Theo bác sĩ Long, quá trình lấy và ghép tạng có sự tham gia của hàng trăm y bác sĩ của các bệnh viện. Họ không quen biết nhau nhưng chung một công việc làm cầu nối “trao đi sự sống”.
Thời điểm khiến vị giám đốc này xúc động nhất là gần 21h ngày 24/8, trong cơn mưa tầm tã ở Hà Nội, tại hành lang nhà A (Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn) có hàng trăm người bao gồm cán bộ y tế, người bệnh, người nhà đang điều trị nội trú và thân nhân người chết não đứng thành 2 hàng, cúi đầu tri ân, tạm biệt 1 trái tim để ê-kíp vận chuyển vào phía Nam ghép cho người bệnh khác. Tất cả đều không cầm được nước mắt.
Trước đó, đêm 22/8, anh N.Đ.T. bị tai nạn giao thông được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, tiên lượng chết não. Điều dưỡng Đinh Thị Thu Nga, Phòng Công tác xã hội, thành viên tổ tư vấn vận động hiến tạng của bệnh viện là người đầu tiên tiếp cận với người thân của anh T.
Chị Nga nhớ lại 7h sáng 23/8, chị nhận được thông tin có bệnh nhân tiên lượng chết não. Nữ điều dưỡng này đã xem qua bệnh án, nắm được thông tin cơ bản và gặp gỡ chị H. (30 tuổi) là vợ của nam bệnh nhân.
Khi tiếp xúc, chị Nga chỉ trò chuyện hỏi han hoàn cảnh, con cái của gia đình nhỏ. Cuộc trò chuyện của 2 người phụ nữ diễn ra rất lâu. Khi có sự đồng cảm, điều dưỡng Nga mới chia sẻ giá trị nhân văn của nghĩa cử hiến tạng cứu người.
Ban đầu, người vợ trẻ chưa đồng ý, xin phép bàn bạc với gia đình. Đầu giờ chiều, chị chia sẻ với điều dưỡng Nga về quyết định hiến tặng toàn bộ tạng của chồng để mang lại sự sống cho nhiều người khác. “Cô ấy nói, em muốn các con em tự hào về cha mình”, điều dưỡng Nga nhớ lại.
Trước đây, vợ chồng chị H. không biết đến hiến tạng là gì. Họ còn trẻ, khỏe mạnh chỉ tập trung đi làm nuôi con. Khi đề cập tới vấn đề này, người vợ đứng trước nỗi đau mất chồng vẫn nén đau thương đưa ra quyết định nhân văn.
Hơn 1 năm tham gia tổ công tác vận động hiến tạng từ người bệnh chết não, điều dưỡng Nga cho biết đây là trường hợp thứ 19. "Những lần trước, gia đình bệnh nhân đã đồng ý nhưng sau lại thay đổi. Với trường hợp của anh T., người vợ quyết định khá nhanh. Ca mổ lấy tạng diễn ra lâu hơn dự kiến của gia đình. Khoảng 19h30, báo chí đồng loạt đưa tin về ca hiến tạng đặc biệt, nghĩa cử cao đẹp của chàng trai trẻ. Điều đó khiến người thân của anh T. rất xúc động”, điều dưỡng Nga chia sẻ.
Trong số các nghệ sĩ biểu diễn tối 17/8 có nhiều nghệ sĩ solo nhỏ tuổi nhưng có kỹ thuật đáng ngưỡng mộ ở độ tuổi của mình, chứng tỏ các em đã tập luyện vô cùng vất vả trong nhiều năm mới có thể biểu diễn ấn tượng như vậy.
Trong số này có Dương Đức Minh sinh năm 2011 - đạt giải Nhì trong Cuộc thi Âm nhạc Mùa Thu 2023 độc tấu violin. Cậu bé mới 13 tuổi nhưng lên sân khấu biểu diễn vô cùng tự tin trong bộ vest đen và giày tây bóng loáng khi thể hiện Concerto for 2 Violins in A minor RV 522 của Vivaldi.
Trần Trung Hiếu cũng gây chú ý trong chương trình với thành tích ấn tượng. Em sinh năm 2006, đang là học sinh violin hệ trung cấp 4/4, tham gia dàn nhạc VNAMYO từ tháng 5/2022 và hiện đang biểu diễn với vị trí violin 1 của dàn nhạc. Hồi tháng 4, Hiếu tham gia Dàn nhạc giao hưởng trẻ Thế giới WYO trong dự án Âm thanh của tình anh em và cùng Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội biểu diễn trong đêm nhạc chiêu đãi đón tiếp Tổng thống Putin vào tháng 6/2024.
