Mảnh xương cá được gắp ra khỏi ruột thừa bệnh nhi
Trực tiếp thực hiện ca mổ, TS Hữu Hoài Anh, Phó trưởng khoa Ngoại tổng hợp cho biết, để tránh vết sẹo dài cho bé, ekip quyết định mổ nội soi 1 lỗ qua rốn. Đây là kĩ thuật khó, đòi hỏi tay nghề cao.
Khi mổ nội soi vào ổ bụng, bác sĩ phát hiện ruột thừa của bé viêm mủ căng to, phần gốc đã vỡ tạo thành ổ áp xe 3 cm.
“Ngạc nhiên hơn, trong lòng ổ áp xe, chúng tôi phát hiện có dị vật sắc nhọn là xương cá. Đây chính là nguyên nhân gây thủng và viêm ruột thừa. Nếu không cấp cứu kịp thời, trẻ có thể bị viêm mủ toàn bộ ổ bụng, nguy hiểm tính mạng”, TS Hoài Anh thông tin.
Sau mổ 1 ngày, bệnh nhi hồi phục tốt và đang tiếp tục được điều trị kháng sinh.
Bệnh nhi tỉnh táo, hồi phục nhanh sau 1 ngày phẫu thuật
Gia đình thừa nhận, không biết con bị hóc xương cá từ bao giờ. Ban đầu bé có biểu hiện đau bụng âm ỉ, sốt nhẹ, chán ăn, nghĩ con chỉ bị rối loạn tiêu hoá thông thường.
BS Nguyễn Quốc Đạt, khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện E cho hay, trẻ hóc dị vật sắc nhọn như xương cá có thể rất hay gặp nhưng dị vật chọc thủng ở vị trí ruột thừa vô cùng hiếm.
Khi không may nuốt phải xương cá, do hoạt động nhu động ruột sẽ đẩy xương đi “du lịch” khắp hệ tiêu hóa từ khoang miệng – thực quản – dạ dày – ruột non – ruột già và thường ra ngoài theo đường phân.
Tuy nhiên, như trường hợp bệnh nhi nói trên, xương cá đó có thể “dừng lại”, xuyên thủng từ ruột non sang manh tràng rồi chui vào ruột thừa, gây thủng ruột thừa.
Các bác sĩ cảnh báo, viêm ruột thừa ở trẻ nhỏ diễn tiến nhanh hơn các người lớn với các triệu chứng rầm rộ và có thể vỡ dễ dàng gây viêm phúc mạc sớm.
Do vậy, bác sĩ khuyến cáo, khi thấy con có những biểu hiện như sốt, mệt mỏi, chán ăn, bụng trướng kèm buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy… cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được cấp cứu và xử trí kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, thậm chí nguy cơ tử vong.
Thúy Hạnh
Anh T. bị hóc xương gà khi ăn cháo nhưng không hề hay biết, chỉ đến khi nôn nhiều mới vào bệnh viện cấp cứu.
" alt=""/>Mảnh xương ‘chu du’ khắp người bé trai 5 tuổiSự phát triển như vũ bão của xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã khiến khái niệm “nghiện” ngày nay không chỉ dùng để nói về những người nghiện ma túy, nghiện rượu, thuốc lá. Nghiện internet, nghiện game online cũng đã và đang trở thành vấn đề nhức nhối của xã hội. Ta gọi một người là nghiện internet, game online (hay còn gọi là hội chứng cai) nếu họ sử dụng chúng quá nhiều và không thể kiểm soát được thời gian chơi, khiến nhịp sống hàng ngày bị gián đoạn. Khi bị tách biệt với internet, game, người bệnh thường có biểu hiện biến đổi cảm xúc, bồn chồn, thậm chí kích thích, vật vã, la hét. Nghiên cứu ở Trung Quốc năm 2013 cho thấy, nước này có đến 0.7 đến 1.2% quần thể dân cư bị biến đổi cảm xúc do sử dụng internet. Tại Úc, nghiên cứu chỉ ra rằng, 0.7 % người dân có những biến đổi, bạo động sau khi sử dụng internet kéo dài. Tại Nhật Bản, con số này là từ 0.5 đến 0.8%. |
Hơn 30 năm làm việc trong ngành tâm thần, thầy thuốc ưu tú – TS. BSCK II Nguyễn Văn Dũng, Phó viện trưởng Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai đã điều trị cho rất nhiều trường hợp nghiện internet và game online.
