, còn cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng thì phải đăng ký. Mức phạt cho các hành vi cung cấp các dịch vụ trên không có giấy phép, không thực hiện đúng giấy phép ở các mức từ 5 - 30 triệu đồng.
VCCI cho rằng: Điều 292 sử dụng từ “các loại dịch vụ khác” là không phù hợp vì nó sẽ cho phép các bộ ngành có thể quy định thêm “tội mới” trong BLHS, mỗi khi ban hành thêm một quy định yêu cầu một loại dịch vụ trên mạng nào đó phải xin cấp phép. Ví dụ, các dịch vụ thư điện tử, dịch vụ lưu trữ, dịch vụ tìm kiếm, tra cứu, dịch vụ giải trí như xem phim, nghe nhạc… Nếu Bộ ngành nào quy định thêm các dịch vụ này phải xin phép thì đồng nghĩa với việc mở rộng các hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cũng theo phân tích, đánh giá của VCCI, một điểm bất cập, không hợp lý nữa của Điều 292 BLHS 2015 là điều luật này không phân biệt về động cơ và mục đích của việc phạm tội và cũng xử lý cả trường hợp người phạm tội có doanh thu (mà không chỉ dừng lại ở thu lợi bất chính). “Đây cũng là một đặc thù vì nhiều điều luật khác liên quan đến mạng viễn thông, mạng internet luôn có yếu tố động cơ mục đích. Ví dụ, Điều 290 nhắm vào các hành vi có động cơ chiếm đoạt tài sản, Điều 291 nhắm vào các hành vi có yếu tố thu lợi bất chính (chứ không phải chỉ là có doanh thu). Như vậy, Điều 292 đã có phạm vi xử lý rộng hơn nhiều so với các Tội danh khác” kiến nghị của VCCI nêu.
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh, Điều 292 đã quy định quá rộng khi xử lý hình sự ngay cả hành vi kinh doanh có nguy cơ gây nguy hiểm cho xã hội thấp. Điều 292 xử lý hành vi “cung cấp một trong các dịch vụ sau đây trên mạng máy tính, mạng viễn thông không có giấy phép hoặc không đúng nội dung được cấp phép”. Chỉ cần điều chỉnh cách tiếp cận thành “không làm thủ tục xin phép hoặc điều chỉnh giấy phép trước khi cung cấp một trong các dịch vụ sau đây trên mạng máy tính, mạng viễn thông” sẽ thấy ngay đây chỉ nên bị xử lý hành chính vì đã thiếu sót về làm thủ tục hành chính. “Do đó, có thể nói Điều 292 đã hình sự hóa một vi phạm hành chính, tương tự như hành vi kinh doanh mà không đăng ký kinh doanh trong Tội kinh doanh trái phép của BLHS 1999”, ông Lộc nhận định.
Đáng chú ý, trong văn bản ý kiến về nội dung Điều 292, VCCI cũng thẳng thắn chỉ rõ, điều luật này phân biệt đối xử giữa DN trong nước và DN nước ngoài. Cụ thể, theo phân tích của VCCI, pháp luật về quản lý mạng Internet hiện nay của Việt Nam quá chú trọng vào công tác tiền kiểm thông qua các quy định về đăng ký và cấp phép. Tuy nhiên, với đặc tính không biên giới, các quy định này hầu như không tác động đến các nhà cung cấp dịch vụ ở nước ngoài mà chỉ siết chặt hơn hoạt động của các doanh nghiệp của Việt Nam. Trên thực tế, hiện vẫn có rất nhiều các dịch vụ được liệt kê tại Điều 292 do các nhà cung cấp đặt tại nước ngoài mà không thể bị xử lý theo tội danh này. Ví dụ, người dùng Việt Nam vẫn có thể dễ dàng tải và chơi các games trên kho ứng dụng toàn cầu được sản xuất và phát hành bởi nhiều doanh nghiệp nước ngoài.
" alt=""/>Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc kiến nghị bỏ Điều 292 trong Bộ luật Hình sự