Đồng Văn Hùng (SN 1996, ở Thái Nguyên) sở hữu kênh YouTube Ẩm thực mẹ làmvới hơn 1 triệu người theo dõi. Kênh YouTube của anh chuyên về ẩm thực đồng quê, với những món ăn dân dã do chính đôi bàn tay mẹ anh chuẩn bị.
Những thước phim chân thật của Đồng Văn Hùng đã gây ấn tượng mạnh mẽ, lan tỏa vẻ đẹp của ẩm thực Việt Nam đến nhiều khán giả trong và ngoài nước.
- Trước hết, xin được chúc mừng anh đã lọt vào danh sách 30 Under 30 Asia 2024. Anh có thể chia sẻ đôi chút về cảm xúc của mình không?
Đồng Văn Hùng:Mình vô cùng bất ngờ khi nhận được tin có mặt trong danh sách. Mình không biết diễn tả cảm xúc này như nào.
Thật sự, mình thấy rất may mắn khi là người Việt Nam duy nhất có tên trong hạng mục “Truyền thông, Marketing và Quảng cáo”. Mình rất biết ơn tất cả mọi người đã luôn theo dõi và ủng hộ gia đình mình.
- Điều gì đã thôi thúc anh làm YouTube về chủ đề ẩm thực nông thôn gắn liền với hình ảnh người mẹ?
Đồng Văn Hùng:Thời còn đi học, mình ấp ủ niềm đam mê chụp ảnh nhưng vì nhà nghèo nên ước mơ ấy đành dang dở. Tốt nghiệp cấp 3 xong, mình không đi học tiếp mà vào làm công nhân ở Bắc Ninh. Sau một năm miệt mài làm việc và tiết kiệm, cuối cùng mình cũng mua được chiếc máy ảnh.
Vì đam mê nhiếp ảnh, mình quyết định xin nghỉ việc và theo đuổi ước mơ. May mắn là trong giai đoạn đầu mình được một nhiếp ảnh gia là người cùng làng giúp đỡ và chỉ bảo. Nhờ có anh, mình dần dần trau dồi những kỹ năng và kiến thức cơ bản về nhiếp ảnh.
Sau quãng thời gian rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm, mình quyết định thử sức với công việc chụp ảnh tại Hà Nội. Công việc mới thường xuyên phải xa nhà khiến mình cảm thấy bỡ ngỡ và nhớ những món ăn mẹ nấu và hương vị đồng quê.
Mỗi lần trở về quê, mình thường ghi lại những khoảnh khắc mẹ nấu ăn và chia sẻ lên trang Facebook cá nhân. Không ngờ rằng, những video giản dị ấy lại thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn bè và khán giả.
Chính từ đây, mình bén duyên với ẩm thực và bắt đầu hành trình xây dựng kênh YouTube Ẩm thực mẹ làm,với mong muốn chia sẻ những món ăn ngon, đậm đà hương vị quê hương cùng mọi người.
- Anh và mẹ gặp phải những khó khăn gì trong quá trình thực hiện các món ăn? Cách để hai người có thể vượt qua những thách thức đó là gì?
Đồng Văn Hùng:Ẩm thực mẹ làmkhông chỉ là kênh YouTube về ẩm thực đơn thuần, mà còn là nơi lưu giữ những khoảnh khắc đẹp đẽ của hai mẹ con mình.
Vốn ít khi tiếp xúc với công nghệ, nên ban đầu mẹ mình rất ngại ngùng khi đứng trước ống kính. Khi ấy, mình động viên mẹ hãy nấu ăn một cách tự nhiên nhất và thể hiện chính bản thân mẹ trong từng món ăn.
Quá trình quay dựng kênh cũng không hề dễ dàng. Hai mẹ con phải làm đi, làm lại nhiều lần do quay hỏng hoặc đồ ăn không được như ý, thậm chí có lần mất điện phải đợi đến khuya mới có thể tiếp tục.