Nhiều nghệ sĩ solo biểu diễn tối 17/8 tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam mới chỉ 15-16 tuổi nhưng vô cùng tự tin. Trong đó, em Nguyễn Nguyên Lê - sinh năm 2008, là học trò của NSND Bùi Công Duy gây ấn tượng với kỹ thuật chơi violin thuần thục và thậm chí không cần nhìn bản tổng phổ khi chơi Concerto for Violin No.1 in G minor, Op.26 của Max Bruch.
Em Lê Hoàng Ngọc Minh cũng có phần biểu diễn solo ấn tượng trong đêm nhạc với bản concerto cung G trưởngcho viola nổi tiếng của George Telemann. Lê Hoàng Ngọc Minh sinh năm 2017, là sinh viên năm cuối hệ Trung cấp Viola tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và giành nhiều giải thưởng uy tín.
Cô gái 17 tuổi là thành viên của nhóm tứ tấu Sunshine Strings, từng tham gia biểu diễn cùng Dàn nhạc giao hưởng trẻ Thế giới WYO và biểu diễn trong nhiều sự kiện quan trọng trong nước.
Một trong những màn biểu diễn ấn tượng của đêm diễn là phần kết hợp giữa Trương Bảo Anh và Cao Hoàng Linh với bản Concerto for 2 Violins in A minor, RV522, mov. I.
![]() | ![]() |
Trương Bảo Anh hiện là học sinh năm 7/9 khoa Dây chuyên ngành Violin tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Năm 2023, Bảo Anh đạt giải nhì cuộc thi Âm nhạc mùa thu Quốc gia, tham gia biểu diễn cùng Dàn nhạc trẻ thế giới WYO 2024. Cô từng được chọn biểu diễn trong tiệc chiêu đãi chào đón Tổng thống Putin sang Việt Nam vào tháng 6/2024.
Cao Hoàng Linh sinh năm 2006 tại Moscow, là học sinh của NSND - Giáo sư danh dự Trường Đại học Nghệ thuật Quốc gia Kazakhstan Bùi Công Duy tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Cao Hoàng Linh đã nhận giải thưởng ''Tài năng trẻ âm nhạc cổ điển Việt Nam” năm 10 tuổi, biểu diễn trong chương trình “Giới thiệu tài năng trẻ” của Liên hoan âm nhạc Vietnam Connection tại Hà Nội, Huế và TP HCM. Đặc biệt, Hoàng Linh đã vinh dự được mời biểu diễn tại Royal Albert Hall và tại Ba Lan với tư cách là một trong 5 người chiến thắng xuất sắc nhất lịch sử cuộc thi Ginastera.
Chương trình biểu diễn tối 17/8 được biên tập đa dạng với các bản concerto giao thoa giữa thời kỳ từ baroque đến hết thời kỳ lãng mạn của các tác giả nổi tiếng như: A. Vivaldi, G. Telemann, J. Haydn, W. Mozart, E. Grieg, M. Bruch….
Nhạc trưởng Đồng Quang Vinh chia sẻ đây là một trong những concert "dễ buồn ngủ nhất" nhưng cũng rất phê bởi nhạc mục toàn những tác phẩm rất khó nhưng rất nổi tiếng. Nhạc trưởng sinh năm 1984 đánh giá cao các thành viên trẻ tuổi trong dàn nhạc vì các em "bị các thầy cô quăng quật nhiều nên ai cũng nỗ lực để làm sao biểu diễn tốt nhất có thể''.
Tuy nhiên có thể nhận thấy áp lực không nhỏ đổ dồn vào các nghệ sĩ solo trong đêm nhạc "ra mắt". Vì lần đầu chơi ở vị trí quan trọng nên một số em có chút hồi hộp, lúng túng và khá run trên sân khấu khi chờ tới phần biểu diễn.
Không chỉ dừng lại ở một đêm nhạc thông thường, sự kiện tối 17/8 còn có ý nghĩa quan trọng hơn khi giới thiệu được một thế hệ nghệ sĩ mới vô cùng tài năng sẽ góp phần kiến tạo nên bức tranh tương lai của nền âm nhạc hàn lâm nước nhà.
Màn trình diễn solo của Lê Hoàng Ngọc Minh:
Video: Quỳnh An
Ảnh: Huỳnh Quyết
Cầm tấm bằng đại học trên tay, Đặng Thu Thảo cảm thấy “không khỏi bồi hồi pha lẫn chút xúc động…”.