Tiến sĩ Dũng tâm sự, khoảng 10 năm về trước, các gia đình thường quan niệm chỉ cần cấm con dùng thiết bị công nghệ thì “một vài ngày là hết” nên không đưa bệnh nhân đi khám, thậm chí một số người áp dụng cúng bái với hy vọng con cải thiện. Tuy nhiên những năm gần đây, nhiều phụ huynh đã hiểu hơn và đưa con đi điều trị tại chuyên khoa tâm thần.
Có rất nhiều câu chuyện ly kỳ, thương tâm về bệnh nhân nghiện internet, nghiện game đã trở thành nỗi ám ảnh, đau lòng cho người thầy thuốc mỗi khi nhớ lại.
![]() |
Thầy thuốc ưu tú – TS. BSCK II Nguyễn Văn Dũng, Phó viện trưởng Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai |
Năm 2014, bác sĩ Dũng tiếp nhận điều trị cho 2 cháu bé ở Hà Nội, là chị em ruột trong một gia đình thương gia rất khá giả. Người chị năm ấy 14 tuổi, cậu em trai 11 tuổi. Do bận việc kinh doanh, cha mẹ thường xuyên để hai chị em ở nhà trông nhau cùng với chiếc máy vi tính và điện thoại có kết nối internet.
Đến một ngày, bố mẹ phát hiện đứa em thường lén sang ngủ với chị, gia đình mới biết các cháu đã xem những video sex trên mạng và học làm theo.
Khi tách các em ra khỏi internet và không cho tiếp xúc cùng nhau, hai cháu rơi vào trạng thái rối loạn cảm xúc, bồn chồn, vật vã.
Với cho trường hợp này, bác sĩ vừa phải điều trị tâm lý, giúp các cháu điều chỉnh cảm xúc và đặc biệt là điều chỉnh hành vi. Bác sĩ Dũng tâm sự, đây là ca rất phức tạp, phải trường kỳ trong vấn đề điều trị do sinh lý của các cháu đang phát triển. Sau khoảng 1 năm rưỡi, hai bệnh nhân mới có thể dần ổn định.
Đồng hành cùng con chữa bệnh, bố mẹ các cháu phải nghỉ việc, bán công ty. Vết thương lòng để lại cho những người trong cuộc có lẽ không bao giờ có thể chữa lành.
![]() |
Việc trẻ được "thả nổi" cho sử dụng internet tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ |
Cũng trong năm 2014, bác sĩ Dũng tiếp tục điều trị cho nam thanh niên 24 tuổi, khi ấy đang là sinh viên năm 3 một trường đại học ở Hà Nam. Cậu là con trai út trong gia đình, trước cậu còn 2 chị gái.
Trước đây, thanh niên này học rất giỏi, tuy nhiên từ khi lên đại học, cậu bắt đầu nghiện internet và suốt ngày chỉ chăm chú bên chiếc máy tính cá nhân. Thú vui của cậu là vừa sử dụng internet, vừa thủ dâm. Ngoài ra, cậu còn biến đổi tính cách, hay ăn trộm đồ của các sinh viên khác và giấu trong phòng.
Đến giai đoạn nặng, nam thanh niên gầy xanh xao và bỏ đi lang thang. Cậu trở nên loạn dục, cưỡng chế, quan hệ bừa bãi với rất nhiều kiểu người.
Khi gia đình đưa bệnh nhân tới khám tâm thần, cậu cho biết thêm mình thường xuyên bị tiểu rắt. Sau thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân đã mắc bệnh lậu (một bệnh xã hội phổ biến, lây truyền qua đường tình dục).
“Rất đau lòng” là câu mà bác sĩ Dũng phải thốt lên khi nhắc đến trường hợp này.
Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Văn Dũng tâm sự, những câu chuyện thương tâm mà ông chứng kiến về bệnh nhân nghiện game, nghiện internet chủ yếu liên quan đến vấn đề thủ dâm, loạn dâm. Ngoài ra, một số trường hợp là kích động hành vi, tấn công người khác và trộm cắp.
Ngoài những trường hợp điều trị trong thời gian ngắn, Tiến sĩ Dũng chia sẻ, có những bệnh nhân nghiện internet, game online nặng, phải điều trị tới một vài năm, thậm chí gần chục năm nhưng vẫn chưa thể ổn định hoàn toàn…
(Còn nữa)
Nguyễn Liên
Cháu bé luôn trong tình trạng mệt mỏi, mất ngủ, ăn uống không tốt, cảm xúc thất thường, lực học sa sút trầm trọng. Bố mẹ rất bất ngờ khi biết con đã mắc nghiện game, và nguyên nhân đến từ chính sự chủ quan của mình.
" alt=""/>Bác sĩ tâm thần kể chuyện ám ảnh về bệnh nhân nghiện internet, nghiện game