Mẹ mình đã lớn tuổi, việc quay đi, quay lại nhiều lần như vậy khiến mình lo lắng cho sức khỏe của mẹ. Tuy nhiên, mỗi khi đọc được những bình luận khen ngợi và ủng hộ từ khán giả, mẹ mình rất vui. Đó cũng là động lực to lớn để mình tiếp tục sáng tạo nội dung cho kênh.
Dần dần, nhờ sự nỗ lực cố gắng của mẹ và mình, các video được đăng tải thường xuyên hơn, mẹ cũng quen dần với việc đứng trước ống kính.
Ban đầu, mục đích của mình chỉ đơn giản là lưu giữ những kỷ niệm đẹp của hai mẹ con. Nhưng thật bất ngờ, kênh YouTube lại nhận được sự yêu thích và ủng hộ từ đông đảo người xem. Niềm vui sướng vỡ òa khi nhìn thấy sản phẩm của mình được đón nhận tích cực khiến hai mẹ con trò chuyện suốt đêm không ngủ.
- Hiện nay, có rất nhiều người sản xuất nội dung về ẩm thực nông thôn bình dị, vậy theo anh điều gì đã giúp cho Ẩm thực mẹ làm tạo được sự khác biệt?
Đồng Văn Hùng: Thay vì chạy theo xu hướng giật tít hay nấu những món ăn cầu kỳ, kênh YouTube của mình mang đến một trải nghiệm bình dị, gần gũi với cuộc sống làng quê Việt Nam.
Khung cảnh quen thuộc của đồng lúa, vườn rau, mái nhà cũ cùng những món ăn thanh đạm do mẹ nấu như nộm đu đủ, rau lang xào tỏi, măng luộc chấm tương, cơm lam chấm muối lạc... tất cả cùng nhau tạo nên một bầu không khí hoài niệm, yên bình và ấm áp cho người xem.
Bên cạnh đó, để mang đến những thước phim chân thực nhất, mình luôn cố gắng trau chuốt chất lượng hình ảnh. Mỗi video đều ghi lại cảnh thực tế trong cuộc sống thường ngày của mẹ.
Nguyên liệu cho mỗi món ăn đều do chính tay mẹ tự trồng trọt, chăm sóc và chế biến, đảm bảo sự tươi ngon và an toàn. Để hoàn thiện một video, mình cần ít nhất 1 tuần, thậm chí từ 5 đến 6 tháng.
Do vậy, số lượng video đăng tải mỗi tháng chỉ dao động từ 3 đến 4 cái. Thay vì chạy theo số lượng, mình luôn đặt chất lượng lên hàng đầu để mang đến cho người xem những trải nghiệm chân thực và ý nghĩa nhất.
- Anh có nghĩ Ẩm thực mẹ làm giúp “chữa lành tâm hồn” cho nhiều người khi họ thấy hình ảnh bữa cơm gia đình đầm ấm? Anh có dự định gì để kênh tiếp tục phát triển?
Đồng Văn Hùng: Mình rất hy vọng rằng những nội dung của YouTube Ẩm thực mẹ làm sẽ một phần nào đó giúp chữa lành cho nhiều người, đặc biệt là những người phải bôn ba xa quê hương, gia đình.
Tương lai mình và mẹ sẽ sáng tạo ra nhiều nội dung ý nghĩa hơn nữa để gửi đến mọi người. Mình cũng mong muốn góp phần lan tỏa nét đẹp về ẩm thực, con người và hình ảnh quê hương Việt Nam đến bạn bè trong và ngoài nước.
- Anh có lời gì nhắn gửi tới các bạn trẻ đang mong muốn đóng góp cho xã hội nói chung và gìn giữ, phát triển ẩm thực quê nhà nói riêng?
