Thông tin trên vừa được công bố trong Hội nghị khoa học ROME IV - Tiêu chuẩn mới trong chẩn đoán các rối loạn chức năng tiêu hóa của trẻ em do Hội Nhi khoa Việt Nam tổ chức với sự đồng hành của nhãn hàng Friso (thuộc công ty FrieslandCampina Việt Nam).
Phát biểu tại hội nghị, GS-TS Nguyễn Gia Khánh, Phó Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam, nhận định: “Rối loạn tiêu hóa chức năng (RLTHCN) dạ dày ruột ở trẻ em không gây ảnh hưởng trầm trọng tới sự phát triển và hoạt động cơ thể, không gây biến chứng nguy hiểm đối với trẻ. Tuy nhiên RLTHCN dạ dày ruột lại ảnh hưởng nhiều tới quá trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, cha mẹ mất nhiều thời gian, kinh tế để khám, xét nghiệm, điều trị bệnh cho trẻ, đồng thời gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và quá trình học tập của trẻ.”
![]() |
GS. TS Nguyễn Gia Khánh nhận định, RLTHCN dạ dày ruột có thể ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và quá trình học tập của trẻ. |
“Những triệu chứng RLTHCN ở trẻ như nôn, trớ, đầy hơi, đau bụng, táo bón hay tiêu chảy khá phổ biến. Trớ là tình trạng mà trẻ tự khỏi dần khi đứa trẻ lớn lên mà không cần phải điều trị. Với những cơn đau quặn, khóc dạ đề, bố mẹ cần theo dõi kỹ bởi trẻ thường khóc nhiều vào tuần thứ 2, tối đa vào tuần thứ 6 và hết dần vào tuần thứ 12” Khi trẻ bị táo bón, không nên thay đổi sữa công thức cho trẻ, không cho ăn nhiều chất xơ hơn…”, GS. Marc Benninga - thành viên Hội Gan Mật châu Âu, Chuyên ngành tiêu hóa nhi, tại Khoa Y - Đại học Amsterdam, chia sẻ tại Hội nghị.
![]() |
Trong Hội nghị, GS. TS Marc Benninga cũng công bố ROME IV - Tiêu chuẩn mới trong chẩn đoán các rối loạn chức năng tiêu hóa của trẻ em |
Một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ mà hầu hết phụ huynh chưa biết, đó là việc trẻ hấp thu đạm sữa đã bị biến tính qua quá trình xử lý nhiệt 2 lần (do chế biến hoặc sản xuất). Đạm biến tính này sẽ dễ bị vón cục khi tương tác với các phân tử đường và gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
![]() |
Đạm sữa bị biến tính dưới tác động của việc xử lý nhiệt 2 lần khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa |
Để khắc phục tình trạng đạm sữa bị biến tính trong quá trình xử lý nhiệt, Friso đã nghiên cứu và công bố quy trình xử lý 1 lần với LockNutri trong tất cả các dòng sản phẩm Friso. Quy trình này xử lý nhiệt vừa đủ để bảo vệ cấu trúc tự nhiên của đạm sữa. Nhờ đó, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ dễ dàng hấp thu và dễ tiêu hóa hơn.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng làm Tổ công tác triển khai dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia (Trong ảnh: Bộ trưởng Mai Tiến Dũng chủ trì cuộc họp về tình hình thực hiện các nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính hồi cuối tháng 2/2020. Ảnh: Vân Anh)
Tổ công tác triển khai dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia được thành lập theo Quyết định 354 được Văn phòng Chính phủ ban hành ngày 19/5/2020.
Tổ công tác có 18 thành viên, với Tổ trưởng là ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Tổ phó là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc; ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ là Tổ phó thường trực.
Tổ công tác mới được Văn phòng Chính phủ thành lập có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia bảo đảm phù hợp với quy định tại Nghị định 45 ngày 8/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và các quy định về chứng thực bản sao từ bản chính.
Tổ công tác triển khai dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia cũng có trách nhiệm xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng dịch vụ dành cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chứng thực và cán bộ, công chức có trách nhiệm kiểm tra kết quả chứng thực trong giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan cho người dân, doanh nghiệp.
Tổ công tác còn có nhiệm vụ tham mưu cho Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ các giải pháp tổ chức thực hiện dịch vụ cấp bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia và phân công trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc kết nối, sử dụng dịch vụ cấp bản sao điện tử có giá trị pháp lý, bảo đảm đáp ứng tiến độ và chất lượng.
Nghị định 45/2020/NĐ-CP về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử (Nghị định 45) được Chính phủ ban hành ngày 8/4/2020, sẽ có hiệu lực từ ngày 22/5 tới. Đây là một Nghị định quan trọng, một trong những giải pháp chủ yếu để hoàn thiện thể chế, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện cho việc triển khai xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử.
Theo Văn phòng Chính phủ, với việc Chính phủ ban hành Nghị định 45, lần đầu tiên ghi nhận giá trị pháp lý của thủ tục trực tuyến, kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử, công nhận hồ sơ ký số của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm bớt các loại hồ sơ giấy cũng như các quy trình giao dịch trực tiếp với cơ quan nhà nước, thúc đẩy giao dịch điện tử, góp phần xây dựng nền kinh tế số.
Để đảm bảo chất lượng triển khai các nhiệm vụ trong Nghị định 45 của Chính phủ, ngày 16/4/2020, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản đề nghị các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo tổ chức triển khai ngay các nhiệm vụ được giao tại Nghị định này.
Riêng đối với việc triển khai Điều 10 Nghị định 45 quy định yêu cầu cấp bản sao điện tử có giá trị pháp lý, ngày 13/4/2020, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Ban Cơ yếu Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, xây dựng và triển khai trên Cổng dịch vụ công quốc gia dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính theo quy định. Việc triển khai dịch vụ này sẽ hỗ trợ cho chính quyền các cấp trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp.
M.T
" alt=""/>VPCP thành lập Tổ công tác triển khai dịch vụ chứng thực bản sao điện tử