Cô đã có chia sẻ khá dài trên trang cá nhân, nhớ về chặng đường để cầm tấm bằng tốt nghiệp ngày hôm nay.
Cô viết: "Còn nhớ thời điểm 6,7 năm trước khi vừa tốt nghiệp THPT, gia đình trải qua vô cùng khó khăn vì gặp nhiều biến cố lớn. Chi phí sinh hoạt bình thường còn khó huống hồ cho con cái đi học đại học.
Đến giờ Thảo vẫn nhớ như in câu nói ba mẹ nói với mình: "Xin lỗi con gái nhiều vì điều kiện gia đình mà đành để con ở nhà, ba mẹ biết so với bạn bè con thua thiệt nhiều..". Bây giờ nhớ tới mắt vẫn đỏ hoe.
Một thời gian sau ba mẹ và Thảo xảy ra mâu thuẫn, ba mẹ thì muốn Thảo ở nhà làm việc phụ mẹ còn bản thân Thảo lại muốn lên Cần Thơ đi làm và học tiếp. Lúc đó Thảo nghĩ rằng chỉ có học tập mới giúp đỡ được mình và gia đình mình sau này. Sau rất nhiều lần thuyết phục ba mẹ thì cuối cùng Thảo cũng được đi làm, đi đến vùng đất mới, xa gia đình và bắt đầu những hoài bão, cuộc sống tự lập, năm đó Thảo 18 tuổi...".
![]() |
"Rồi cô bé ngày đó đã làm việc rất nhiều nơi từ bán mỹ phẩm, bán quần áo, bartender... để dành dụm được 6 - 7 triệu đóng tiền học phí cho 1 năm tại Trung cấp ngành Tài chính Ngân hàng..." |
![]() |
"Trong tâm trí Thảo luôn nghĩ khó khăn vậy chắc chỉ học được 2 năm rồi ra đi làm kiếm tiền lo cho ba mẹ nhưng loay hoay cũng tốt nghiệp Trung cấp, có chút điều kiện và tiếp tục liên thông lên Cao Đẳng..." |
![]() |
"Những tưởng sẽ dừng lại ở đó nhưng cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2012 đã rẽ ngoặt cho Thảo một chặng đường tương lai mới với nhiều cơ hội mà thực lòng Thảo luôn luôn biết ơn và trân trọng..." |
![]() |
"Bạn bè, người thân và xã hội chúc mừng Thảo, nhưng với ba mẹ dù con gái là Hoa hậu nhưng họ chỉ nói một câu khiến Thảo nhớ mãi: "Giờ con có tiền thưởng thì dành dụm tiền để đi học tiếp nha con, làm tấm gương cho các em các cháu trong nhà nghe con"..." |
![]() |
"Một phần vì hiểu bản thân mình nên làm gì, một phần vì nghe theo ba mẹ, Thảo đã từ bỏ nhiều cơ hội công việc trong showbiz, nơi ánh hào quang mà bao nhiêu cô gái hằng ao ước và danh hiệu Hoa hậu mang lại chỉ để tập trung cho việc học tập..." |
![]() |
"Thực lòng có lúc cũng tự hỏi liệu những cơ hội ngoài kia mình đã bỏ qua chỉ để chọn 1 con đường học vấn và đi theo truyền thống tự thân kinh doanh của gia đình có đúng không, đôi khi cũng trăn trở khi những gì mình từ chối lại là mong ước của nhiều người…" |
![]() |
"Rồi tiếp đến là khoảng thời gian vội vã cân bằng giữa đi học và các dự án, chương trình, các công việc khó lòng mà từ chối với những vai trò khác ngoài việc học, những chuyến bay đêm mệt mỏi để về kịp giờ lên lớp... Tất cả khó khăn nhất định đã xảy ra nhưng rồi tất cả cũng qua..." |
![]() |
Và cuối cùng, điều Thảo muốn chia sẻ là: “Đôi khi bạn cần can đảm đóng những cánh cửa không hợp với mình, điều đó sẽ giúp bạn tìm được những cánh cửa mà mình thuộc về. Chỉ cần bạn biết bản thân phù hợp với điều gì, cần gì thì dù sớm hay muộn bạn sẽ đi được đến nơi mà mình muốn đến”. |
Ngân Anh - Ảnh: Facebook nhân vật
" alt=""/>Hoa hậu Đặng Thu Thảo xinh tươi ngày tốt nghiệp đại học