Đồng Văn Hùng: Mình mong muốn ngày càng có nhiều bạn trẻ cũng quay video về ẩm thực và đưa hình ảnh quê hương Việt Nam đến bạn bè trong và ngoài nước hơn nữa. Các bạn hãy kiên trì và theo đuổi đam mê, mình tin rằng thành công sẽ theo đuổi bạn sớm thôi.
Thực hiện: Thế Cường - Minh Thương
Để chuẩn bị cho công tác đưa thanh niên Long An sang Nhật làm việc trong năm 2024, tháng 12/2023, Đoàn công tác của tỉnh Long An do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Tấn Hòa làm Trưởng đoàn đã đến thăm công ty Nông nghiệp Berg Earth (tỉnh Ibaraki, Nhật Bản).
Công ty Nông nghiệp Berg Earth là một trong những công ty nông nghiệp hàng đầu của Nhật Bản, chuyên sản xuất và chế biến các sản phẩm nông nghiệp như rau, củ, trái cây...
Qua việc hợp tác với Berg Earth, Long An không chỉ đưa thanh niên sang đây làm việc nhằm giải quyết việc làm mà còn để họ học hỏi kinh nghiệm và nắm bắt công nghệ, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh nhà.
Sau chuyến tham của tỉnh Long An, đoàn công tác tỉnh Ibaraki (Nhật Bản) đến Long An để tham quan mô hình đào tạo học viên (Ảnh: CTV).
Cũng tại buổi làm việc, ông Phạm Tấn Hòa đã gặp gỡ, biểu dương sự nỗ lực của các thực tập viên người Long An trong thời gian qua. Ông đề nghị các thực tập viên cố gắng hoàn thành mọi công việc được giao một cách tốt nhất; rèn luyện nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn để sau khi về nước sử dụng những kiến thức học được để khởi nghiệp phục vụ cho quê hương, đất nước.
Sau cuộc gặp này, việc hợp tác lao động, chuyển giao công nghệ của 2 địa phương ngày càng mật thiết hơn, ngày càng có nhiều thanh niên Long An được đưa sang Nhật làm việc.
Ngày 14/11, đoàn công tác tỉnh Ibaraki (Nhật Bản) đã đến thăm Long An. Trong chuyến làm việc, đoàn công tác đã có buổi thảo luận với lãnh đạo tỉnh Long An và các tổ chức đào tạo, mở ra nhiều triển vọng mới cho nguồn nhân lực trẻ của tỉnh.
Số lao động Long An được đưa sang Nhật giai đoạn 2020-2025 (Nguồn: Sở LĐ-TB&XH tỉnh Long An).
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Long An, tính đến ngày 26/11, toàn tỉnh đã đưa 1.147 lao động đi làm việc nước ngoài. Trong đó, chỉ riêng thị trường Nhật Bản đã có 724 người.
Con số 1.147 lao động là rất ấn tượng với một tỉnh có quy mô số người trong độ tuổi lao động (từ 15 tuổi trở lên) chỉ có 1 triệu người như tỉnh Long An. 1.147 lao động ra nước ngoài làm việc không chỉ mang về nguồn ngoại tệ cho quê hương, vốn làm ăn cho gia đình mà còn mang về 1.147 lao động có kỹ năng, nắm được cách làm việc ở nước ngoài để xây dựng, vận hành các mô hình tương tự tại quê nhà.
Trong giai đoạn 2020-2025, ngoại trừ năm 2021 có sự sụt giảm lao động Long An sang Nhật làm việc, còn lại tất cả các năm đều tăng dần theo thời gian. Nếu năm 2020 chỉ có 312 lao động tỉnh nhà sang Nhật là việc thì đến năm 2024 đã là 724 người.
Theo Thạc sĩ Lê Long Sơn, Tổng Giám đốc Esuhai Group (đơn vị liên kết đưa lao động Long An đi Nhật), sang Nhật làm việc không chỉ để tích lũy vốn làm ăn mà còn là để học tập.
Trong quá trình làm việc, người lao động có cơ hội được học tiếng Nhật, tác phong làm việc công nghiệp, kỹ năng mới phù hợp với công nghệ hiện đại, kinh nghiệm làm việc, các mối quan hệ... Từ đó, khi trở về Việt Nam, họ có thể phát triển sự nghiệp của riêng mình.
Lãnh đạo tinh Long An đến thăm học viên đang được đào tạo tại Esuhai (Ảnh: CTV).
Với quan điểm trên, chương trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được Long An triển khai với mô hình đào tạo, tạo nguồn nhân lực rất chặt chẽ.
Ngay từ khi xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Long An đã xác định kết hợp với chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua việc phái cử lao động của tỉnh Long An sang Nhật Bản làm việc.
Sau quá trình đào tạo, học viên Long An tự tin trình bày kiến thức mình học tập được trước lãnh đạo tỉnh (Ảnh: CTV).
Để làm được điều này, Sở LĐ-TB&XH phối hợp với đơn vị dịch vụ là công ty TNHH Esuhai và đơn vị đào tạo là Trường Cao đẳng Long An, Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long.
Người lao động tham gia chương trình sẽ trải qua 3 giai đoạn đào tạo.
Giai đoạn 1, người lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật theo yêu cầu nhà tuyển dụng và tiếng Nhật, kỹ năng trước xuất cảnh.
Việc đào tạo chuyên môn kỹ thuật do Trường Cao đẳng Long An và Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long phụ trách. Các ngành nghề đào tạo chính là: Cơ khí, điện - điện tử, kỹ thuật ô tô, tự động hóa, IT, xây dựng, chế biến thực phẩm, chế biến thủy sản, chăm sóc sức khỏe...
Việc đào tạo tiếng Nhật, kỹ năng trước xuất cảnh sẽ do công ty TNHH Esuhai phụ trách. Ngoài tiếng Nhật, Esuhai chú trọng đào tạo kỹ năng, tác phong làm việc trong môi trường Nhật Bản; định hướng mục tiêu và kế hoạch tiếp thu kỹ năng chuyên môn, kỹ năng quản lý, văn hóa Nhật Bản; trang bị kiến thức pháp luật cần thiết.
Tác phong làm việc công nghiệp là kỹ năng quan trọng mà Esuhai yêu cầu học viên nắm giữ (Ảnh: CTV).
Giai đoạn 2, người lao động sẽ làm việc và học hỏi, tích lũy kinh nghiệm tại Nhật Bản. Giai đoạn này, nhiệm vụ quan trọng của người tham gia là hoàn thành tốt công việc được giao, tạo được sự tin tưởng từ quản lý. Từ đó, họ sẽ có cơ hội được học hỏi nâng cao năng lực tiếng Nhật, kỹ năng quản lý, kỹ năng làm việc.
Giai đoạn 3, khi hết hạn phái cử, người lao động có cơ hội trở thành cán bộ chủ chốt, làm việc với vai trò quản lý, cán bộ kỹ thuật tại các doanh nghiệp ở Nhật hoặc các doanh nghiệp Nhật đầu tư tại tỉnh nhà.
Quá trình làm việc tại Nhật cũng là cơ hội để người lao động học thêm kỹ năng, tiếng Nhật và tích lũy quan hệ (Ảnh: CTV).
Để tạo nguồn cho chương trình, ngành LĐ-TB&XH Long An đã tổ chức nhiều hội nghị tuyên truyền, tư vấn tại các địa phương, trường học; đồng loạt tuyên truyền trên báo chí, truyền hình và phát thanh đến tận các cụm loa của xã, ấp.
Sở còn phối hợp với công ty TNHH Esuhai tổ chức hội nghị tư vấn kiến thức về đi làm việc nước ngoài cho 213 nhà giáo để tư vấn cho học sinh, sinh viên của trường; đến tận trường học để tư vấn chiêu sinh.
Long An kỳ vọng sau 3 năm làm việc, học tập tại Nhật, học viên trở về sẽ mang theo nhiều kỹ năng làm việc mới (Ảnh: CTV).
Theo bà Nguyễn Hồng Mai, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Long An, trong năm 2025, Sở sẽ tiếp tục tăng cường công tác tạo nguồn, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động và triển khai đồng bộ các chính sách, hoạt động hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, ưu tiên người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Đồng thời, Sở cũng sẽ tăng cường quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động khi họ đi làm việc ở nước ngoài; tìm nhiều phương án để huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lao động đã hết hợp đồng về nước.
" alt=""/>Long An tạo nguồn nhân lực chất lượng cao bằng cách đưa lao động sang NhậtÔ cửa chính là cửa ra vào của căn nhà thực chất là “hộp ngủ” nằm phía dưới chiếu nghỉ cầu thang cư xá Vĩnh Hội (quận 4, TPHCM). Bà Sang nhận dĩa cá của người phụ nữ, nói lời cám ơn rồi đặt luôn trên tủ bán nước ngọt.
Bà cúi gập người quay trở vào bên trong “hộp ngủ” bé xíu để trông chừng nồi cơm đang sôi trên chiếc bếp dầu hỏa. Thấy khách đến thăm tò mò, bà cho biết mình đã sống ở đây 30 năm rồi kể về cuộc đời nhiều thăng trầm của mình bằng giọng chậm rãi.
Bà mồ côi mẹ từ nhỏ. Tuổi thơ của bà là chuỗi ngày sống chật vật cùng bố. Ngày ấy, mỗi ngày bố bà Sang nấu một nồi nước chè cho bà xách đi quanh xóm bán từng ly lấy tiền đong gạo nấu cơm.
Cho đến lúc bố mất, bà vẫn chưa thoát khỏi cảnh khổ cực. Lớn lên, bà gặp gỡ, nên duyên vợ chồng với người đàn ông gốc Tây Ninh làm nhân viên bảo vệ ở công viên Tao Đàn.
Hai vợ chồng về căn nhà nhỏ ở gần cư xá Vĩnh Hội sinh sống. Được ít năm, căn nhà của vợ chồng bà bị giải tỏa. Ông bà cầm số tiền được bồi thường định về quê làm ăn nhưng lại thôi vì đã quen với cuộc sống thành thị.
Sau nhiều đắn đo, ông bà quyết định mua hầm cầu thang cư xá làm nơi tránh nắng, che mưa. Rồi chồng bà bệnh nặng, qua đời. Không có con, từ ngày chồng mất, bà lủi thủi một mình trong chiếc hộp ngủ rộng khoảng 4m2, cao chưa đầy 1.5m.
Chật hẹp, ẩm thấp, “căn nhà” đặc biệt chỉ đủ đặt chiếc giường bé xíu cùng bàn thờ cha và người chồng quá cố của bà. Phía cuối “căn nhà”, bà quây mảnh rèm làm phòng vệ sinh.
Bà chia sẻ: “Sống ở chỗ chật hẹp, thấp đụng đầu người, tôi gặp vô vàn khó khăn. Trần nhà là phần chiếu nghỉ của cầu thang nên rất thấp. Ở bên trong, tôi không thể đứng thẳng người, đi đứng phải khom lưng.
Những năm đầu vào ở, tôi bị đụng đầu, trầy chán suốt. Để tránh bị đụng đầu, tôi phải đi khom lưng. Khom nhiều quá, lưng tôi mỏi rồi đau đến tê buốt. Giờ già rồi, tôi không đi khom lưng trong nhà được nữa. Hàng ngày, tôi chỉ ngồi thôi, cần làm việc gì thì cứ thế lết đi".
"Sống ở đây khổ nhất là tiếng ồn. Vì dưới chân cầu thang nên lúc nào tôi cũng bị đánh thức bởi tiếng chân người đi rầm rập trên đầu. Vậy mà tôi đã sống một mình ở đây được 30 năm rồi.
Nhiều năm nay, trần nhà xuống cấp, nứt toác. Mỗi khi có người đi bên trên, vôi vữa, xi măng rơi đầy xuống mặt tôi. Không biết làm sao, tôi lấy băng kéo dán lại. Giờ tôi chỉ cầu mong nó đừng sập xuống", bà nói thêm.
Quyết định lạ lùng
Ở tuổi 80, bà Sang không còn đủ sức khỏe để làm thuê kiếm sống. Không con cái, bà mưu sinh bằng việc bán nước giải khát ở phía trước “hộp ngủ” của mình.
Mấy năm trước, hàng xóm ở cư xá mang 4 chiếc xe máy đến nhờ bà trông hộ. Từ đó, cụ bà có thêm nguồn thu nho nhỏ từ việc giữ xe.
“Mỗi ngày, tôi kiếm được vài chục nghìn đồng thôi. Nếu may mắn, được nhiều người mua nước, thuốc lá ủng hộ, tôi thu được 100-200.000 đồng. Thương tôi già cả, lại không con cái nên người xung quanh cũng quan tâm, giúp đỡ. Lâu lâu, họ đến cho tôi gạo, thức ăn”, bà tâm sự.
Dù khó khăn trăm bề, nhiều lúc phải sống nhờ sự đùm bọc của những người xung quanh nhưng bà Sang lại sẵn sàng giúp đỡ, cưu mang người khó hơn mình. Không chỉ cưu mang 6 con chó hoang, bà còn nâng đỡ người đàn ông không nhà tên Lê Văn Hùng (SN 1978).
Khoảng 4 năm trước, bà Sang thấy anh Hùng đến trước “nhà” mình ngồi khóc. Bà đến hỏi và được biết anh chạy bàn tại các quán ăn gần cư xá. Tuy nhiên, khi quán vắng khách, anh bị chủ cho nghỉ nên không có thu nhập.
Thấy vậy, bà an ủi và hứa sẽ giúp đỡ anh. Nói xong, bà lẳng lặng đi mua đồ nghề vá xe rồi nói anh học cách vá xe mưu sinh. Bà Sang cũng đồng ý cho anh dựng lều ở tạm trước “nhà” của mình.
Quyết định cưu mang người đàn ông xa lạ của bà Sang khiến những người xung quanh khó hiểu, bất ngờ. Tuy nhiên, bà nói rằng do mình quá khổ nên đồng cảm với người cùng cảnh ngộ.
Bà kể: “Nó và tôi là người dưng nước lã chứ không có bà con, họ hàng gì. Nhưng thấy nó khổ quá, tôi không đành lòng.
Ngoài việc nếu ngồi một mình sẽ tự nói chuyện liên tục thì nó hiền lành và siêng năng lắm. Hằng ngày, nếu không có khách sửa xe, nó cũng giúp tôi đi mua, bán nước ngọt, giữ xe… Có nó ở đây, xem như tôi có đứa con, người thân để đỡ đần, vơi chút cô đơn lúc tuổi già”.
Anh Hùng cho biết, cuộc đời mình không may mắn nên gặp nhiều biến cố. Trong lúc thất nghiệp, tuyệt vọng, anh được bà Sang cưu mang nên rất biết ơn.
Hằng ngày, anh sửa xe và giúp bà Sang buôn bán lặt vặt. Đêm xuống, anh ngủ trên ghế bố đặt trước “nhà” của cụ bà.
“Tôi gắn bó với bà được 4-5 năm rồi. Ban đầu, tôi cũng chỉ nghĩ mình và cụ bà là người xa lạ, cố giúp nhau để sống thôi. Nhưng lâu dần, tôi xem bà như người nhà.
Ở đây ngoài việc giúp bà buôn bán, tôi còn mua thuốc, đưa đi khám bệnh, chích thuốc… mỗi khi bà ốm đau”, anh Hùng chia sẻ.